- Nguyên nhân chủ quan
3.2.1 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thực hiện luật BHXH
BHXH được thực hiện ở nước ta hơn nửa thế kỷ, bên cạnh những thành tựu đạt được to lớn, song q trình thực hiện cịn nhiều hạn chế, thiếu sót, một trong những nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót đó là cơng tác tun truyền, giáo dục. Hiện nay tỷ lệ người lao động hiểu biết về BHXH còn rất hạn chế, đa số chỉ biết BHXH thơng qua việc đóng 5% tiền lương tháng, chưa biết người sử dụng sức lao động của chính mình cịn phải đóng 15% từ quỹ tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình và cũng chưa biết rõ sẽ được hưởng các chế độ BHXH nào. Mặt khác nhiều đơn vị sử dụng lao động chưa
ý thức được đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động, vì vậy kết quả tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà tĩnh đạt thấp. Để chính sách BHXH đến được với người lao động, có rất nhiều biện pháp, trong đó cơng tác tun truyền, giáo dục được coi la biện pháp quan trọng hàng đầu, cẩn được đẩy mạnh theo các hướng sau:
- Xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương và Ban tuyên giao Tỉnh ủy, Liên đồn Lao động tỉnh; sở Văn hóa- Thơng tin; sở Lao động thương binh & xã hội để phổ biến các chế độ chính sách về BHXH, đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của người lao động, người sử dụng lao động.
- Xây dựng chuyên mục trên Đài phát thanh & truyền hình tỉnh và xây dựng các chuyên trang trên các báo Hà Tĩnh về chính sách pháp luật BHXH; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu vê BHXH. Tiền hành tuyên truyền trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích. Xây dựng trang Web về BHXH để cung cấp các thông tin về thủ tục, văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về BHXH, đến với các doanh nghiệp và người lao động.
- Tổ chức hệ thống đại lý đăng kí tham gia BHXH tại các xã, phường thị trấn, để vừa phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn giải đáp chính sách. chế độ BHXH, vừa tổ chức thu BHXH, tạo thuận lợi cho người lao động tham gia đóng BHXH đối với loại hình BHXH ngồi quốc doanh.
- Kết hợp lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về BHXH với việc triển khai các chương trình của các ban, ngành, đồn thể ở địa phương. Đặc biệt hình thành đội ngũ báo cáo viên chuyên đề về BHXH trong và ngoài ngành từ tỉnh đến cơ sở; tham gia tuyên truyền miệng tại các hội nghị Tuyên giáo của tỉnh, của huyện; các hội nghị cán bộ của các tổ chức chính trị- xã hội như : Mặt trận, cơng đồn, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, hội nông dân.
- Chủ động kế hoạch để phối hợp với hội doanh nghiệp vừa và nhỏ; phịng Thương mại & Cơng nghiệp; Sở kế hoạch & đầu tư; Ban quản lý khu kinh tế ... để năm bắt tình hình phát triển các doanh nghiệp ngồi quốc doanh; thường xun tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền các chế độ BHXH và chủ động kế hoạch thu BHXH trong các doanh nghiệp thành viên vừa và nhỏ.
Trong công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHXH, cần làm rõ mối quan hệ ba bên trong công tác thu BHXH (người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH). Đây là mối quan hệ cơ bản liên quan trực tiếp đến thu, nộp BHXH, thể hiện được đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Theo quy định của pháp luật về BHXH thi việc thực hiện các chế độ BHXH phải dựa trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH của từng người. Do vậy, thu BHXH đòi hỏi phải được theo dõi, ghi chép kết quả đóng của từng người trong từng đơn vị, làm cơ sở cho việc tính hưởng BHXH. Đây là những nội dung mang tính chun sâu và địi hỏi sự chuẩn xác cao, cụ thể đến từng người trong từng tháng và liên tục trong nhiều năm.
Kết quả thu BHXH ln gắn liền với q trình chi trả các chế độ BHXH. Do đó việc theo dõi, ghi chép việc đóng BHXH phải được thực hiện từ đơn vị cơ sở nơi người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 15% tổng quỹ lương và 5% tiền lương của người lao động mà người sử dụng lao động có trách nhiệm trích lại trước khi trả lương để đóng cùng một lúc là 20%. Đây là điểm khởi đầu của việc đối chiếu kết quả đóng đến từng người lao động. Tiếp sau là cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc thu BHXH , đồng thời trực tiếp thanh quyết toàn chế độ trợ cấp tiền lương khi người lao động ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN. BHXH tỉnh có nhiệm vụ thu và nộp lên BHXH Việt Nam, đồng thời trực tiếp giải quyết chế độ hưu trí và tử tuất. Vì vaatyj, BHXH huyện thị xã thành phố và BHXH tỉnh có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH của từng đơn vị đến từng người lao động tạo thành mối quan hệ giữa người sử dụng lao động là bên
đóng, và cơ quan BHXH là bên thu, nhằm giám sát, đối chiếu, đảm bảo tính chuẩn xác đồng thời cịn là u cầu nghiệp vụ thanh tốn các chế độ BHXH, Như thế, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh hơn trong thời gian tới, đặc biệt phải làm chuyển biến cơ bản trong nhận thức của Người sử dụng lao động, từ trạng thái bắt buộc sang trạng thái tự giác, mỗi bên thấy rõ trách nhiệm thực hiện theo quy định của Pháp luật về BHXH.