- Vấn đề cung cầu laođộng xã hội: Khi nền kinh tế phát triển, các
2.2.3. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Do tiến trình đổi mới vẫn đang tiếp tục, với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của khu vực DNNQD; chính sách BHXH và việc tổ chức thực hiện ở khu vực này còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, đó là:
Hạn chế, bất cập về cơ chế chính sách
- Chính sách BHXH thường xuyên thay đổi, bổ sung về điều kiện hưởng, đối tượng tham gia, làm công tác triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn; có những trường hợp tuổi nghỉ hưu giảm đến 5 tuổi, như vậy số thu BHXH mỗi người cũng giảm đi 5 năm, tác động không tốt đến số thu BHXH.
- Điều kiện ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động đối với khu vực DNNQD chưa được hồn chỉnh, việc th lao động có khi chỉ thỏa thuận bằng miệng. Do đó, cơ quan BHXH không xác định được thời hạn thuê lao động, mức tiền lương trả hàng tháng để làm căn cứ thu BHXH.
- Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương lương theo hợp đồng, thoả thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, bao gồm cả phu cấp chức vụ, khu vực, đắt đỏ là chưa cụ thể. Đa số các DNNQD nộp BHXH theo kiểu tiền lương danh nghĩa (bằng mức lương tối thiểu) trong khi đó thu nhập thì cao hơn. Bởi mức lương nộp BHXH quá thấp dẫn đến mức chi trả các chế độ BHXH cũng rất thấp làm mất ý nghĩa nhân văn bảo hiểm xã hội.
- Tiền lương tối thiểu thay đổi nhiều lần làm phát sinh nhiều công việc khi điều chỉnh lương, đối chiếu và xác nhận sổ BHXH.
- Các quy định về xử lý các vi phạm về thu BHXH liên quan đến nhiều ngành rất khó thực hiện, cơng tác kiểm tra của ngành chủ yếu là nhắc nhở, chấn chỉnh nên tác dụng khơng cao. Đặc biệt, chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý buộc các đơn vị sử dụng lao động không tham gia BHXH phải tham gia.
- Tiềm năng thu BHXH khu vực DNNQD còn rất lớn, mà hiện nay chưa có cơ chế khuyến khích khai thác đối tượng tham gia BHXH ở khu vực này.
Hạn chế, bất cập về quy trình quản lý thu
Quy trình thu quản lý thu hiện nay cịn bộc lộ một số bất cập sau:
- Trong công tác lập kế hoạch, việc BHXH Việt Nam giao số kiểm tra để BHXH các tỉnh, thành phố cân đối lại và xin điều chỉnh, trước khi BHXH Việt Nam giao dự tốn thu là chưa hợp lý, khơng nâng cao được trách nhiệm của BHXH các tỉnh, huyện trong việc lập dự toán. Mặt khác, vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 11 của năm kế hoạch BHXH Việt Nam thường xem xét điều chỉnh kế hoạch cho các địa phương, nếu địa phương nào có lý do xác đáng thì điều chỉnh vào thời gian này sẽ hợp lý hơn.
- Hiện nay quy trình quản lý thu được thực hiện chung trong tất cả các loại hình đối tượng. Trong khi đó mỗi loại hình đối tượng có một đặc thù riêng, nên quy định chung chưa thể đáp ứng được. Ví dụ: các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo mùa vụ hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh, theo quy định hiện nay phải đóng BHXH hàng tháng nên gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
- Đối với khu vực DNNQD quy định đơn vị có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, mà vốn dĩ các doanh nghiệp ở khu vực này tính tự giác chưa cao. Trong khi đó khơng quy định cơ quan BHXH phải điều tra phát hiện đối tượng tham gia BHXH, BHYT, nên cơ quan BHXH rất thụ động trông chờ. Cho đến nay, cơ quan BHXH chưa tổ chức điều tra được toàn diện về đối tượng tham gia BHXH khu vực DNNQD nên
khơng nắm được tình hình cụ thể về tiềm năng tham gia BHXH của người lao động ở khu vực này.
- Số lượng mẫu biểu còn nhiều và chồng chéo, chưa đảm bảo tính lơgic giữa các biểu mẫu. Biểu mẫu nhiều tiêu thức nên khó áp dụng cơng nghệ thơng tin, lãng phí nhiều thời gian cho cơ quan BHXH cấp dưới trong việc thống kê báo cáo. Các mẫu biểu yêu cầu phải qua rất nhiều bộ phận ký xác nhận, gây phức tạp, mất thời gian, không phù hợp với thực tế nên quản lý kém hiệu quả.
