Khoa bảng thế kỷ XVI đến nửa đầu TK XIX

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 31)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2 Tình hình khoa bảng của Việt Nam thời phong kiến

1.2.3 Khoa bảng thế kỷ XVI đến nửa đầu TK XIX

Vương Triều Mạc (1527 – 1592): Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc. Thời nhà Mạc với cuộc nội chiến ác liệt giữa Nam – Bắc triều kéo dài nửa thế kỷ, nên việc học việc thi có phần sút kém.

Nhà Lê Trung Hưng (1533 – 1788) đã cố khôi phục việc giáo dục và thi cử. Việc học vẫn theo nếp cũ. Thời Lê Trung Tông (1548 – 1566) bắt đầu đặt chế khoa, đó là khoa thi đặc biệt để chọn người tài giỏi. Đến năm 1580, mới bắt đầu khôi phục lại thi Hội, chưa tổ chức thi Đình. Từ năm 1583, phục lại lệ 3 năm mở một lần thi Hội. Năm 1595, vua cho tổ chức thi Đình cho sĩ tử đậu theo bậc khác nhau. Năm 1658, thời Lê Thần Tông đặt khoa thi Sĩ Vọng, là khoa thi chọn người danh vọng trong hàng sĩ phu. Năm 1659, nhà vua cho mở khoa thi Đông Các để chọn người bổ vào Đông Các Đại học sĩ, Học sĩ và Hiệu thư. Năm 1664, thời Lê Huyền Tông mở khoa thi Khảo lại sinh đồ, ai trượt phải học lại 3 năm sau đó mới được thi. Năm 1678, thời Lê Huyền Tông ban hành thêm điều lệ thi Hương với mục đích để chọn người được chặt chẽ hơn. Đến cuối thời Lê, việc học, việc thi bị suy sụp vì đất nước có chiến tranh, việc thi cử không chặt chẽ. Nhưng triều đại Lê Trung Hưng vẫn được coi là triều đại toàn thịnh về văn học, đã xuất hiện nhiều học giả nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Phan Huy Ích, Nguyễn Du, Đồn Thị Điểm…

Thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 – 1777): Về việc học, các chúa Nguyễn không đứng ra lập trường mà để cho nhân dân tự lập trường tư. Triều đình chỉ đứng ra tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài.

Triều đại Tây Sơn (1778 – 1802) tuy ngắn ngủi, nhưng vua Quang Trung cũng đã ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Việc học được mở rộng. Vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học khuyến khích các xã mở trường học. Nhà vua đưa chữ Nôm lên địa vị làm chữ viết chính của quốc gia, cho lập viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Việc thi cử cũng được chấn chỉnh lại nhằm đào tạo một tầng lớp nho sĩ, quan lại mới có năng lực phục vụ cho chính quyền. Vì triều đại ngắn ngủi, Vua Quang Trung mất sớm nên việc học, việc thi chưa có điều kiện phát triển.

