Chí cá nhân

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 54 - 57)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4 Nhân tố làm nên thành tích khoa bảng của nhân dân xã Xuân Lũng

2.4.4 chí cá nhân

Yếu tố quan trọng nhất để có được những thành tích khoa bảng rực rỡ đó phải kể đến là do ý chí cá nhân. Ở Xuân Lũng những người đỗ đạt thường ở 1 trong 2 trường hợp: Thứ nhất là sinh trưởng trong những gia đình có điều kiện thuận lợi cho việc học hành, có rất nhiều gia đình mà cha, anh lại là thầy của con, em mình. Được sống trong mơi trường học tập nên thế hệ sau có điều kiện và động lực để tiếp bước thế hệ trước và thành đạt trong khoa cử. Tiêu biểu

như Nguyễn Mẫn Đốc, Nguyễn Chính Tuân…Thứ hai là những người sinh trưởng ở vùng q nghèo khó, hồn cảnh gia đình lại khó khăn khơng có điều kiện thuận lợi để theo đuổi việc học hành thì lại tạo ra nghị lực, ý chí vượt qua khó khăn và cũng đạt được kết quả rực rỡ. Như tấm gương của trạng nguyên Nguyễn Dỗn Cung, xuất thân từ một gia đình nghèo chuyên bán hàng nước. Mẹ Nguyễn Dỗn Cung nghèo tới mức khơng có tiền táng mộ chồng vào chỗ đất do một ông thầy Tàu đặt hộ mà phait táng trộm ở đồng Thần, nay là đất giáp xã Thạch Sơn, mãi đến khi thành đạt Nguyễn Dỗn Cung mới có tiền mua lại đất ấy. Hay cụ Đặng Văn Chuyên (cụ lang) vừa làm ruộng vừa bốc thuốc, quyết chí ni con trai Đặng Văn Hòa ăn học thành tài để đổi thay gia cảnh.

Bà mẹ nghèo của Nguyễn Hãng cũng giống như nhiều bà mẹ khác ở làng Dòng đều mong muốn con mình thành đạt, trước nhất là về đường khoa cử. Nguyễn Hãng đã không phụ công lao của mẹ, kể cả khi ơng tìm về với cảnh điền viên. Nhà nho tiết tháo này đã khơng làm hổ danh dịng họ và q hương. Không phải bỗng dưng Nguyễn Hãng lại được nhà bác học Lê Q Đơn xếp vào hàng "người sĩ thanh cao, cư xử hợp điều nhân, nắm vững được điều nghĩa, trong bụng giữ vững đạo đức, lợi lộc không thể dụ dỗ, uy thế không thể uy hiếp được, suốt mọi sự việc thiên hạ khơng một vật gì có thể làm chuyển động được trong lòng...”.

Sự tổng hòa các yếu tố khách quan và chủ quan đó đã làm cho xã Xuân Lũng trở thành “đất học, đất văn hiến” của tỉnh Phú Thọ. Với thành tựu trong khoa cử thời phong kiến mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là một nét đẹp truyền thống, niềm tự hào của vùng đất con người Xuân Lũng trong quá khứ cũng như trong hiện tại.

*Tiểu kết chương 2

Qua việc tìm hiểu về truyền thống giáo dục khoa bảng trong xã có thể thấy biểu hiện, đặc điểm của truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng nói riêng và cả đất nước nói chung được thể hiện ở việc coi trọng sự học, học để làm người, tự học và học suốt đời. Ngoài ra việc tìm hiểu tình hình giáo dục và thành tích trong thi cử của quê hương Xuân Lũng là cơ sở để khẳng định đây là vùng

đấy có truyền thống hiếu học và khoa cử. Từ thời phong kiến với sự phát triển của nho học xã Xuân Lũng đã sản sinh ra 205 người đỗ đạt theo các thứ bậc khác nhau, trong đó có 4 đại khoa là Tiến sĩ, 21 trung khoa (17 giám sinh, 4 cử nhân), 122 tiểu khoa (113 sinh đồ, 9 tú tài), số còn lại là nho sinh 12 người, quan chức 8 vị (1 tri phủ, 2 tri châu, 5 tri huyện)… Ngồi ra chúng ta cịn tìm hiểu rõ hơn về một số cá nhân và dịng họ tiêu biểu có những đóng góp quan trọng làm nên truyền thống hiếu học của tồn xã Xn Lũng như Dịng họ Tam Sơn – TS. Nguyễn Dỗn Cung, TS. Nguyễn Mẫn Đốc; Dịng họ Ba Ngành – TS. Nguyễn Chính Tuân; Họ Nguyễn Mả Nội – Nguyễn Hãng. Các nhân tố làm nên thành tích khoa bảng xã Xuân Lũng bao gồm: Vị trí địa lý, chính sách của triều đình phong kiến, vai trị của gia đình dịng họ và ý chí quyết tâm vượt khó của cá nhân trong học tập.

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC NHÂN DÂN XÃ XUÂN LŨNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC TRUYỀN

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)