- Đặc thù của các doanh nghiệp khu vực này là lao động và quỹ lương thường xuyên biến động, mà thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà, phức tạp, hay thay đổi gây khó khăn cho người làm cơng tác BHXH của đơn vị; trong khi đó, các doanh nghiệp thường hạn chế tối đa việc sử dụng lao động gián tiếp, việc bố trí người làm chuyên cơng tác BHXH thường khó được chấp nhận.
+ Chế tài xử phạt theo Nghị định 113/2004/ NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ, quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, mức cao nhất là 20 triệu đồng chưa đủ sức nặng để răn đe. Thẩm quyền xử phạt không thuộc cơ quan BHXH, Điều 26 và 27 quy định thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc về cơ quan thanh tra và UBND cấp tỉnh, UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nên rất khó thực hiện. Vì vậy, các doanh nghiệp chiếm dụng tiền nộp BHXH vào mục đích kinh doanh mà không bị phạt hoặc sẵn sàng chấp nhận nộp phạt vì mức phạt khơng cao.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thấy hết được vai trị, vị trí, tầm quan trọng của khu vực DNNQD trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và BHXH nói riêng. Chưa coi khu vực này là khu vực chiến lược lâu dài, quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy sự phối kết hợp trong hoạt động quản lý nhà nước còn thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa ngang tầm với sự phát triển của khu vực này. Một số cơ quan chức năng hữu quan chưa sẵn sàng vào cuộc để tạo nên sức mạnh thúc đẩy phát triển BHXH ở khu vực DNNQD.
+ Nguyên nhân về phía các DNNQD:
Như phân tích ở Chương 1, phần lớn các DNNQD mới được thành
lập, tính thích nghi với cơ chế thị trường chưa cao, do thiếu vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ lạc hậu, phương án sản xuất kinh doanh thiếu tính ổn định, sản phẩm sản xuất ra giá thành cao tính cạnh tranh thấp; mặt khác khu vực DNNQD sử dụng nhiều lao động phổ thơng chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm khơng ổn định. Người lao động việc làm không ổn định, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị DNNQD khơng có khả năng tham gia BHXH, hoặc trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức. Tình trạng trốn và nợ BHXH một phần do có đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; mặt khác cũng khơng ít doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH để tăng vốn sản xuất kinh doanh.
Các chủ sử dụng lao động không tự giác đăng ký tham gia và thực hiện nghĩa vụ thu, nộp BHXH: Có những doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng khơng có trụ sở giao dịch; thành lập xong khơng hoạt động hay hoạt động thời gian ngắn rồi giải thể nên khơng có cơ sở để cơ quan BHXH thực hiện thu BHXH. Trong quá trình hoạt động, hầu như các DNNQD viện ra nhiều lý do để khơng báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Do vậy, các cơ quan chức năng và cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê lao động và quỹ tiền lương, dẫn đến tình trạng để số lượng lớn lao động ngoài danh sách tham gia BHXH, số tiền thất thu BHXH lớn. Ngồi ra cịn có một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động, khơng cịn chủ sở hữu hoặc chưa có biện pháp để giải quyết số nợ này, phải treo nhiều năm.
Đa số các DNNQD đăng ký mức tiền lương, tiền công làm căn cứ
là nguyên nhân cơ bản dẫn đến số thu BHXH ở khu vực này thấp.
Nhiều đơn vị DNNQD chưa có tổ chức Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo;
các tổ chức đoàn thể như cơng đồn, đồn thanh niên, phụ nữ vừa thiếu vừa yếu; việc kiểm tra, giám sát thực hiện Bộ luật Lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động còn rất hạn chế.
+ Nguyên nhân về phía người lao động:
Qua phân tích đặc điểm lao động của khu vực DNNQD ở chương 1 cho thấy, do trình độ của người lao động thuộc khu vực này cịn nhiều hạn chế nên hiểu biết rất ít về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH; mặt khác, do sức ép khơng có việc làm hoặc sợ mất việc làm, đa số người lao động khơng dám đấu tranh địi hỏi quyền được tham gia BHXH với chủ sử dụng lao động. Về mặt tâm lý, người lao động thường không tin tưởng vào sự tồn tại ổn định lâu dài của doanh nghiệp nên không cần tham gia BHXH mà muốn chủ doanh nghiệp trả thẳng vào lương.