Những biểu hiện của truyền thống hiếu học

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 35)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Những biểu hiện của truyền thống hiếu học

2.1.1 Coi trọng sự học

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, (NXB KHXH, H, 1994) truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trước tiên chúng ta nói đến coi trọng sự học được coi là thái độ phổ biến của người Việt Nam trong lịch sử. Nhà nước phong kiến Việt Nam, ngay từ buổi đầu xây dựng nền độc lập của đất nước đã rất coi trọng sự học. Thái độ coi trọng sự học của Nhà nước phong kiến thấm nhuần qua các triều vua và đặc biệt được thể hiện trong nhiều bài ký để tên tiến sĩ khắc trên các bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ở nước ta việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành điều được dân gian hết sức quan tâm: “Kho vàng không bằng một nang chữ, người không học như ngọc không mài”. Không những vậy, người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa Nguyễn Trãi đã chỉ ra rằng sự học là nguồn cội của tất thẩy những thành công dù người đó là ai làm nghề gì: “Nên thợ nên thầy vì có học – Có ăn có mặc bởi hay làm”.

Coi trọng sự học còn là nét đẹp truyền thống in sâu đậm trong đời sống cộng đồng làng xã, thể hiện rõ nhất ở các biện pháp khuyến học. Phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dịng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học đã được quan tâm đẩy mạnh và được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với phong trào thi đua xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học; phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài cũng đã mở ra một giải pháp mới, hiệu quả trong việc huy động nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Thông qua phong trào, đã huy động được nhiều nguồn lực to lớn từ các gia đình, cá nhân, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp, đóng góp xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài, cùng chung tay góp sức, chăm lo đến cơng tác giáo dục đào tạo, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Ngay từ thời phong kiến, xã Xuân Lũng đã nổi tiếng là vùng đất hiếu học với phong trào học tập sôi nổi, là cái nôi nho học của huyện Lâm Thao với 4 danh nho trong tổng số 10 danh nho của huyện Lâm Thao. Kế thừa truyền thống hiếu học vốn có, coi trọng sự học, nhân dân xã Xuân Lũng đã không ngừng học tập, không ngừng cố gắng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù chiến tranh hay nghèo đói, nhân dân xã Xuân Lũng vẫn coi trọng sự học, quan tâm đến giáo dục và đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Điều kiện thuận lợi lại càng làm cho truyền thống cha ông phát huy cao độ hơn. Quan niệm coi trọng sự học, coi trọng người tài và tinh thần ham học được khắc sâu trong tâm khảm của từng người dân.

2.1.2 Học để làm người

Có thể nói rằng trên cơ sở đạo đức nền tảng của dân tộc, từ sự giao lưu và tiếp biến các giá trị đạo đức từ bên ngồi, chủ yếu từ Nho giáo, đã hình thành một đạo làm người của dân tộc Việt Nam. Ở Việt Nam ngày nay, cùng với quá trình sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực đời sống của xã hội, có thể nói rằng, cơ sở kinh tế xã hội của Nho giáo về cơ bản đã khơng cịn tồn tại, nhưng Nho giáo hồn tồn khơng mất đi. Với tư cách là một bộ phận ý thức của xã hội, Nho giáo vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng và có vai trị nhất định đối với xã hội, con người Việt Nam hiện nay. Với Nho giáo người ta sẽ tìm thấy nhiều nội dung và giá trị tích cực về mặt đạo đức đến nay vẫn còn ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là những giá trị, chuẩn mực đạo đức cơ bản về đạo làm người. Hơn nữa, với hệ thống chuẩn mực đạo đức của đạo làm người này nếu được nhận thức và vận dụng trên cơ sở cải tạo, phát triển xây sẽ khơng chỉ góp phần xây dựng, hồn thiện đạo đức cho mỗi cá nhân và xã hội mà còn giúp cho mỗi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình với gia đình, với xã hội, góp phần vào cơng cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Muốn làm người thì phải học để nắm được đạo làm người, và không phải chỉ học một cách bình thường mà phải ham học. Ham học là đạo đức cốt lõi không thể thiếu của hiếu học. Ham học có động cơ được tạo thành từ mục tiêu

học tập học để làm người có ích. Có thể kể ra rất nhiều tấm gương ham học trong lịch sử dân tộc. Nhưng điều quan trọng ở đây là đằng sau những tên tuổi đã thành danh về sự ham học, có thể nhìn thấy một nền học phú phát triển rộng rãi ở các làng xã với hàng triệu người đi học qua nhiều thế hệ, từ đó hình thành tinh thần ham học chung của cả cộng đồng. Nhận thức rõ vai trò của sự học đối với việc làm người, nền giáo dục phong kiến Việt Nam theo Nho học luôn chú trọng đến đạo đức.

