Một số định hướng

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 62 - 78)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2 Một số định hướng giáo dục truyền thống hiếu học trong giai đoạn hiện nay

3.2.2 Một số định hướng

3.2.2.1 Định hướng về mục đích, đối tượng và chủ thể giáo dục truyền thống hiếu học

Giáo dục truyền thống hiếu học có vai trị quan trọng trong việc khơi dậy, giữ gìn, phát huy truyền thống hiếu học, góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Với một số định hướng giáo dục truyền thống hiếu học chủ yếu trong điều kiện hiện nay trước tiên là đề cập tới định hướng về mục đích, đối tượng và chủ thể giáo dục.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc và hình thành nên những giá trị truyền thống quý báu cần được phát huy và nâng lên

thành tầm cao mới. Hiện nay, với xu thế tồn cầu hóa trong nền kinh tế tri thức nổi bật hơn cả đó là phát huy truyền thống nổi bật của dân tộc. Cùng với những giá trị truyền thống tốt đẹp khác như: Kính, Hiếu, Lễ độ, Thật thà, Trung thực… cho đến yêu nước, cần cù, sáng tạo… Hiếu học trở thành một trong những giá trị đạo đức ăn sâu vào trong tiềm thức con người Việt Nam. Trải qua bao biến cố lịch sử, truyền thống hiếu học vẫn không hề bị mai một mà ngày càng cần phải khẳng định lại vị thế của mình, khơng ngừng phát huy sức mạnh góp phần đào tạo ra nhiều nhân tài cho sựu nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tham gia vào toàn cầu hóa trong nền kinh tế tri thức Việt Nam đã đón nhận nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, nguy cơ xói mịn các giá trị đạo đức truyền thống nói chung và truyền thống hiếu học của dân tộc nói chung. Vì vậy, mục đích giáo dục truyền thống hiếu học là cung cấp cho các thành viên của cộng đồng những kiến thức cần thiết về truyền thống hiếu học, từ đó giúp hình thành nên nhận thức sâu sắc, có thái độ đúng đắn, hành vi tích cực trong việc coi trọng, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống hiếu học. Có ý thức đấu tranh, phê phán những yếu tố tiêu cực trong di sản hiếu học của quá khứ, khắc phục những biểu hiện trái với những nét đẹp của truyền thống hiếu học hiện nay. Đồng thời vận động, tuyên truyền người khác cùng thực hiện, nhờ đó truyền thống hiếu học mới được bảo tồn và phát huy trong cộng đồng. Vượt qua các thách thức của xã hội để truyền thống hiếu học mãi là một giá trị truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam.

Đối tượng giáo dục truyền thống hiếu học là tất cả các thành viên cộng đồng – những người có khả năng tham gia vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học. Khi định hướng về chủ thể giáo dục truyền thống hiếu học thì lực lượng giáo dục truyền thống hiếu học phải là lực lượng tổng hợp bao gồm cán bộ Đảng, chính quyền các cấp, cán bộ mặt trận, cán bộ đồn hội, các thầy, cơ giáo, các cán vộ truyền thơng v v…trong đó mỗi chủ thể đều có vai trị nhất định, nhưng nên lấy đội ngũ lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp làm nịng cốt.

Trong mỗi thời kỳ, Đảng nhà nước và chính quyền địa phương lại có những biện pháp chính sách khác nhau. Với bối cảnh đất nước tiến hành đổi

mới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách thiết thực cho công tác giáo dục và khuyến khích phát huy giữ gìn truyền thống hiếu học, phong trào học tập và từng bước thực hiện. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã thông qua: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội” trong đó đã xác định: “Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng nề văn hóa mới và con người mới. Nhà nước có chính sách tồn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài. Khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu.”[12,72]

Trên cơ sở những chủ trương đó, chính quyền xã Xn Lũng nói riêng đã có sựu chỉ đạo sát sao, những kế hoạch và biện pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả để phát triển sự nghiệp giáo dục xã, khuyến khích việc phát huy truyền thống hiếu học trong nhân dân, huy động mọi nguồn lực vào hoạt động giáo dục đào tạo như đầu tư xây dựng trường lớp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thành lập Hội khuyến học, xây dựng quỹ khuyến học, phát động phong trào thi đua gia đình hiếu học, dịng họ hiếu học cũng như các hình thức khen thưởng, đãi ngộ nhân tài hợp lý…từ đó khơi dậy truyền thống hiếu học vốn có sẵn trong nhân dân.

