Chƣơng 3 : Một số Kiến nghị và giải pháp nhằm đổi mới quy trình lập pháp
3.2. Đổi mới công tác xây dựng dự án luật, pháp lệnh
3.2.5.3. Hoàn thiện quy định về thủ tục biểu quyết những nội dung cơ
cơ bản của dự án luật trong lần trình thứ nhất
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong lần thảo luận khi dự án được trình trước Quốc hội lần thứ nhất, Quốc hội sẽ biểu quyết những nội dung cơ bản của dự án luật để làm cơ sở cho việc chỉnh lý. Tuy nhiên, hiện nay Quốc hội vẫn chưa thực hiện thường xuyên quy định này. Dự án Luật Kiểm toán Nhà nước là dự án Luật đầu tiên được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 biểu quyết về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thuộc Quốc hội để làm cơ sở cho việc chỉnh lý dự thảo, trình Quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ 7.
Để tiếp tục phát huy và hồn thiện quy trình này, cần phải quy định rõ việc Quốc hội thảo luận và biểu quyết về những nội dung cơ bản của dự án luật trong lần trình thứ nhất là một bước bắt buộc của quy trình xem xét, thông qua dự án luật. Kết quả việc Quốc hội biểu quyết về những nội dung cơ bản của dự án luật phải được thể hiện bằng văn bản (có thể bằng một Nghị quyết của Quốc hội) để làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Trên cơ sở đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội thơng qua.
3.2.5.4. Hồn thiện cơng tác giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo
Để tăng cường hơn trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật được khách quan thì Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần quy định rõ:
dự kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh;
- Quyền của cơ quan trình dự án (với trách nhiệm là cơ quan sẽ phải tổ chức việc thực hiện luật, pháp lệnh) được báo cáo ý kiến của mình trước Quốc hội trong trường hợp ý kiến của cơ quan trình dự án khác với ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đồng thời, cơ quan này phải có trách nhiệm cùng với các cơ quan của Quốc hội tiếp tục việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh cho đến khi dự thảo được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua;
- Trách nhiệm của Ban công tác lập pháp và cơ chế phối hợp giữa Ban công tác lập pháp và các cơ quan hữu quan trong việc giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoàn thiện về mặt kỹ thuật các dự án luật, dự thảo pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua.
3.2.6. Đổi mới hoạt động công bố luật, pháp lệnh
Khâu cuối cùng của quá trình làm luật là đưa văn bản quy phạm pháp luật đến với đối tượng chịu tác động. Đối với luật, pháp lệnh của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì cơng việc này được thực hiện thông qua hoạt động cơng bố của Chủ tịch nước. Để bảo đảm tính cơng khai, minh bạch đối với pháp luật nói chung và trong hoạt động lập pháp nói riêng, việc đổi mới hoạt động công bố luật, pháp lệnh cũng là một yêu cầu rất quan trọng.
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. Văn phịng Chủ tịch nước có trách nhiệm tổ chức họp báo để giới thiệu về lệnh công bố của Chủ tịch nước và nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật này. Các văn bản này sau đó cịn được đăng trên
Công báo.
Theo quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được thông qua; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
Tuy nhiên, văn bản sau khi được thông qua thường cần một khoảng thời gian nhất định cho việc hồn thiện trước khi trình ký chính thức. Trong thực tế, do bộ máy chuyên viên, cán bộ giúp cho Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong cơng việc này cịn nhiều hạn chế, nên để bảo đảm thời hạn 15 ngày như nói ở trên, thì ngày thơng qua của luật, pháp lệnh thường được lấy là ngày kết thúc kỳ họp Quốc hội hoặc phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Điều này sẽ khơng cịn phù hợp trong điều kiện hiện nay, khi vấn đề thông tin cho cơng chúng được mở rộng và Quốc hội có xu hướng làm việc dài hơn (có kỳ họp kéo dài tới trên 40 ngày làm việc, xem xét thông qua hơn 10 luật, bộ luật). Vì vậy, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cần sắp xếp kế hoạch, chương trình làm việc hợp lý, củng cố, tăng cường bộ máy giúp việc, bảo đảm để luật, pháp lệnh đã thông qua được công bố đúng thời gian quy định.
