- Nguyên nhân chủ quan
3.2.3. Tăng cường các biện pháp để phát triển và quản lý nguồn thu BHXH
trước mắt cần tập trung giải pháp cầu lao động và giải pháp tạo việc làm nhằm sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hơn.
Tạo cầu lao động ( khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động), vì hiện nay ở Hà tĩnh cung về lao động lớn hơn cầu về lao động. Muốn tạo cầu lao động, Hà tĩnh cần tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ổn định đến năm 2010 làm cho mọi người trong độ tuổi lao động có việc làm... xây dựng được một hệ thống kinh tế mở và chủ động hội nhập theo tinh thần phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa nguồn lực bên ngoài... lấy mục tiêu quan trọng là đảm bảo việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao dộng xã hội.
- Tạo việc làm, là một trong những chính sách xã hội của quốc gia và của Hà tĩnh nói riêng, là yếu tố quyết định để phát huy trí tuệ và tay nghề nguồn lực con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội. Nếu Hà TĨnh phấn đấu vượt bậc trong các chương trình phát triển kinh tế nhất là các chương trình dự án trọng điểm ở Khu kinh tế Vũng Áng, Cửa Khẩu Cầu treo, khai thác mỏ sắt Thạch Khê ... thì cơ cấu lao động xã hội đến năm 2015 có thể đạt: 52% -37% -31% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII. Khi cung - cầu lao động được linh hoạt, tạo nhiều chỗ làm mới, thu nhập của người lao động được ổn đinh, sẽ có nhiều khả năng tham gia BHXH, cơ hội cho sự phát triển BHXH ngày càng cao.
3.2.3. Tăng cường các biện pháp để phát triển và quản lý nguồn thuBHXH BHXH
Ngồi việc tăng thu, thì cần đặc biệt coi trọng giải pháp ni dưỡng nguồn thu BHXH, vì thu BHXH ngày càng nhiều thì khả năng an tồn quỹ càng lớn. Việc ni dưỡng nguồn thu phải đồng thời có các biện pháp của
Nhà nước (hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nguồn lực, chính sách việc làm...) với các biện pháp của cơ quan BHXH. Các biện pháp của cơ quan BHXH thực chất là sự tác động trở lại đối với cá đơn vị sử dụng lao động và người lao động, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, động viên khuyến khích và tạo nguồn tham gia BHXH. Ở một số nước trên thế giới đã sử dụng các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu rất hiệu quả như: Malaysia cho chủ sử dụng lao động và người lao động vay tiền quỹ với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh; Ở Mỹ, hằng năm cơ quan BHXH gửi thư thăm hỏi, động việc tới tất cả những người lao động tham gia BHXH.
Trên địa bản tỉnh Hà tĩnh, do đặc điểm về lao động trong độ tuổi ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lại thừa lao động do ngày càng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, lực lượng này bắt đầu tham gia vào thị trường lao động, tự do mà pháp luật không cấm để có thu nhập ni chính bản thân và gia đình họ. Theo thống kê chưa đầy đủ, hằng năm ở Hà Tĩnh có trên 10 ngàn người từ nơng thơn thốt hương đi làm ăn trong tỉnh, ngồi tỉnh kể cả chính vụ hoặc sau thu hoạch, nhàn rỗi. Trong số đó có khoảng 37 % lực lượng lao động vào các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể theo chế độ hợp đồng ngắn hạn, dài hạn, người lao động tuy hợp đồng nhưng thích thì làm, khơng thích thì bỏ, doanh nghiệp không quản lý được. Theo quy định của Luật BHXH thì lực lượng lao động này thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, nhưng việc quản lý và thực hiện các chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn. Mặt khác đối tượng dôi dư, đã tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức sở hữu, do chưa muốn nghỉ hưu với mức lương thấp, nên tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, tổ hợp tác, nhưng lại tham gia đối phó, thậm chí đóng BHXH vài tháng rồi ốm để hưởng chế độ ốm đau. Việc quản lý số lao động nảy, vạn động họ
tham gia BHXH đang gặp phải những khó khăn từ nhiều phía, kể cả bản thân người lao động trốn tránh đóng BHXH cho chính bản thân mình.
Phát hiện, ni dưỡng nguồn thu BHXH là một trong những chủ trương tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở các khu vực ngoài quốc doanh. Để thực hiện được yêu cầu trên, ngành BHXH chủ động cùng Sở kế hoạch đầu tư, sở Lao động thương binh & xã hội; ban quan lý khu kinh tế và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động liên tịch:
- Đối với sở Kế hoạch & Đầu tư và Ban quản lý khu kinh tế: Thực hiện trao đổi thông tin nắm chắc tình hình di biến động của các doanh nghiệp để cơ quan BHXH quản lý đăng ký tham gia BHXH; trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt dự án, cấp phép đầu tư hoặc khi thẩm định cấp giấy phép hoạt động đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp bổ sung điều khoản về thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.