Việc thành lập Hội khuyến học xã có một vai trị tác dụng tích cực, Hội đã phát triển sáng tạo nhiều phong trào, mơ hình khuyến khích học, thiết chế giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, động viên các tầng lớp nhân dân, từng gia đình, từng dịng họ tham gia học tập, đáp ứng yêu cầu học tập đơng đảo của các tầng lớp từ đó góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Với mục tiêu xây dựng một xã hơi học tập, khuyến khích, hỗ trợ sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo phát triển; động viên khích lệ học sinh giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên học khá, giỏi; giúp đỡ, động viên nhà giáo, nhà trường thi đua dạy tốt – học tốt, xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện nên phong trào khuyến học, khuyến tài ở Lâm

Thao luôn được cấp ủy, chính quyền, các đồn thể quần chúng, nhà trường và các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ.

Thực hiện nghị quyết đại hội khuyến học các cấp, Hội khuyến học xã đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài. Công tác xây dựng tổ chức được Hội trú trọng duy trì thường xuyên. Cùng với củng cố xây dựng tổ chức hội, hội khuyến học từ huyện đến xã, khu dân cư đã duy trì và đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động gia đình hiếu học, phổ biến tiêu chuẩn và hướng dẫn cơ sở lựa chọn gia đình hiếu học, gia đình hiếu học tiêu biểu các cấp.

3.2.2.2 Định hướng về các quan điểm chỉ đạo giáo dục truyền thống hiếu học.

Phát huy những giá trị truyền thống đi đôi với việc tiếp thu các giá trị hiện đại, giáo dục những tinh hoa của truyền thống hiếu học đồng thời với loại bỏ những mặt tiêu cực của nó. Giáo dục truyền thống hiếu học phải là công việc của cộng đồng, do cộng đồng, vì cộng đồng. Kết hợp việc giáo dục đại trà và giáo dục trọng điểm.

Theo báo cáo thành tích 5 năm thực hiện Chỉ thị số 11 – CT/TW của Bộ chính trị và Chỉ thị số 11 – CT/TU của tỉnh ủy Phú Thọ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập của Hội khuyến học xã Xn Lũng, tính đến nay, Xn Lũng có 100% các khu thành lập Hôi khuyến học; 100% các trường học thành lập chi hội khuyến học; 100% cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là hội viên khuyến học; 100% các chi hội xây dựng được quỹ khuyến học tiến hành trao thưởng và giúp đỡ cho học sinh và giáo viên. Thông qua việc xây dựng Quỹ khuyến học đã khích lệ, hỗ trợ có hiệu quả cho con em các gia đình nghèo được đến trường, những trẻ em có hồn cảnh khó khăn hoặc khuyết tật được học tập, những học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi khơng phải bỏ học dở dang. Quỹ khuyến học các xã, khu đã trao học bổng cho học sinh, học sinh nghèo, sinh viên vượt khó, học giỏi, tặng giải thưởng cho học sinh xuất sắc và rèn luyện tốt, những thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, những học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế.