3.2.7. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu, thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội
Việc chuyển dự án luật đến với đại biểu Quốc hội với thời gian nghiên cứu quá ngắn là một khó khăn lớn cho đại biểu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ý kiến xây dựng luật, nhất là những lĩnh vực mà đại biểu ít có điều kiện tiếp xúc.
án luật cho đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Thời hạn tối đa 20 ngày thực chất là quá ngắn đối với việc nghiên cứu một dự án luật, chưa nói đến đó là một dự án luật, bộ luật đồ sộ trong điều kiện đa số các đại biểu Quốc hội làm việc kiêm nhiệm. Vì vậy, việc gửi trước các dự án luật và các tài liệu liên quan tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội tham gia kỳ họp một cách chủ động, tích cực, có hiệu quả. Trước khi tham dự kỳ họp, các đại biểu Quốc hội có điều kiện nghiên cứu các dự án luật, tiếp xúc cử tri để nắm bắt nguyện vọng của nhân dân về những vấn đề của dự án, thảo luận tập thể về dự án.
Hiện nay, các tài liệu gửi đến cho đại biểu Quốc hội thường là các dự án tồn văn, khơng bao gồm các tài liệu khác có liên quan đến quá trình chuẩn bị dự án nên các đại biểu Quốc hội sẽ trở nên bị động khi nghiên cứu tài liệu. Do vậy, để nâng cao hiệu quả kỳ họp Quốc hội thì một trong những giải pháp quan trọng là cần phải cải tiến cách thức cung cấp thông tin và gửi tài liệu gồm dự án, tờ trình và các ý kiến phân tích, bình luận của các chuyên gia... cho các đại biểu Quốc hội ở địa phương sớm hơn, để các đại biểu có thể hiểu được nguồn gốc của các vấn đề cũng như q trình xây dựng dự án đó.
Ngoài việc gửi trước các dự án luật, pháp lệnh và các tài liệu có liên quan cho đại biểu Quốc hội, việc bảo đảm thông tin cho đại biểu Quốc hội trong kỳ họp cũng là một vấn đề hết sức quan trọng để đại biểu Quốc hội có thể cập nhật thơng tin làm cơ sở cho việc tham gia quyết định các vấn đề quan trọng tại diễn đàn Quốc hội.
3.2.8. Quy định về trình tự xây dựng dự án luật, pháp lệnh theo trình tự rút gọn
Hiện nay mới chỉ có Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định việc ban hành quyết định,
chỉ thị của Uỷ ban nhân dân theo trình tự rút gọn trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự tại địa phương.
Trong khi đó, thực tế cho thấy trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế thì ở một số trường hợp quy trình lập pháp chưa thực sự phù hợp với tính cấp thiết của việc cần ban hành nhanh một đạo luật nào đó để đáp ứng khẩn cấp yêu cầu của thực tiễn. Điều này đặt ra vấn đề cần phải bổ sung vào khung pháp luật hiện hành những quy định về quy trình lập pháp theo hướng rút gọn. Quy trình này cần được thiết kế theo hướng:
- Dự án luật được xây dựng theo quy trình thơng qua tại một kỳ họp Quốc hội (đối với dự án pháp lệnh là tại một phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội);
- Sau khi được đưa vào Chương trình thơng qua, dự án luật được đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, gửi lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý một bước trước khi trình Quốc hội. Đối với pháp lệnh, trong giai đoạn này cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo.
- Giai đoạn tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản chủ yếu thuộc về cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra và một số cơ quan hữu quan như Uỷ ban Pháp luật, Bộ Tư pháp, Ban Công tác lập pháp. Tại kỳ họp, (đối với pháp lệnh là tại phiên họp), Quốc hội (Uỷ ban thường vụ Quốc hội) chỉ tiến hành thảo luận một số vấn đề mang tính chính sách quan trọng và biểu quyết thông qua dự thảo văn bản (trong giai đoạn này có thể lược bớt một số công đoạn như rút ngắn thời gian thảo luận tại Hội trường, có thể tăng cường hình thức đóng góp ý kiến bằng văn bản; chỉ thảo luận về những vấn
đề cịn có ý kiến khác nhau; sử dụng hình thức gửi phiếu xin ý kiến để làm cơ sở cho việc biểu quyết...)
