- Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là đơn vị sự nghiệp công
2.2.1.4. Phục các công tác khác của Quốc hội như bầu cử, công tác đối ngoại, công tác dân nguyện và các công tác khác thuộc lĩnh vực
đối ngoại, công tác dân nguyện… và các công tác khác thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội Về công tác bầu cử. Thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI tiến hành vào ngày 19-5-2002 đã đạt được thắng lợi to lớn, bảo đảm yêu cầu dân chủ, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm. Triển khai công tác bầu cử, Văn phòng đã tham mưu, phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 284/2002/NQ-UBTVQH10 ngày 26-11-2002, công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử; đồng thời từ ngày 31-1 đến ngày 1-2-2002, Văn phòng còn phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức, phục vụ Hội nghị toàn quốc về triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI. Văn phịng đã phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kể cả nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Qua các đợt kiểm tra, giám sát, Văn phịng đã tham mưu, giúp các đồn trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn địa phương kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bầu cử. Để tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện tốt quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Văn phòng đã tham mưu, đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử ban hành các văn bản hướng dẫn như quy định về quyền bầu cử, ứng cử của công dân; việc lập danh sách cử tri; quy trình vận động bầu cử… Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII sắp kết thúc, đến đầu năm 2011 nhiệm kỳ khóa mới bắt đầu và cơng tác bầu cử cũng như công tác giúp việc bầu cử là vấn đề
vô cùng quan trọng mà Văn phòng Quốc hội phải nỗ lực chuẩn bị ngay từ những ngày đầu để triển khai kế hoạch phục vụ.
Về Công tác đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng đã phục vụ Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội triển khai các hoạt động đối ngoại một cách chủ động, cả trong quan hệ song phương và tại các diễn đàn Nghị viện đa phương. Văn phịng đã tổ chức và phục vụ đón tiếp số lượng lớn các Đồn đại biểu Quốc hội các nước đến thăm chính thức, làm việc, nghiên cứu khảo sát tại Việt Nam. Đồng thời, phục vụ các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cán bộ nước ta đi công tác, dự các hội nghị quốc tế tại các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và Trung Đông. Để tạo cơ sở thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội, Văn phịng đã phục vụ Ủy ban Đối ngoại trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Quy chế hoạt động đối ngoại. Tại các diễn đàn Nghị viện đa phương, Văn phịng đã tích cực phục vụ để Quốc hội ta chủ động tham gia và đóng góp vào thành cơng chung của các hội nghị Liên nghị viện thế giới. (Tháng 3-2004, Văn phòng đã phối hợp phục vụ Quốc hội tổ chức thành công Diễn đàn đối tác Nghị viện Á - Âu ASEP lần thứ ba (ASEP3) tại thành phố Huế với sự tham dự của 120 đại biểu đến từ 7 nước ASEAN và 15 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), cùng 3 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Diễn đàn này được tiến hành với chủ đề hướng tới một nền thương mại quốc tế bình đẳng hơn, đồng thời thúc đẩy giao lưu và đa dạng văn hóa trong khn khổ đối tác Á - Âu. Tiếp đó, Văn phịng cũng đã phục vụ Quốc hội tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 13 Diễn đàn Nghị viện các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương (APPF13) tại Quảng Ninh vào tháng 1-2005 với sự tham gia của 275 nghị viên đến từ 23 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu tham dự Hội nghị toàn thế giới lần thứ II những người đứng đầu các cơ quan lập pháp các nước tổ chức tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (tháng 9-2005); năm 2007, Văn phòng Quốc hội đã chuẩn bị nội dung
và các hình thức vận động giúp ứng cử viên của Quốc hội ta được Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 117 bầu vào Ban Chấp hành IPU với sự tín nhiệm cao… và gần đây nhất là công tác phục vụ cho Hội đồng liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 20 đến ngày 24 - 9 - 2010. Với sự nỗ lực chung của toàn thể Lãnh đạo Văn phòng cũng như cán bộ, cơng chức Văn phịng Quốc hội trong cơng tác chuẩn bị, hỗ trợ phục vụ trong những ngày diễn ra Đại hội, góp phần mang đến thành công rực rỡ cho hội nghị...
