Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người laođộng và người sử dụng lao động; sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính

Một phần của tài liệu thu bảo hiểm ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn hà tĩnh (Trang 29 - 30)

- Vấn đề cung cầu laođộng xã hội: Khi nền kinh tế phát triển, các

1.3.4 Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người laođộng và người sử dụng lao động; sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính

người sử dụng lao động; sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền.

BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là người lao động hay là người sử dụng lao động thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích khơng giới hạn và trách nhiệm là vấn đề đóng và hưởng BHXH. Người lao động và người sử dụng lao động ln mong muốn chỉ phải đóng BHXH ở mức thấp nhất ( giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại muốn được hưởng BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia mới tìm cách trì hỗn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH ( khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)... Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.

Nhiều khi, từ chỗ nhận thức đơn giản về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chưa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên người sử dụng lao động khơng có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng kí tham gia BHXH; ngay chính bản thân người lao động cũng chưa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thiếu sự quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của người lao

động nên tìm cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho người lao dộng hoặc đăng kí tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ doanh nghiệp kí hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng với người lao động và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH. Đây là nhận thức lỗi thời, thói quen thời bao cấp khơng cịn phù hợp trong điều kiện mới.

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH của người lao động và người sử dụng lao động, thì vai trị của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo chỉ đạo và thực hiện cơng tác thu BHXH là rất cần thiết. Đó là việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thơng qua tổ chức Đảng, tổ chức đăng kí thành lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH; thành lập các đoàn thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng kí lao động tham gia BHXH. Bài học kinh nghiệm về nâng cao vai trị của cấp uỷ Đảng và chính quyền trong cơng tác BHXH ở Hà Tĩnh cần được tổng kết, phát huy; ví dụ: giữa năm 2006, số lao động tham gia BHXH bắt buộc khu vực ngoài nhà nước ở Hà Tĩnh mới đạt 45.2% trong tổng số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, trước tình hình trên tỉnh uỷ và UBND tỉnh có chỉ thị số 13 và 21 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng thực hiện chế độ BHXH đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động, tạo ra bước phát triển vững chắc trong công tác thu BHXH, số lao động tham gia BHXH của cả tỉnh tăng nhanh, đạt gần 68% số lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc; nợ tồn đọng BHXH cũng giảm đáng kể, từ 15.1 ngày ( năm 2006) xuống còn 10 ngày cuối năm 2007.

Một phần của tài liệu thu bảo hiểm ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn hà tĩnh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w