Đất học làng Dòng – Xuân Lũng hiện nay đã và đang tiếp tục cần phát huy hơn nữa truyền thống hiếu học của cha ông ta. Đặc biệt, ngày 26 -12- 2012, Xuân Lũng đã cho khởi công xây dựng Văn chỉ, tiếp tục mở ra những trang mới về truyền thống hiếu học nhiều trăm năm qua của làng Dòng văn hiến. Văn chỉ hay Văn từ, từ chỉ của làng Dòng xã Xuân Lũng đã được thiết lập từ 5 thế kỷ trước, năm 1628, đời Lê Thần Tông. Trải qua bao biến cố, thăng trầm, do nhận thức còn hạn chế, Văn chỉ xưa đã bị phá hủy hồn tồn, khiến đời người khơn ngi tiếc nuối. Đến nay, nhân dân làng Dòng phục dựng lại Văn chỉ với mong muốn: Cái đức sung đạo học, coi trọng nhân tài của làng Dòng thời nào cũng thăng hoa và được khẳng định, không thể để bị mai một lãng quên theo thời gian. Văn chỉ được xây dựng để ghi danh những con dân làng Dòng đõ đạt thời hiện đại, ghi khắc tên tuổi vào bia đá để lưu danh muôn đời và để giáo dục làm gương cho con em. Cơng trình này có một ý nghĩa to lớn, là một sự sáng tạo, một hình thức khuyến học độc đáo, thể hiện sự nhận thức được những giá trị và mong muốn hơn nữa khơi dậy, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Thời kỳ 2007 – 2012 công tác khuyến học của xã Xuân Lũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng cần phải phát huy hơn nữa. Hội khuyến học xã được tặng thưởng “Bảng Vàng khuyến học”, trường Tiểu học được tặng thưởng Bằng khen Thủ tướng. Số gia đình hiếu học các cấp tính đến hiện nay: 446 gia đình. Quỹ khuyến học được thu từ nguồn vận động xây dựng quỹ các khu dân cư, các trường học từ phát động phong trào “Tiết kiệm chi tiêu nuôi lợn nhựa khuyến học, khuyến tài”. Đến nay q hương làng Dịng đã có 48 giáo sư, tiến sỹ khoa học, có 821 người có bằng đại học trở lên, ngồi ra cịn có hàng trăm người giữ các vị trí quan trọng của Đảng và nhà nước như Thứ trưởng, cấp Tướng, cấp Tá và các doanh nhân thành đạt. Do đó chúng ta cần phải tiếp thu những giá trị truyền thống hiện có và tiếp thu những giá trị hiện đại. Cộng đồng chung tay phát huy truyền thống hiếu học của làng xã.

3.2.2.3 Định hướng về nội dung và con đường giáo dục truyền thống hiếu học.

thống hiếu học. Đồng thời với việc cung cấp những kiến thức chung về truyền thống hiếu học của dân tộc nói chung, cần mang đến cho người được giáo dục những hiểu biết cụ thể về truyền thống hiếu học ở từng vùng miền, từng địa phương, dòng họ… Khi xây dựng nội dung giáo dục truyền thống hiếu học cần chú trọng tìm hiểu nội dung truyền thống hiếu học, nhất là cần nghiên cứu những đặc điểm truyền thống hiếu học thể hiện ở cả 3 nhóm: Nhóm về mục tiêu học tập tạo động lực; nhóm quan tâm coi trọng sự học của cộng đồng; nhóm về sự nỗ lực học tập của cá nhân người học.

Giáo dục theo phương châm hướng về cơ sở, lấy địa bàn xã làm trọng tâm, lấy các khu có truyền thống học tập lâu đời và các khu có phong trào học tập phát triển mạnh hiện nay làm trọng điểm. Giáo dục thơng qua gia đình, dịng họ. Giáo dục thơng qua nhà trường. Giáo dục thơng qua các tổ chức đồn thể, các hội. Giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

*Tiểu kết chương 3:

