Pháp luật phải bảo đảm tính khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 31)

1.3. Đặc điểm của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền

1.3.3. Pháp luật phải bảo đảm tính khách quan

Để bảo đảm tính khách quan trong đời sống pháp luật, trước hết phải bảo đảm sự phản ánh ý chí chủ quan trong pháp luật khơng thể cao hơn tổng hoà của các hiện thực khách quan đó, mà phải xuất phát và phù hợp với tồn tại khách quan.

Tính khách quan của pháp luật địi hỏi xây dựng pháp luật phải kết hợp chặt chẽ giữa ý chí chủ quan với tồn tại khách quan trong quá trình hình thành các quy phạm pháp luật. Chính vì thế, Mác đã khẳng định: “quyền lập pháp

khơng tạo ra pháp luật, nó chỉ phát hiện và nâng lên thành luật”9

và Người chê trách những nhà làm luật nào “lấy ý muốn chủ quan của mình thay cho

thực chất của các quan hệ xã hội”10

. Sự kết hợp chặt chẽ giữa ý chí chủ quan với tồn tại khách quan trong xây dựng pháp luật đòi hỏi:

8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, H., 2001, tr.134.

9

C.Mác - Ph.Angghen. Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1995, tr 395.

- Xây dựng pháp luật phải bám sát hiện thực khách quan, tôn trọng hiện thực khách quan, phải phát hiện ra các giá trị khách quan mà xã hội có, xã hội cần, xã hội ủng hộ. Điều đó địi hỏi xây dựng pháp luật phải là q trình phản ánh bản chất, các khuynh hướng, động lực vận động của các mối quan hệ xã hội có tính chất phổ biến, lặp lại và gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tự phát, tuỳ tiện, cá biệt, đơn lẻ. Như vậy, xây dựng pháp luật là quá trình phản ánh hiện thực khách quan thông qua hoạt động nhận thức chủ quan của con người, là sự kết hợp biện chứng giữa nhận thức khoa học với chân lý khách quan của hiện thực xã hội để gạt bỏ những ý muốn chủ quan duy ý chí, xa rời hiện thực kinh tế - xã hội, coi thường quy luật vận động của các quan hệ xã hội;

- Xây dựng pháp luật đòi hỏi nhà làm luật phải tổng kết thực tiễn. Một trong những thực tiễn quan trọng cần phải tổng kết là thực tiễn điều chỉnh pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bằng các hoạt động khảo sát, thực nghiệm, nhà làm luật phải đánh giá đúng đắn thực trạng của các quan hệ xã hội trước và sau khi có sự điều chỉnh bằng pháp luật để từ đó xác định hiệu quả của sự điều chỉnh, loại bỏ các yếu tố duy ý chí, cục bộ (địa phương, ngành, lĩnh vực) không phù hợp;

- Sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp của Quốc hội cũng chính là thể hiện tính khách quan trong làm luật của Quốc hội. Việc bảo đảm được tính khách quan trong làm luật sẽ tạo điều kiện phản ánh trung thực cuộc sống xã hội trong luật, mỗi người đều có thể “thấy được mình trong

pháp luật”; pháp luật trở thành tấm gương phản ánh lợi ích, nguyện vọng

chân chính của nhân dân. Từ đây, địi hỏi các cơ quan tham gia vào quy trình lập pháp phải xem xét một cách toàn diện những yếu tố kinh tế - xã hội, tôn

trọng và cân nhắc được mọi lợi ích mà luật cần phản ánh, cần bảo vệ, tránh tình trạng cục bộ, chỉ chú ý đến lợi ích ngành, địa phương.

1.3.4. Tính nhân đạo, cơng bằng của pháp luật

- Sự phát triển của lịch sử nhân loại được đặc trưng bởi xu hướng nhân đạo hoá các quan hệ xã hội, mở rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc nhân đạo trong xây dựng và thực thi pháp luật.

Ngay trong lòng chế độ xã hội chiếm hữu nơ lệ và sau đó là chế độ phong kiến đã bắt đầu hình thành và phát triển những tư tưởng như bình đẳng trước pháp luật, đối xử nhân đạo với người vi phạm pháp luật... Vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên, nhà triết học cổ đại Hy Lạp, Democrit đã viết rằng: “Việc giáo dục con người bằng sự thuyết phục và bằng những lý lẽ của lý trí

tỏ ra có hiệu quả hơn so với áp dụng pháp luật và sự cưỡng bức đối với họ.”

