Từ mơ hình cơ quan giúp việc của Quốc hội một số nƣớc tham chiếu đến bộ máy giúp việc của Quốc hội nƣớc ta

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 76 - 79)

- Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là đơn vị sự nghiệp công

3.2.1. Từ mơ hình cơ quan giúp việc của Quốc hội một số nƣớc tham chiếu đến bộ máy giúp việc của Quốc hội nƣớc ta

tham chiếu đến bộ máy giúp việc của Quốc hội nƣớc ta

- Nên thành lập một bộ máy giúp việc riêng - bộ máy chuyên phục vụ Chủ tịch Quốc hội thay vì như hiện nay, giúp việc cho Chủ tịch chỉ có chức danh Trợ lý và Thư ký Chủ tịch.

Theo quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội thì Chủ tịch Quốc hội không được ghi nhận thành một chế định riêng như Chủ tịch nước, trong khi đó xét trên phương diện hoạt động của Chủ tịch Quốc hội cho thấy Chủ tịch Quốc hội không phải là một người mà chính xác là một chế định. Bởi lẽ, Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu cơ quan lập pháp, đứng đầu bộ máy, phụ trách đối ngoại của Quốc hội, phụ trách ngân sách của Quốc hội, có vai trị lớn nhất về chính trị, có tương tác qua lại với cử tri để bảo đảm phát triển chế định đại diện này. Tham khảo mơ hình của Đức, cho thấy Chủ tịch

Quốc hội Liên bang có Văn phịng Chủ tịch và các chuyên gia giúp Chủ tịch và bộ máy giúp việc cho Chủ tịch Quốc hội Đức có hơn năm chục người. Mơ hình Văn phịng Chủ tịch Quốc hội như của Nghị viện Đức qua thực tế hoạt động đã chứng minh tính hiệu lực và hiệu quả cao. Đó là một ví dụ tốt nên chăng ta cũng thành lập Văn phòng Chủ tịch Quốc hội có đội ngũ nhân sự phục vụ riêng thay vì chỉ có chức danh Chủ tịch Quốc hội như hiện nay chỉ có vài người phục vụ vì thực chất bộ máy phục vụ của Văn phòng bị cuốn hết vào công việc chung mà không chuyên sâu giúp Chủ tịch Quốc hội.

- Ngoài chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội như hiện tại có thể có thêm một chức danh khác, chẳng hạn như chức danh Tổng Thư ký Quốc hội, để đảm nhiệm hai lĩnh vực khác nhau: một phần trực tiếp tham mưu phục vụ cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thì giao cho Tổng thư ký của Quốc hội; một phần phục vụ về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, điều kiện làm việc… thì giao cho Chủ nhiệm Văn phòng. Như thế sẽ phù hợp với tính chất cơng việc và thuận tiện trong việc bố trí, sử dụng nhân lực hơn. Nếu theo cơ cấu như vậy thì chức danh Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội khơng nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội, bởi lẽ phần trực tiếp tham mưu cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được giao cho Tổng Thư ký rồi. Và người đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký phải là đại biểu Quốc hội, am hiểu về lĩnh vực lập pháp để tham mưu cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc đưa ra các quyết sách. (Ở mơ hình cơ quan giúp việc cho Nghị viện Nhật Bản thì mỗi viện đều có văn phịng riêng của mình, đứng đầu là Tổng thư kí, Tổng thư kí khơng phải là nghị sĩ Quốc hội. Dưới sự giám sát của Chủ tịch Hạ viện, Tổng thư kí kí các tài liệu, giữ các biên bản của các cuộc họp ủy ban và các phiên họp toàn thể… Tổng thư kí là một chuyên gia cố vấn về mặt thủ tục cũng như các hoạt động khác, hỗ trợ Chủ tịch hạ viện trong q trình quản lí. Cho tới khi Chủ tịch và Phó chủ tịch Hạ viện được bầu, Tổng thư kí là người thực hiện những cơng việc với vai trị là Chủ tịch của Hạ viện).

- Từ cơ cấu của Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học đang tồn tại, nên mở rộng thêm vấn đề về thông tin, truyền thông tới công chúng. Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân và phải tương tác với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân vậy mà ta chưa chú trọng thực sự đến công tác này. Thời gian qua, thông tin hoạt động, thông tin công chúng Quốc hội phát triển tương đối hạn chế và chưa có chiến lược thực sự, chưa coi vấn đề thông tin qua lại với cử tri là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển chung của Quốc hội. Như ở Văn phòng Quốc hội Thụy Điển, Tiểu Ban Truyền thông chịu trách nhiệm thúc đẩy việc mở rộng và truy cập thông tin cùng những tài liệu cơ bản thực tế về Quốc hội, các hoạt động của nó và EU. Ban này cũng cung cấp tư liệu cơ bản và những sự phát triển của quốc tế, quốc gia và các địa phương cho các nghị sĩ và nhân viên của Quốc hội nhằm đảm bảo chất lượng cao trong quá trình ra quyết định… Trở lại với Quốc hội nước ta, việc thành lập một bộ phận (có thể là cấp Phòng thuộc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học - gọi là Phịng Thơng tin cơng chúng!) chuyên về vấn đề quan hệ công chúng là rất nên. Có như vậy, mối quan hệ tương tác giữa Quốc hội nói chung và đại biểu Quốc hội nói riêng đối với các bộ, ngành cũng như đối với cử tri cả nước sẽ thực sự gắn kết, bền chặt và tạo ra được niềm tin công chúng đối với Quốc hội thông qua những luồng thông tin hai chiều liên tục được cập nhật. Đặc biệt, việc đăng tải cũng như trao đổi trực tiếp thông tin giữa Quốc hội, cơ quan giúp việc Quốc hội trên mạng kết nối với các bộ, ngành trong những lĩnh vực liên quan cần phối hợp sẽ đem đến hiệu quả cao, nhất là trong việc phối hợp công tác trước, trong và sau mỗi kỳ họp Quốc hội.

- Trong tương lai, việc tiến tới thành lập một văn phòng riêng giúp việc đại biểu cũng là một kinh nghiệm về tổ chức rất hợp lý mà Nghị viện các nước đã làm. Hiện nay do điều kiện về nhiều mặt trong đó đặc biệt là về vấn đề tài chính nên việc đầu tư kinh phí để mỗi đại biểu có thể có được văn phịng giúp việc riêng chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, để tiến tới một

Quốc hội chuyên nghiệp và các đại biểu là những nghị viên chuyên sâu về lĩnh vực lập pháp thì việc có bộ phận giúp việc, tư vấn riêng là hoàn toàn hợp logic.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)