Kết quả nghiên cứu thực trạng của TTHH cho thấy TTHH đã và đang được khơi dậy, giữ gìn và từng bước được phát huy, trong đó nổi bật là sự quan tâm của cộng đồng đã được nâng lên một tầm cao mới với phong trào khuyến học phát triển rộng khắp, mạnh mẽ, các mục tiêu học tập được bảo tồn và phát huy trong xã Xuân Lũng nói riêng và cả nước nói chung. Trong giáo dục và đào tạo ở xã Xuân Lũng đã xuất hiện một số nhân tố mới, đạt nhiều kết quả đáng kích lệ: Chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các trường học có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tăng, số học sinh giỏi các cấp, học sinh giỏi quốc gia tăng. Phong trào học tập diễn ra sơi nổi trong nhân dân, các gia đình, các đoàn thể cá nhân, các tổ chức xã hội đã chăm lo giáo dục nhiều hơn trước. Trong xu thế chung của đất nước, xã Xuân Lũng đang đứng trước một thách thức mới, vận hội mới, cơ hội mới, hi vọng rằng truyền thống hiếu học sẽ không ngừng được củng cố, phát triển nhanh chóng lên đến đỉnh cao mới. Trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu các đặc điểm truyền thống hiếu học, phân tích thực trạng hiện nay đã đề xuất một số định hướng mới về mục đích, đối tượng, chủ thể,

quan điểm chỉ đạo, nội dung, các con đường GDTTHH vận dụng vào thực tế giáo dục TTHH trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Con cháu thơng minh thì gia tộc vững mạnh. Một dân tộc có truyền thống hiếu học sẽ thúc đẩy sự phát triển của dân tộc trên mọi lĩnh vực, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong xu thế tồn cầu hóa ngày nay, đặc biệt với nền kinh tế tri thức thì địi hỏi quốc gia nào cũng phải trú trọng bồi dưỡng nhân tài, cá nhân nào cũng phải học hỏi để cập nhật thông tin, không bị tụt hậu, tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bản thân xã hội. Vì thế truyền thống hiếu học ln cần được các thế hệ kế thừa và phát huy, con người phải không ngừng vươn lên để chiếm lĩnh tri thức. Với mỗi sinh viên – tầng lớp trí thức, là chủ nhân của đất nước thì càng phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của truyền thống hiếu học để phát huy hơn nữa.

Nhân dân Việt Nam nới chung, nhân dân xã Xuân Lũng nói riêng, trong hàng nghìn năm qua, người dân luôn khát khao sự học với ý thức học để làm người, học để có những tri thức và năng lực hoạt động, đẩy mạnh sản xuất, học để thốt khỏi cảnh đói nghèo. Khát vọng đó đã tạo nên truyền thống hiếu học lâu đời của dân tộc. Truyền thống đã được từng gia đình, từng cá nhân giữ gìn và phát huy.

Có thể nói trong bất kỳ hồn cảnh nào, thời kỳ nào người dân xã Xuân Lũng cũng luôn thể hiện tinh thần hiếu học. Truyền thống hiếu học luôn được thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước. Thời phong kiến, từ năm 1075 đến năm 1700 tồn huyện Lâm Thao có 10 trên tổng số 25 vị của Tỉnh Phú Thọ đỗ đại khoa: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, Tiến Sĩ. Trong đó xã Xuân Lũng có một cụ là Nguyễn Mẫn Đốc đã đỗ Bảng nhãn, người dân thường gọi với cái tên trìu mến Bảng Dịng. Gia đình cụ Nguyễn Dỗn Cung hai cha con đều đỗ đại khoa, cha là Nguyễn Doãn Cung đỗ Tiến sĩ, con trai cụ là Nguyễn Mẫn Đốc đỗ Bảng nhãn. Ngồi ra cịn các tên tuổi khác như Nguyễn Hãng, Bùi Ứng Đẩu, Nguyễn Chính Tuân khi nhắc tới làng Dịng đất học mà khơng thể không nhắc tới. Những nhà khoa bảng là niềm tự hào của quê hương Xuân Lũng, là tấm gương

sáng về đạo học, về tài năng và đức độ, về lịng trung nghĩa cho mn đời con cháu noi theo. Xưa đã vậy, nay cũng thế, những người đỗ đạt thành danh ở Xuân Lũng có rất nhiều. Nhiều bạn học sinh, sinh viên là tấm gương về ý chí vươn

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 62 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)