- Sau khi dự thảo luật, pháp lệnh đã được thông qua, việc hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản giao cho Ban công tác lập pháp phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện.
KẾT LUẬN
Pháp luật có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc thể chế đường lối chính sách của Đảng, làm cho đường lối đó được thực hiện trên quy mơ tồn xã hội; là phương tiện đầy hiệu lực để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời là phương tiện để đảm bảo và phát huy quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vì thế phải khơng ngừng xây dựng và hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có chất lượng tốt.
Có thể nói rằng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta hiện nay, nếu khơng có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ, minh bạch và khả thi thì khơng thể phát huy được mọi nguồn lực, khơng thể có vốn đầu tư, khơng thể có cơng nghệ cao để đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, khơng thể có quản lý tiên tiến có hiệu lực và hiệu quả, khơng thể có các loại hình thị trường tồn tại và phát triển lành mạnh, không thể có phương tiện tổ chức và thực hiện trên quy mơ cả nước các chính sách xã hội, khơng thể có dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Công tác xây dựng pháp luật ở nước ta còn nhiều tồn tại và chưa đáp ứng được yêu cầu. Về mặt số lượng, hiện nay nước ta có chưa đầy 200 luật (kể cả luật sửa đổi, bổ sung) ở các lĩnh vực kinh tế - tài chính, văn hố, xã hội, khoa học, cơng nghệ, môi trường, giáo dục và đào tạo... Trong khi đó, các nước trên thế giới trung bình có khoảng 1.000 luật, Thái Lan, Nhật Bản có đến 2.000 luật, Trung Quốc cũng đang phấn đấu để có một hệ thống pháp luật
tương đối đầy đủ. Tất nhiên, quan niệm về việc ban hành luật của các nước trên thế giới là khác nhau. Khi một quan hệ xã hội mới phát sinh, các nước thường ban hành ngay một đạo luật để điều chỉnh. Đối với nước ta, việc ban hành luật chỉ diễn ra khi mà các quan hệ xã hội đã tương đối ổn định, còn thường để cho các văn bản dưới luật quy định như pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ... Cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật tương đối hồn thiện cả về số lượng và chất lượng. Từ nay đến năm 2020, thực tiễn địi hỏi phải có khoảng 300 đạo luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, cần có kế hoạch phấn đấu để có thể mỗi năm ban hành được 30 luật, trong đó chủ yếu là đạo luật mới. Với mong muốn góp phần đóng góp nhỏ bé của mình vào việc đổi mới công tác xây dựng pháp luật của nước ta trong thời gian tới, Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đổi mới quy trình lập pháp nói riêng và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung.
*
* *
Trên đây là kết quả nghiên cứu của Luận văn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền nói chung và đổi mới quy trình lập pháp nói riêng là một q trình lâu dài, vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm. Trong phạm vi luận văn này, do điều kiện và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, tơi chỉ xin đưa ra một vài kiến nghị bước đầu nhằm đổi mới quy trình lập pháp với mong muốn tạo tiền đề và cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác lập pháp của Quốc hội và phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1992.
2. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo đề tài KX. 05. 07, tại Hà Nội, tháng 6/1992.
3. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo đề tài KX. 05. 07 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/1993.
4. Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
5. Đào Trí Úc, Xã hội và pháp luật - nhìn từ góc độ Nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
6. Manốp G. N. Những cơ sở và nguyên tắc hiến định của Nhà n- ước pháp quyền, Matxcơva, 1995.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 1996.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
10. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
11. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000. 12. Lê Cảm (chủ biên) Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
13. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Thông tin khoa học pháp lý, chuyên đề về các giải pháp chống hình sự hố các giao dịch dân