- Đối với sở Lao động thương binh và xã hội: tập trung cơng tác khảo sát thực hiện chính sách lao động, BHXH, đồng thời xây dựng hình thức Phiếu trao đổi thông tin sau khi khảo sát giữa hai ngành từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố nhằm đảm bảo đồng bộ trong quản lý, nắm chắc nguồn thu BHXH và tình hình thực hiện chính sách lao động và BHXH trong các đơn vị ngoài quốc doanh. Định kỳ hằng tháng, quý cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố thơng báo tình hình thực hiện chính sách BHXH, danh sách các đơn vị vi phạm quy định BHXH, các đơn vị có hoạt động nhưng chưa thực hiện đóng BHXH. Cơ quan Lao động Thương binh & Xã hội thơng báo tình hình thực hiện hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị đăng ký hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị kiểm tra, thanh tra theo đề nghị của cơ quan BHXH.
- Đối với chính quyền, đồn thể địa phương: việc gắn kết với UBND các huyện, thị xã, thành phố và phường xã, giúp cơ quan BHXH kịp thời năm bắt
tình hình biến động của loại hình DNNQD tuy nhiều, nhưng nhỏ, manh mún và khơng ổn định lại khó quản lý.
Để quản lý tốt nguồn thu BHXH phải quản lý tốt mức đóng, phương thức đóng, tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH. Đây là nội dung quan trọng như là những tiêu chí bắt buộc người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH phải tuân thủ đúng theo quy định khi tham gia BHXH và là cơ sở pháp lý khi giao kế hoạch thu BHXH hằng năm của cơ quan có thẩm quyền.
Mức đóng, phương thực đóng và tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH do Nhà nước quy định được thể hiện trong Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan BHXH phải dựa vào mức đóng này để tổ chức thu BHXH đảm bảo kịp thời gian, đúng mức và đủ số lượng. Khơng có những quy định về mức đóng thì khơng có căn cứ để đóng BHXH và tránh tùy tiện trong việc thu nộp BHXH, mặt khác từ mức đóng này để tính tốn mức hưởng, tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH đảm bảo tính hợp pháp và cơng bằng trong mối quan hệ giữa đóng góp và thụ hưởng quyền lợi của người lao động.
Theo quy định hiện nay phương thức đóng BHXH theo tháng phải thơng qua chủ sử dụng lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH, bao gồm cả phần đóng của đơn vị và phần đóng góp của người lao động. Quy định phương thức đóng như trên nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động làm cơng, ăn lương.
Để quản lý tốt mức đóng, phương thức đóng và tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH, cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Hằng năm, BHXH phải rà sốt lại tồn bộ doanh nghiệp đã đang hoạt động để lập kế hoạch thu chi tiết, thống kê chính xác số doanh nghiệp phải đóng BHXH trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố, sở Kế hoạch & đầu tư, Chi cục thuế.
- Phối hợp với các sở: Tài chính, Nội vụ, Lao động Thương binh & xã hội, các sở quản lý chuyên ngành, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính quyền địa phương để nắm chắc danh sách các đơn vị và lao động được cấp có thẩm quyền phê duyệt trả lương theo thang, bảng lương nhà nước, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ; việc phân cấp quản lý bộ máy, tổ chức & cán bộ trên cơ sở đó kiểm tra, rà sốt thực hiện nâng lương, phụ cấp chức vụ, để thu BHXH đúng quy định của Nhà nước.
- Khi có thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng sản xuất, kinh doanh....phải phối hợp với các ngành chức năng của địa phương xác định nhanh chóng, chính xác thiệt hại để thực hiện việc cho phép tạm dừng đóng BHXH theo đúng các quy định của Pháp luật.
- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục tham gia, đóng BHXH có ý nghĩa quan trọng, vì đau là cơ sỏ ban đầu xác định đối tượng, phạm vi, số lượng lao động, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, thời gian đóng và thời gian hưởng BHXH, xác định về tuổi và nhân thân của người lao động, liên quan trực tiếp cả một quá trình làm việc của người lao động từ khi bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng để thực hiện chết độ BHXH cho bản thân người lao động hoặc thân nhân của họ. Vì vậy hồ sơ tham gia BHXH của người lao động, chủ sử dụng lao động phải đảm bảo tính pháp lý, tức là phải hợp pháp và hợp lệ, chủ sử dụng lao động đảm bảo tư cách pháp nhân theo quy định để lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH. Đây là cơ sở để cơ quan BHXH có căn cứ thực hiện thu nộp BHXH, đảm bảo quyển lợi cho người lao động, tránh lạm dụng sơ hở để trục lợi BHXH, là điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia trong kê khai, xác nhận, lập hồ sơ tính hưởng BHXH; đồng thời là căn cứ xử phạt đối với người lao động, người sử dụng lao động vi phạm BHXH và thực hiện tính lãi số tiền chưa đóng, chậm đóng BHXH theo quy định.