Chƣơng 3 : Một số Kiến nghị và giải pháp nhằm đổi mới quy trình lập pháp
3.2. Đổi mới công tác xây dựng dự án luật, pháp lệnh
3.2.1.2. Đổi mới quy định về Ban soạn thảo
Hiện nay, hơn 90% dự án luật, pháp lệnh là do Chính phủ trình. Để đổi mới quy trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình, có ý kiến đề xuất mơ hình cơ quan soạn thảo “độc lập”; hay nói một cách khác, khơng giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì chuẩn bị dự án luật như bấy lâu nay, mà nên giao cho một cơ quan khác để tránh sự cục bộ hay đề cao lợi ích ngành là hiện tượng đã từ lâu cần khắc phục.
Ở một số nước, việc chuẩn bị dự án luật của Chính phủ được thực hiện rất cơng phu và thường bao gồm các bước chính như sau:
Nghiên cứu vấn đề
Bước này có thể do Bộ chuyên môn, một tổ chức tư vấn độc lập hoặc một Uỷ ban lâm thời được thành lập ra để thực hiện;
Phân tích chính sách
Sau khi nghiên cứu vấn đề, các chủ thể được giao nghiên cứu phải tiến hành phân tích chính sách về vấn đề đó nhằm làm rõ nguyên nhân phát sinh vấn đề, lý do phải xử lý vấn đề bằng pháp luật, chi phí của việc điều chỉnh vấn đề bằng pháp luật, việc điều chỉnh đó có được Hiến pháp cho phép khơng, có tác động như thế nào đến hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó, các chủ thể có thẩm quyền chính thức đưa ra kiến nghị về chính sách lập pháp.
Phê chuẩn chính sách
Ở bước này, Chính phủ thảo luận và cân nhắc về những vấn đề như: chính sách đưa ra có nằm trong ưu tiên của Chính phủ hay khơng, uy tín của Chính phủ và chi phí phải trả nếu thơng qua chính sách đó, khả năng thuyết phục Quốc hội như thế nào, sau đó, quyết định phê chuẩn hay khơng phê chuẩn chính sách.
Soạn thảo dự án luật
Bước này được tiến hành theo hai cách: một là chuyển kết quả phân tích và phê chuẩn chính sách về Bộ chuyên môn để các chuyên gia nghiên cứu, các chuyên gia soạn thảo phối hợp thực hiện; hai là chuyển về một cơ quan soạn thảo chung (thường là Cục soạn thảo văn bản) để soạn thảo34.
Tuy nhiên, để khắc phục tính cục bộ của việc soạn thảo dự án luật,