Ngồi ra, Văn phịng cịn phục vụ tổ chức các hội nghị để giới thiệu về hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong bối cảnh mới. Tổ chức nhiều hoạt động của các Nhóm nghị sĩ hữu nghị. Tổ chức hội thảo cũng như hỗ trợ đào tạo, trao đổi kinh nghiệm phục vụ Quốc hội theo thỏa thuận giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam với Văn phịng Quốc hội các nước bạn có quan hệ nghị viện với nước ta (đặc biệt với Văn phòng Quốc hội Lào và Văn phịng Quốc hội Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị mật thiết với hai nước bạn).. Bên cạnh đó, Văn phịng Quốc hội còn phục vụ lãnh đạo Quốc hội điều phối các dự án hợp tác quốc tế; chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án quốc tế của các cơ quan của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Về công tác dân nguyện. Trong những năm gần đây, số lượt công
dân đi khiếu nại, tố cáo và lượng đơn, thư của công dân vẫn không giảm và cịn diễn biến phức tạp. Trung bình hàng năm, Văn phịng đã tiếp hàng nghìn lượt cơng dân; tiếp nhận, phân loại hàng vạn đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân về nhiều lĩnh vực; chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền và đơn đốc giải quyết được hàng nghìn vụ việc. Đối với các đơn, thư gửi đến lãnh đạo Quốc hội đã được Văn phòng nghiên cứu, đề xuất ý kiến trả lời. Đặc biệt, Văn phòng đã phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung xử lý, giải quyết được nhiều vụ việc nhạy cảm liên quan đến đất đai, nhà cửa, các trường hợp khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài; đề xuất và phục vụ Ủy ban Thường
vụ Quốc hội giám sát việc khiếu nại tồn đọng lâu ngày, phối hợp chặt chẽ với các Đồn đại biểu Quốc hội và Văn phịng Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri làm tài liệu để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham khảo; đôn đốc, theo dõi các bộ, ngành giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và phục vụ Ban Dân nguyện theo dõi việc thực hiện lời hứa của người bị chất vấn… Văn phòng còntổ chức phục vụ chu đáo các đồn cơng tác của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại các địa phương về tình hình thi hành pháp luật và cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
(Theo Báo cáo Tổng kết cơng tác năm 2009 của Văn phịng Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Ban dân nguyện và các cơ quan chức năng tiếp 9.666 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Quốc hội, các
cơ quan của Quốc hội; phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp nhận, xử lý 19.427 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân; phối hợp với Ban dân nguyện giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, xử lý đơn, thư và tiến hành giám sát việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đối với một số vụ việc khiếu nại,
tố cáo cụ thể theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp với Ban dân nguyện, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp 3.975 ý kiến và nhóm ý kiến, kiến nghị của cử tri; xem xét, phân loại và chuyển 2.844 ý kiến, nhóm ý kiến, kiến nghị đến các Bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội có thẩm quyền xem xét, giải quyết.)
Về lĩnh vực phục vụ các hoạt động chung của Quốc hội và Ủy ban
Thường vụ Quốc hội. Văn phòng Quốc hội phục vụ các hoạt động chung của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội như tổ chức, quản lý thông tin nghiên cứu khoa học, báo chí, xuất bản, thư viện, đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, hoạt động thường xuyên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban, Các đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội (Văn thư lưu trữ, hành chính, quản trị…).
