Về tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 47 - 49)

2.1. Thực trạng khung pháp luật tại Việt Nam hiện nay

2.1.2.2. Về tính khả thi

Nhiều quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay được đánh giá là ít khả thi. Điều đó thể hiện trên các phương diện sau đây:

- Thứ nhất, chúng ta đang đứng trước một thách thức và mâu thuẫn lớn:

một mặt, do yêu cầu của cuộc sống, nhất là trong điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các ngành, lĩnh vực quản lý đều có nhu cầu cần phải có luật, pháp lệnh để tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết trên từng ngành, lĩnh vực (trung bình mỗi năm ban hành mới được 7 luật, pháp lệnh,

trong vài năm gần đây số lượng luật được thông qua hàng năm mới tăng lên, nhưng do Quốc hội tập trung vào việc làm luật nên việc thông qua pháp lệnh lại bị hạn chế, trong khi đó nhu cầu địi hỏi phải tăng gấp 5 - 10 lần con số này mới đáp ứng được đòi hỏi); mặt khác, để nâng cao chất lượng, hiệu lực,

hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên từng ngành, lĩnh vực, đòi hỏi chất lượng các luật, pháp lệnh phải được bảo đảm, phải có tính khả thi và phải đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước bằng pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền. Thực tế cho thấy, chúng ta mới đáp ứng được một phần địi hỏi

về tiến độ cơng tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, còn về chất lượng các dự án luật, pháp lệnh thì chưa thể nói là đã đạt u cầu;

- Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật chưa bảo đảm tính thống

nhất; có những luật (hoặc pháp lệnh) quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Nhiều luật, pháp lệnh còn dừng ở các quy định mang tính nguyên tắc và dành khơng ít vấn đề cho các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Điều này đã gây ra tình trạng cho đến nay, cịn thiếu hơn 100 nghị định của Chính phủ để hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh ban hành từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá X đến nay17;

- Thứ ba là nhiều quy định cịn thiếu tính khả thi và chưa có cơ chế

thực hiện; phạm vi điều chỉnh cịn thiếu tồn diện, chưa lường trước một cách tối đa các tình huống có thể xảy ra, gây ra sự lúng túng trong quá trình áp dụng;

- Thứ tư, trên thực tế, các văn bản như luật, pháp lệnh, nghị định th- ường cân nhắc và định ra một khoảng thời gian hợp lý trước khi có hiệu lực thi hành đối với những văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân hoặc địi hỏi có sự chuẩn bị cho việc áp dụng luật, nhưng đôi khi thời gian chuẩn bị đã dự kiến đó vẫn chưa sát với thực tế, chưa khả thi. Nguyên nhân là do thiếu sự tham khảo ý kiến của các đối tượng chịu ảnh h- ưởng của văn bản pháp luật trước khi ban hành nên bên cạnh việc quy định các nội dung bất hợp lý thì các văn bản pháp luật đặt ra một khoảng thời gian quá ngắn kể từ khi ban hành đến khi có hiệu lực.

Vì vậy, các nhà làm luật nên nghiên cứu kỹ lưỡng về thực trạng thi hành pháp luật, tiến độ chuẩn bị các văn bản hướng dẫn, việc bảo đảm các

điều kiện cần thiết khác để đưa luật vào cuộc sống mà quy định một khoảng thời gian dài hơn kể từ ngày ban hành đến ngày có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)