Một ngàn năm trăm năm sau, nhà triết học phương Đông Alpharabi (thế kỷ IX đến thế kỷ X) khi phát triển tư tưởng này đã nhấn mạnh ý nghĩa của các nguyên tắc như: trách nhiệm cá nhân, đối xử bình đẳng và nhân đạo với con

người.11

Khi phê phán pháp luật phong kiến, Montesquier đã đưa ra một loạt các nguyên tắc của pháp luật mà theo ông, chúng xuất phát từ bản chất con người và các điều kiện tự nhiên của đời sống xã hội, trong đó có nguyên tắc phải bảo đảm sự tương xứng giữa hình phạt và tội phạm, không cho phép pháp luật trừng trị sự suy nghĩ, quan điểm, chính kiến khi chúng chưa được thể hiện bằng những hành vi cụ thể. Đồng thời ông cũng cho rằng, “ở những quốc

11 Xem: G.S Kelina, V.N.Kudrjasev “Các ngun tắc của Luật hình sự Xơ Viết, Nxb Khoa học, Maxcova,

gia mà sự cai trị dựa trên những phương thức tàn bạo, sự sợ hãi hình phạt

thực sự đã làm mất đi mọi ý nghĩa phịng ngừa của nó.”12

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nhiều lần nhấn mạnh đến tính nhân đạo của pháp luật. Theo đó, Người cho rằng “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư

pháp cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức.”13

Vì vậy, hình phạt phải lấy giáo dục làm chính và là mục tiêu để cảm hoá tội phạm.

Luật hình sự nước ta cũng ngày càng xác định rõ nguyên tắc và xu hướng nhân đạo trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, lợi ích cộng đồng xã hội. Các biện pháp xử lý đối với người vi phạm pháp luật khơng nhằm mục đích hành hạ thể xác và xúc phạm danh dự, nhân phẩm mà có ý nghĩa răn đe, giáo dục. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã thể hiện xu hướng giảm các biện pháp xử lý hình sự, giảm việc quy định áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình đối với các loại tội phạm về kinh tế... Những quy định này vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, vừa có tính giáo dục, mở đường cho người phạm tội hoàn lương.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng không thể tránh khỏi việc phát sinh các vấn đề xã hội phức tạp như nạn thất nghiệp, người già cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa... Vì vậy, pháp luật của Nhà nước ta cũng hướng mạnh mẽ vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như việc ban hành Bộ luật lao động, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh người cao tuổi...

12

Xem: Sharlia - Monteskiơ, Hợp tuyển, Nxb Khoa học, Maxcova, 1995, tr. 231, 233, 238. 13 Xem: Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, T.3, Nxb Lao động, 1971, tr.138.

Có thể nói, pháp luật có vai trị to lớn trong việc phát huy truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc ta. Xu hướng nhân đạo hoá sẽ giúp cho pháp luật đi sâu vào đời sống, pháp luật được người dân thực hiện tự giác.

- Ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện công bằng cũng là một trong những giá trị xã hội to lớn của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

Công bằng là sự tương xứng giữa ”cống hiến” và ”hưởng thụ” trong điều kiện mọi người đều có cơ may ngang nhau, là sự loại bỏ các đặc quyền, mở ra khả năng cho mọi cá nhân thể hiện năng lực và tài năng của mình, đồng thời, điều này cũng khơng loại trừ sự cạnh tranh trung thực, lành mạnh.

Sự công bằng của pháp luật thể hiện ở chỗ Nhà nước tôn trọng những quyền tự nhiên của con người, như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Dành cho mỗi người điều họ đáng được hưởng nghĩa là người đóng góp nhiều phải nhận được nhiều, người đóng góp ít sẽ nhận được ít. Dù ở chừng mực nào, sự phân phối của cải cũng phải được xác định theo cách đó thì mới thể hiện sự công bằng của pháp luật.

Như vậy, có thể nói, cơng bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội.

1.3.5. Tính tối cao của đạo luật trong hệ thống văn bản pháp luật và nguyên tắc pháp chế trong Nhà nƣớc pháp quyền và nguyên tắc pháp chế trong Nhà nƣớc pháp quyền

1.3.5.1. Bảo đảm tính tối cao của các đạo luật trong hệ thống văn bản pháp luật

Một trong những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là việc quản lý xã hội bằng các đạo luật; bảo đảm tính tối cao của các đạo luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đây không phải là một yêu cầu

chủ quan, duy ý chí mà xuất phát từ chính bản thân các đạo luật là sự phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân nên nó cần được khẳng định và ghi nhận là nguồn cơ bản và hàng đầu của các văn bản quy phạm pháp luật. Yêu cầu này đặt ra một số vấn đề như sau:

- Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tổ chức và hoạt động theo quy định của các đạo luật;

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật phải trên cơ sở văn bản luật; nội dung của văn bản hướng dẫn không được trái với văn bản luật;

- Xác lập và tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Có biện pháp hữu hiệu bảo đảm việc thực thi triệt để quy định của các đạo luật.

Bảo đảm tính tối cao của các đạo luật cũng đang là một mục tiêu mà Nhà nước ta đang hướng tới. Tuy nhiên, có những nguyên nhân khác nhau làm hạn chế sự thống trị của pháp luật trong đời sống xã hội ở nước ta thời gian qua. Đó là: đất nước trải qua chiến tranh trong một thời gian dài; việc kéo dài chế độ quan liêu bao cấp; việc chưa đề cao hệ thống tư pháp; sự duy trì của chủ nghĩa coi thường pháp luật; việc không chấp nhận tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong một thời gian dài... Thiết nghĩ rằng, đã đến lúc cần phải thừa nhận giá trị xã hội to lớn của pháp luật, rằng không thể đi đến xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đến hình thức tổ chức chính trị đặc trưng cho xã hội văn minh, dân chủ hiện nay ở nước ta, nếu không khẳng định và thực hiện sự thống trị của pháp luật trong các quan hệ xã hội.

1.3.5.2. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế

Bảo đảm nguyên tắc pháp chế là một yêu cầu đối với pháp luật trong Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện trên những phương diện sau:

- Trong hoạt động xây dựng pháp luật, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, đảm bảo sự thống nhất về nội dung lẫn hình thức thể hiện của văn bản pháp luật. Muốn thế, trong quá trình xây dựng pháp luật địi hỏi các chủ thể sáng tạo pháp luật phải tuân thủ pháp luật. Lênin đã nhiều lần khẳng định sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động lập pháp không kém phần quan trọng so với sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động hành pháp và tư pháp14. Bởi sự không tuân thủ pháp luật trong xây dựng pháp luật sẽ tạo ra một hệ thống pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất, chất lượng thấp. Để bảo đảm cho nguyên tắc pháp chế được thực hiện trong hoạt động xây dựng pháp luật đòi hỏi:

+ Hiến pháp phải là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. Tất cả các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật không được mâu thuẫn và trái với Hiến pháp;

+ Luật về nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau;

+ Hình thức thể hiện phải tạo thành một hệ thống thống nhất về tên gọi với thứ bậc cao thấp khác nhau do Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định;

+ Phải tuân thủ nghiêm chỉnh các bước, các giai đoạn của quy trình lập pháp. Đề cao trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền, bảo đảm các quy định về thời gian, các tiêu chí về nội dung của quy trình lập pháp được tuân thủ trên thực tế.

- Bảo đảm pháp chế trong thực thi pháp luật đòi hỏi tổ chức và hoạt

động của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và hành vi cá nhân đều phải phù hợp với pháp luật, tuân theo pháp luật, thực hiện pháp luật. Pháp chế hàm chứa trong đó yêu cầu bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả các quyền và tự do của công dân được pháp luật quy định. Do đó phải có biện pháp xử lý kịp thời và công minh những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của cơng dân, của tập thể, của Nhà nước.

Pháp chế và Nhà nước pháp quyền có mối quan hệ mật thiết song khơng hồn tồn đồng nhất. Nhà nước pháp quyền là vấn đề rộng lớn hơn, bao hàm pháp chế; khơng có pháp chế khơng thể nói đến Nhà nước pháp quyền. Nhưng nếu chỉ thực hiện pháp chế mà yêu cầu cốt lõi là tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, khơng có một ngoại lệ nào, thống nhất khơng thơi thì cũng chưa có đầy đủ một hiện thực về Nhà nước pháp quyền15.

1.3.6. Tính minh bạch, cơng khai của pháp luật

Tính minh bạch, cơng khai của pháp luật gồm có các u cầu sau:

- Thứ nhất, tính rõ ràng của pháp luật. Một hệ thống pháp luật bảo đảm

tính rõ ràng trước hết phải là một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn, bảo đảm trật tự hiệu lực pháp lý. Trong đó, Hiến pháp phải là đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất, các đạo luật và các văn bản dưới luật khác khi ban hành phải bảo đảm không trái với những quy định của Hiến pháp.

Một hệ thống pháp luật rõ ràng cũng phải bảo đảm từng quy phạm pháp luật trong đó phải đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng để có thể nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chính vì thế, một trong những yêu cầu về kỹ thuật lập pháp là

15 Hoàng Thị Kim Quế, Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, tạp chí Dân chủ

ngơn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thơng, cách diễn đạt phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và được hiểu thống nhất; không quy định chồng chéo, trùng lặp.

- Thứ hai, tính ổn định. Quy phạm pháp luật chính là nguyên tắc xử sự

chung của các thành viên trong xã hội. Như vậy, từ bản chất bên trong của quy phạm pháp luật đã có sự ổn định. Nó thay đổi khi các hành vi riêng lẻ cùng các cá nhân đồng loạt thay đổi cơ bản và dịch chuyển đến một mức cân bằng mới. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà lập pháp là phải bảo đảm để pháp luật không chỉ là tấm gương phản ánh cuộc sống mà cịn phải có tính dự báo trước những nhu cầu, biến động của cuộc sống, tránh tình trạng luật vừa ban hành đã phải liên tục sửa đổi, bổ sung.

Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật là công cụ quản lý xã hội. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền chỉ có ý nghĩa khi nó được nhân dân và các chủ thể khác trong xã hội tuân theo. Muốn tn theo thì phải có sự chuẩn bị nhất định từ phía người dân. Muốn có sự chuẩn bị thì pháp luật phải ổn định để người dân kịp lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)