- Vấn đề cung cầu laođộng xã hội: Khi nền kinh tế phát triển, các
2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
- Định kỳ hàng quý BHXH quận, huyện thị xã thành phố liên hệ với Phòng kinh tế và Chi cục thuế của quận, huyện để lấy danh sách các đơn vị DNNQD mới được thành lập thông qua việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Sau đó phối hợp với UBND các phường xã rà soát lại danh sách và địa điểm trụ sở hoạt động của các doanh nghiệp. Khi đã có danh sách các doanh nghiệp mới thành lập, BHXH, huyện thị xã thành phố tiến hành phân công cho các cán bộ chuyên quản thu tiếp cận với doanh nghiệp. Thực chất đây là biện pháp điều tra, phát hiện đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn quản lý; khi phát hiện thêm được các đơn vị tham gia mới sẽ có cơ sở cho việc lập và
điều chỉnh kế hoạch thu; đồng thời bổ sung thêm đối tượng quản lý thu BHXH khu vực DNNQD.
- Trên cơ sở danh sách, địa chỉ các doanh nghiệp mới thành lập cán bộ quản lý tiếp xúc trực tiếp với đơn vị để vận động, tuyên truyền giải thích về chế độ chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHXH, BHYT và u cầu đơn vị có cơng văn, danh sách đăng ký tham gia BHXH cho người lao động.
- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký ban đầu của các đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH nhanh chóng tiến hành thẩm định hồ sơ, thơng báo danh sách lao động, số tiền phải đóng BHXH, BHYT hàng tháng đã được thẩm định cho đơn vị. Sau đó thống nhất thời gian làm việc, phương thức thu nộp, thông báo tài khoản thu BHXH mở tại kho bạc Nhà nước quận huyện và tài khoản của đơn vị để tiện giao dịch.
- Đối với các đơn vị đã tham gia BHXH, BHYT cán bộ thu thường xuyên tiếp xúc để nắm thông tin phục vụ cho công tác quản lý.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHUVỰC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH