Chƣơng 3 : Một số Kiến nghị và giải pháp nhằm đổi mới quy trình lập pháp
3.2. Đổi mới công tác xây dựng dự án luật, pháp lệnh
3.2.3.1. Xây dựng tiêu chí cần thiết để lấy ý kiến nhân dân về dự án luật,
Việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh trong thời gian qua được tiến hành tương đối công phu và đã có những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, để việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, pháp lệnh đạt hiệu quả hơn, Luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:
3.2.3.1. Xây dựng tiêu chí cần thiết để lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, pháp lệnh luật, pháp lệnh
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định vệic lấy ý kiến nhân dân căn cứ vào tính chất, nội dung của dự án luật, pháp lệnh35. Điều đó có nghĩa là khơng phải bất kỳ dự án luật, pháp lệnh nào cũng đều được nhân dân đóng góp ý kiến. Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa quy định tiêu chí cụ thể để việc lấy ý kiến nhân dân, cơ quan, tổ chức đối với một số loại dự án luật, pháp
lệnh nào đó là bắt buộc. Việc quy định chung chung ”Tuỳ vào tính chất và nội
dung của dự thảo” sẽ tạo ra sự khó khăn, thậm chí tuỳ tiện cho các cơ quan có
thẩm quyền trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự án luật, pháp lệnh. Đã đến lúc cần phải xác định các tiêu chí này một cách cụ thể để có cơ sở thống nhất và tránh tuỳ tiện trong quá trình quyết định đưa ra tham khảo ý kiến. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này xin đưa ra một vài tiêu chí cơ bản sau đây:
- Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan trong các trường hợp sau đây:
+ Toàn bộ hoặc một phần nội dung của dự thảo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
+ Việc thực thi dự thảo văn bản khi được thông qua thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó.
- Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm tham khảo ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp trong các trường hợp sau đây:
+ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp;
+ Dự thảo văn bản đó có quy định liên quan đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp;
+ Dự án luật, dự án pháp lệnh lớn, quan trọng, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn xã hội và từng người dân.
Để bảo đảm tính cơng khai, minh bạch và tạo sự chủ động về phía các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cơng khai và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, việc xác định văn bản cần được đưa ra lấy ý kiến nhân dân cần được quy định
sớm, có thể là ngay trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội.