Tính tối cao của đạo luật trong hệ thống văn bản pháp luật và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 35 - 37)

1.3. Đặc điểm của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền

1.3.5. Tính tối cao của đạo luật trong hệ thống văn bản pháp luật và

và nguyên tắc pháp chế trong Nhà nƣớc pháp quyền

1.3.5.1. Bảo đảm tính tối cao của các đạo luật trong hệ thống văn bản pháp luật

Một trong những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là việc quản lý xã hội bằng các đạo luật; bảo đảm tính tối cao của các đạo luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đây không phải là một yêu cầu

chủ quan, duy ý chí mà xuất phát từ chính bản thân các đạo luật là sự phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân nên nó cần được khẳng định và ghi nhận là nguồn cơ bản và hàng đầu của các văn bản quy phạm pháp luật. Yêu cầu này đặt ra một số vấn đề như sau:

- Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tổ chức và hoạt động theo quy định của các đạo luật;

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật phải trên cơ sở văn bản luật; nội dung của văn bản hướng dẫn không được trái với văn bản luật;

- Xác lập và tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Có biện pháp hữu hiệu bảo đảm việc thực thi triệt để quy định của các đạo luật.

Bảo đảm tính tối cao của các đạo luật cũng đang là một mục tiêu mà Nhà nước ta đang hướng tới. Tuy nhiên, có những nguyên nhân khác nhau làm hạn chế sự thống trị của pháp luật trong đời sống xã hội ở nước ta thời gian qua. Đó là: đất nước trải qua chiến tranh trong một thời gian dài; việc kéo dài chế độ quan liêu bao cấp; việc chưa đề cao hệ thống tư pháp; sự duy trì của chủ nghĩa coi thường pháp luật; việc không chấp nhận tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong một thời gian dài... Thiết nghĩ rằng, đã đến lúc cần phải thừa nhận giá trị xã hội to lớn của pháp luật, rằng không thể đi đến xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đến hình thức tổ chức chính trị đặc trưng cho xã hội văn minh, dân chủ hiện nay ở nước ta, nếu không khẳng định và thực hiện sự thống trị của pháp luật trong các quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)