Mỗi con người Xuân Lũng coi trọng sự học còn mong muốn để đỗ đạt cao, có cơng việc ổn định, thu nhập cao, cuộc sống sung túc. Học để vinh hiển cho gia tộc, làng xóm, có chức cao vọng trọng để được mọi người vị nể… Học để làm tăng vẻ đẹp của bản thân, hoàn thiện bản thân cả về đạo đức, thể, mỹ… Sự hiếu học là nhân tố dẫn tới sự thành công trong mọi lĩnh vực. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi những con người có trình độ cao, người dân có điều kiện học hành và càng thấy sự quan trọng của tri thức. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng khơng phải vì đời sống cao mà con người mới đạt được thành tích đó mà ngay cả khi cuộc sống khó khăn cũng khơng làm cho con người chùn bước, họ càng quyết tâm để đạt được mục đích. Người Xn Lũng ln cần cù, chịu khó, ln khắc phục khó khăn để vươn lên trong mọi hồn cảnh. Thực tế ở Xuân Lũng có vơ vàn tấm gương có hồn cảnh éo le, bất hạnh nhưng khơng nản chí học hành vượt mn vàn khó khăn để đi tới thành công, đạt kết quả đáng khâm phục trong học tập.

2.1.3 Tự học

Cách tổ chức học tập và cách học của nền giáo dục phong kiến là yếu tố quan trọng nhất làm cho tự học trở thành phương thức học phổ biến của người học trò xưa. Các bậc học ngày xưa hợp thành một chương trình chung, học hết chương trình là có thể đi thi, khơng quy định là phải học hết chương trình trong bao nhiêu năm, cũng không giới hạn tuổi đi thi. Thời phong kiến có hai loại trường công và tư. Ở cả trường công và tư, học trị đều ít phải đến trường. Với

cách học tập tổ chức như vậy, người học trò xưa người học không thể không lấy phương thức tự học làm phương thức học tập chủ yếu.

Đối với cả hai cách học Nho học xưa là nghĩa lý và từ chương, người học đều phải lấy tự học làm cứu cánh. Với cách học nghĩa lý, tức là phải học rộng ra những kiến thức ngồi chương trình, người học phải tự tìm tài liệu, tự đọc, tự luận giải là chủ yếu. Còn học theo cách học từ chương, phải học thuộc lịng là chính, người học cũng phải tự mình học và nhập tâm, ghi nhớ những điều cần học. Tự học rõ ràng là phương thức học tập chủ yếu của người học xưa.

Quá trình lịch sử dựng nước hào hùng chống ngoại xâm và giữ nước của dân tộc ta đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài, xuất thân của mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học, tự học. Đó là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ chúng ta ngày nay noi theo. Chính tinh thần hiếu học ấy, cộng thêm ý chí đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để học thành tài và đỗ đạt cao trong các kì thi. Nhưng hơn hết những tấm gương ấy cũng tự trau dồi và rèn luyện để trở thành những nhân cách đạo đức lớn, đã góp sức mình để giúp dân, giúp nước và được sử sách lưu danh muôn đời như những người có cơng đối với dân tộc. Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lịng quyết tâm và kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà khơng ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại phần thưởng của tự học đó là niềm vui niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Biết bao nhiêu người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đơi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều tấm gương khác nữa: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền… Nhờ tự học đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình quê hương xứ sở.

2.1.4 Học suốt đời

Học suốt đời là khái niệm dùng để chỉ thời gian học tập của người học trị, theo đó, việc học tập khơng bị giới hạn bởi một độ tuổi đi học nhất định nào mà được tiến hành suốt cuộc đời con người. Việc theo đuổi học hành thi cử đến già khơng chỉ có ở những cá nhân đơn lẻ mà có khi cịn biểu hiện khá tập trung ở các vùng đất học. Phẩm chất tốt đẹp của người học có trong xã hội xưa được thể hiện rõ nét nhất ở những người học suốt đời mà khơng nhằm mục đích thi cử. Ngồi ra, cịn có những người lấy tự học và đọc sách suốt đời làm niềm vui. Từ đó có thể thấy học suốt đời khơng phải là một hiện tượng cá biệt ở nước ta thời phong kiến. Đơn cử một vài trường hợp tiêu biểu ở Xuân Lũng: Ông Nguyễn Văn Cấp, tức Trú Cấp, con trai cử nhân Nguyễn Văn Kỷ, theo đuổi tới sáu lần thi, nghĩa ròng rã 18 năm ngụp lặn trong trường văn, trận bút, phải bán cạn trên năm mẫu ruộng của thân phụ để thi lại, lần thứ sáu thì bán nốt hai cây dừa lấy sáu đồng bạc mới vào được trường thi Nam Định, thắc thỏm với mảnh tú tài. Ông Đỗ Bá Quan bốn lần đi thi thành Nam đều hỏng nhưng vẫn quyết tâm học.

Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với mỗi chúng ta và đối với tất cả mọi người không chỉ dưới thời phong kiến mà ngay bây giờ. Nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, được tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Lê nin đã từng có một câu nói về học “Học, học nữa, học mãi”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học hỏi là việc phải tiếp suốt đời. Suốt đời phải gắn liền với lý luận với cơng tác thực tế. Khơng ai có thể tự cho mình là đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học hành tiến bộ để kịp nhân dân”. Học tập suốt đời là coi học tập diễn ra dưới mọi hình thức, thơng qua những giai đoạn khác nhau của cuộc đời, từ thuở cịn nằm nơi đến khi giã từ cuộc đời đều cần học tập trau dồi kiến thức.

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)