Vương Triều Nguyễn (1802 – 1820) bắt đầu từ vua Gia Long đã tổ chức học tập rập khuôn theo như triều Lê. Lập nhà Quốc học Huế. Năm 1804, cho mở lại thi Hương và định lệ cứ 6 năm một khoa thi. Năm 1822, Vua Minh Mạng cho mở thi Hội, định lệ 3 năm mở một khoa thi Hội và tùy theo số điểm thi trong kỳ thi Hội mà lấy đỗ làm 2 hạng chính là Chính bảng và Phó bảng. Đến thời Tự Đức, triều đình tổ chức thi lại 4 trường và bỏ lệ chấm thi hết 4 trường mới cho đỗ. Năm 1844, thời Thiệu Trị nhà vua cho phép các Giáo thụ, Huấn đạo đã đỗ cử nhân, tú tài cũng được thi Hội. Năm đầu thời vua Kiến Phúc quy định bài thi hương nào có điểm cao phải thi thêm kỳ thi phúc hạch. Năm 1858, Pháp tấn công vào Đà Nẵng bắt đầu cuộc xâm lược nước ta, bằng các hòa ước Pháp đặt nền đơ hộ Nam Kỳ. Triều đình Huế cơng nhận sự bảo hộ của Pháp, Pháp chia nước ta thành hai khu vực Bắc kỳ và Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng thực chất quyền hành nằm trong tay Pháp. Qua nhiều thế kỷ chữ quốc ngữ ra đời có nhiều sửa đổi, dần thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, đã trở thành văn tự chính thống phổ biến Việt Nam. Ở Nam Kỳ tổ chức nền học chính đưa cả chữ quốc ngữ và chữ Pháp vào chương trình học và thi nhưng đều do chính quyền Pháp tổ chức. Ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ toàn quyền Pháp chủ trương cải cách giáo dục, lập Hội đồng cải cách giáo dục tồn Liên Bang Đơng Dương. Năm 1906, thời vua Thành Thái đã ra sắc lệnh cải cách giáo dục theo đường lối giáo dục của Pháp đề ra. Việc học được chia ra làm 3 bậc: ấu học, tiểu học và trung học. Chương trình thi Hội và Đình cũng sửa lại cho phù hợp với chương trình học mới. Năm 1915, đời vua Duy Tân khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức tại miền Bắc. Năm 1918, đời Khải Định tổ chức thi Hương cuối cùng tại Nghệ An, Bình Định. Năm 1919, khoa thi Hội cuối cùng, chấm dứt việc học việc thi cũ. Tồn quyền Đơng Dương đã ra nghị định ấn định lại việc thi vào năm 1917, Nha Tổng Giám đốc Học Chính Đơng Dương bãi bỏ chương trình cải cách năm 1906, ban bố học quy mới áp dụng trên tồn cõi Đơng Dương. Việc học chia làm 3 bậc: tiểu học, trung học và đại học.

Đến thế kỷ XVIII do sự tôn nghiêm của tư tưởng nho giáo giảm sút, vì thế việc thi cử trở nên lỏng lẻo và khoa cử trở thành nơi mua bán. Theo Phan Huy

Chú thì: “Cho người ta nộp tiền vào thi Hương…cho mỗi người nộp 3 quan,

không phải khảo gạch, đều được vào thi…Vì thế, từ người làm ruộng, người dân đi bn, cho chí người hàng thịt, người bán vặt cũng đều làm đơn nộp tiền xin thi cả. Ngày vào thi đông đến nỗi giầy xéo lẫn nhau, có người chết ở cửa trường…” [8; 19]. Đến nhà Nguyễn mặc dù có nhiều cố gắng để đưa hệ tư tưởng

Nho giáo vào khoa cử vào nền nếp nhưng kết quả đạt được không nhiều, nhất là nửa sau thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược đơ hộ thì khoa cử ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng.

*Tiểu kết chương 1:

Xã Xuân Lũng là một trong những vùng đất của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có bề dày lịch sử hàng nghìn năm với một bản sắc văn hóa riêng độc đáo, hình thành nên phẩm chất tính cách con người xã Xuân Lũng: cần cù, năng động, tháo vát trong làm ăn, anh hùng quả cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, say mê trong lao động sáng tạo nghệ thuật. Tất cả yếu tố đã góp phần đưa đến truyền thống rực rỡ của người Xuân Lũng xưa là hiếu học và khoa bảng. Dưới thời kỳ phong kiến ứng với từng thời kỳ là mỗi triều đại với tình hình văn hóa giáo dục thi cử có những nét riêng. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XI dưới thời Ngô, Đinh, Tiền Lê do phải đối mặt với giặc ngoại xâm nên giáo dục thi cử chưa có những điểm nổi bật. Tiếp đến từ thế kỷ XI – XVI đất nước dần ổn định bắt đầu quá trình xây dựng phát triển đất nước, giáo dục thi cử được chú trọng quan tâm đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Đặc biệt phải kể đến thời Lê là thời kỳ rực rỡ nhất của khoa cử. Cuối thời kỳ phong kiến từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn đất nước phải đối mặt với sự nhịm ngó xâm lược của thực dân phong kiến nên việc thi cử giáo dục có phần giảm sút. Xuân Lũng là một xã tiêu biểu về thành tích khoa bảng thời phong kiến, đã đóng góp cho triều đình nhiều vị danh khoa tài, đức. Những đóng góp đó khơng phải là niềm tự hào của nhân dân xã Xn Lũng nói riêng mà cịn là niềm tự hào của nhân dân tỉnh Phú Thọ nói chung, góp phần khơng nhỏ vào truyền thống khoa bảng Việt Nam.

CHƯƠNG 2. TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC THỜI PHONG KIẾN CỦA XÃ XUÂN LŨNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)