2.1. Thực trạng khung pháp luật tại Việt Nam hiện nay
2.1.2.1. Về tính toàn diện, thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm
Nhiệm kỳ Quốc hội khoá X, Quốc hội thông qua 35 luật, bộ luật và nghị
quyết có chứa văn bản quy phạm pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành 44 pháp lệnh. Trong khi đó, đến nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI, nhờ có việc đổi mới một bước quy trình thảo luận, xem xét thông qua luật, pháp lệnh, tính đến hết năm 2004, Quốc hội đã thông qua được 34 luật, bộ luật, nghị
quyết có chứa quy phạm pháp luật và Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua được 25 pháp lệnh. Riêng tại kỳ họp thứ 7 vừa qua (6-2005), Quốc hội đã thông qua được 14 luật.
2.1.2. Hạn chế và tồn tại
Nhìn tổng thể có thể thấy rằng, tuy thời gian không dài nhưng Nhà nước ta đã xây dựng được một khung pháp luật mới trên mọi lĩnh vực pháp luật thay thế cho khung pháp luật của nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá, thể hiện nguyên tắc hiến định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, xây
dựng Nhà nước pháp quyền”.
Tuy nhiên, nhìn từ tiêu chí của một hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền thì khung pháp luật Việt Nam thể hiện những mặt hạn chế sau đây:
2.1.2.1. Về tính toàn diện, thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phạm pháp luật
Về tính toàn diện
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có những điều kiện khách quan về mặt lịch sử như đất nước có chiến tranh, Nhà nước phải
dành nhiều thời gian cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh, tái kiến thiết đất nước nên trong nhiều năm, công tác lập pháp chưa được quan tâm tương xứng với vị trí, vai trò trong hoạt động của Quốc hội. Bên cạnh đó, tư duy lập pháp chưa được đổi mới theo kịp tiến độ phát triển kinh tế - xã hội.
Chiến lược lập pháp mới được xác định trong hai nhiệm kỳ Quốc hội gần đây đã khiến cho việc xây dựng luật, pháp lệnh thường xuyên trong tình trạng bị động, không đáp ứng kịp nhu cầu của cuộc sống. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự thiếu toàn diện, thiếu thống nhất, thiếu ổn định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các luật, pháp lệnh đã ban hành thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung. Nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội thiếu những văn bản có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh như lĩnh vực về tiêu chuẩn hoá, thị trường chứng khoán, giao dịch điện tử...
Về tính thống nhất
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành gồm có Hiến pháp, luật, nghị quyết; do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành có pháp lệnh, nghị quyết. Hình thức nghị quyết của Quốc hội và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể là văn bản quy phạm pháp luật, song cũng có thể là các văn bản áp dụng pháp luật, không chứa quy phạm. Tuy nhiên, quy định nêu trên đã dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng, không bảo đảm nguyên tắc về thứ bậc pháp lý của hệ thống văn bản. Cụ thể như Hiến pháp luôn được coi là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, song lại có thể bị sửa đổi, bổ sung một số điều bằng hình thức nghị quyết (là hình thức phổ biến được dùng để ra các văn bản áp dụng pháp luật). Hoặc có trường hợp, có những văn bản có nội dung như một pháp lệnh, cũng bao gồm các quy phạm pháp luật để điều chỉnh về một lĩnh vực nhưng lại được ban
hành dưới hình thức nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội như Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991. Ngoài ra, có những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội (như thuế thu nhập cá nhân, tôn giáo) nhưng lại mới chỉ có văn bản của Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh.
Do luật không phân biệt rõ trường hợp nào thì sử dụng loại văn bản nào nên trên thực tế có lúc việc quyết định sử dụng hình thức văn bản luật, pháp lệnh hay nghị quyết mới dựa trên suy luận cảm tính về mức độ phức tạp của văn bản hoặc của vấn đề cần điều chỉnh, gây ra sự thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.