Công tác tham mưu, phục vụ điều hành là mảng cơng tác quan trọng, góp phần bảo đảm sự thành công của kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội. Văn phòng đã nỗ lực phấn đấu để ngày càng nâng cao hiệu quả phục vụ. Các công việc xây dựng chương trình, chuẩn bị nội dung của kỳ họp, phiên họp được Văn phịng chủ động nghiên cứu sớm để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong thời gian diễn ra các kỳ họp, phiên họp, Văn phòng đã tham mưu để Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp xếp, bố trí nội dung hợp lý vừa tiết kiệm được thời gian, vừa đạt hiệu quả. Các bộ phận chuyên mơn của Văn phịng ln đi sâu nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng biên tập để nâng cao chất lượng các văn bản phục vụ việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc chuẩn bị các tờ trình, báo cáo, dự thảo các bài phát biểu của lãnh đạo Quốc hội ngày càng được nâng cao về chất lượng cũng như đáp ứng kịp thời gian.
Phục vụ công tác hướng dẫn và giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội. Văn phòng đã phối hợp với Ban công tác đại biểu tham mưu, phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản hướng dẫn Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố về một số vấn đề liên quan đến việc kéo dài nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân; phê chuẩn kết quả bầu cử các chức danh của Hội đồng nhân dân một số tỉnh, thành phố; thực hiện quy trình bổ nhiệm nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức, phục vụ các hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong đó có việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động đại biểu; bồi dưỡng cán bộ Văn phòng giúp việc Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại địa phương; tổ chức hội thảo quốc tế và các hội thảo, tọa đàm về đại biểu Quốc hội với công tác lập pháp, giám sát, quyết định ngân sách... thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban.
Việc triển khai thực hiện các chương trình của dự án quốc tế cũng đạt được kết quả như tiến hành quản lý và thực hiện các dự án của Chính phủ Đan Mạch (DANIDA), dự án của Chính phủ Thụy Sĩ và Chính phủ Canađa đồng
tài trợ (VIE/02/07), dự án của Chính phủ Thụy Điển (SIDA)… Hoạt động của các dự án đã tập trung vào nhiều lĩnh vực như bồi dưỡng kỹ năng hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội, đào tạo ngoại ngữ cho đại biểu Quốc hội và cán bộ Văn phòng Quốc hội; mua sắm trang thiết bị máy tính cho Văn phịng Đồn đại biểu Quốc hội ở 64 (hiện giờ là 63) tỉnh, thành phố và các vụ, đơn vị thuộc Văn phịng Quốc hội…
Cơng tác bảo đảm kinh phí hoạt động và các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật được Văn phòng thực hiện chu đáo. Căn cứ vào các hoạt động cụ thể của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng đã tham mưu phục vụ Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo và tổ chức thực hiện kinh phí hoạt động hàng năm của Quốc hội như: lập dự toán kinh phí hoạt động của Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, quyết định; tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao dự toán và phân bổ kinh phí hoạt động cho các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đơn vị trong Văn phịng Quốc hội và các Đồn đại biểu Quốc hội; bảo đảm kinh phí phục vụ các kỳ họp Quốc hội, các hoạt động đối ngoại và các công tác khác.
Để làm tốt cơng tác thơng tin, báo chí, nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án quốc tế, Văn phịng tiếp tục duy trì việc ghi âm, gỡ băng tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách; thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu luật và đưa thông tin lên mạng nội bộ, phục vụ nhu cầu tìm hiểu của các đối tượng nghiên cứu; cung cấp thông tin về hoạt động của Quốc hội trên mạng nội bộ Intranet và Internet, xuất bản đĩa CD-ROM, cung cấp cho các đại biểu Quốc hội, các vụ, đơn vị trong Văn phịng và góp phần tun truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân.
Cơng tác hành chính, văn thư đã phục vụ kịp thời các yêu cầu hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để nâng cao chất lượng phục vụ, Văn phòng đã cải tiến cách thức làm việc, bảo đảm quy trình tiếp nhận cơng văn, tài liệu. Trung bình mỗi năm, Văn phịng
đã gửi và tiếp nhận hàng vạn bì cơng văn đi, đến, cung cấp hàng trăm đầu báo, bản tin đúng đối tượng; phân loại hàng nghìn trang tài liệu. Kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu được bảo quản an toàn và ngày càng phát huy tác dụng phục vụ công tác