Mối quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị trong Văn phòng Quốc hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 54 - 57)

- Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là đơn vị sự nghiệp công

2.1.4. Mối quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị trong Văn phòng Quốc hộ

- Nhà khách 165 Nam Kỳ Khởi Nghĩa là đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Văn phịng Quốc hội tự bảo đảm chi phí hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chi tiêu tài chính của đơn vị sự nghiệp. Nhà khách có chức năng phục vụ, bố trí nơi ăn, nghỉ, hội nghị, hội họp trong các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội; tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với khả năng của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật… [51, Điều 1].

- Nhà khách 27 A Trần Hưng Đạo là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phịng Quốc hội, tự bảo đảm chi phí hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chi tiêu tài chính của đơn vị sự nghiệp. Nhà khách có chức năng phục vụ, bố trí nơi ăn, nghỉ, hội nghị, hội họp trong các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội; tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với khả năng của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật.

2.1.4. Mối quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị trong Văn phòng Quốc hội phòng Quốc hội

Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành thì mỗi vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể, phụ trách những mảng công việc chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ chung của Văn phòng Quốc hội là cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội thì các vụ, đơn vị trong Văn phịng khơng hoạt động độc lập, riêng lẻ mà trong hầu hết các lĩnh vực cơng tác đều địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các vụ, đơn vị khác trong Văn phịng

Ngun tắc chung về việc phối hợp cơng tác giữa các đơn vị trong Văn phòng Quốc hội được khẳng định tại Điều 2 Quy chế làm việc của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định số 1758/QĐ-CNVP ngày 29-9-2005 của Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội. Theo đó, "các đơn vị thuộc Văn phịng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình". Cụ thể hóa ngun tắc này, bản Quy chế đã quy định rõ về nội dung phục vụ và mối quan hệ công tác của các vụ, đơn vị và việc giữ mối quan hệ công tác của các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng như sau:

- Các vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thuộc Văn phòng và các cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo đảm hồn thành công việc được phân công; phối hợp trong việc thực hiện các công việc về tổ chức cán bộ, cung cấp thông tin, tư liệu, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, việc sử dụng kinh phí được phân bổ của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Các đơn vị phục vụ chung thuộc Văn phịng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thuộc Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan để phục vụ kịp thời, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy, Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 1-10-2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quy chế làm việc của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định số 1758/QĐ-CNVP ngày 29-9-2005 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Quyết định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các vụ, đơn vị trong Văn phòng là những căn cứ pháp lý cơ bản cho mối quan hệ phối hợp công tác của các vụ, đơn vị trong Văn phòng Quốc hội.

Trong tất cả các cơng đoạn của quy trình lập pháp có sự tham gia của các cơ quan của Quốc hội đều đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các vụ, đơn vị

hữu quan thuộc cả ba khối đơn vị trong Văn phòng Quốc hội. Từ việc xây dựng chương trình luật, pháp lệnh hàng năm, nhiệm kỳ; việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đến việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp … bên cạnh đơn vị chủ trì được phân cơng rõ ràng trong Quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng vụ, đơn vị, không thể thiếu sự phối hợp với các đơn vị hữu quan. Có thể lấy một vài ví dụ như: các hoạt động hỗ trợ về hành chính, quản trị, tài chính là đương nhiên đối với mọi hoạt động của các vụ trực tiếp phục vụ Hội đồng, Ủy ban, Ban; hoặc ngay cả hoạt động thẩm tra tưởng như chỉ thuộc trách nhiệm của một Hội đồng, Ủy ban nhưng thực tế, bên cạnh Ủy ban chủ trì thẩm tra, cịn có các Ủy ban phối hợp thẩm tra chính vì vậy, việc phối hợp giữa các đơn vị phục vụ các Ủy ban này là tất yếu. Ngoài ra, để phục vụ công tác thẩm tra của Hội đồng, Ủy ban đối với các dự án luật, pháp lệnh, các báo cáo đạt chất lượng cao, các vụ phục vụ Hội đồng, Ủy ban cũng cần phải phối hợp với Trung tâm thông tin, Trung tâm tin học và các vụ hữu quan trong việc cung cấp những thông tin tham khảo cần thiết về lĩnh vực liên quan…

Cũng tương tự như vậy, trong lĩnh vực giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng, các vụ, đơn vị của Văn phịng Quốc hội đã có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Từ việc xây dựng chương trình giám sát hàng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; việc triển khai giám sát theo chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; việc tập hợp, tổng hợp kết quả giám sát hàng tháng, hàng quý, hàng năm … đều đòi hỏi sự nỗ lực cộng tác của các vụ phục vụ Hội đồng dân tộc, các Ủy ban và Vụ tổng hợp là đầu mối phối hợp trong các hoạt động này. Mỗi báo cáo giám sát được trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có một phần khơng nhỏ cơng sức tập thể của các cơ quan tham mưu phục vụ.

Trong việc phục vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo lĩnh vực kinh tế - xã hội, thông qua các nghị quyết về nhiệm vụ hàng năm, nghị quyết về các cơng trình quan trọng quốc gia hay các nghị quyết chuyên đề khác đều địi hỏi phải có sự phối hợp phục vụ của các vụ phục vụ Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và một số vụ, đơn vị phục vụ chung của Văn phịng.

Các vụ, đơn vị có quan hệ nhịp nhàng, ăn khớp trong việc phối hợp phục vụ cung cấp thơng tin phục vụ cơng tác điều hịa, phối hợp, chỉ đạo điều hành; đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác.Tuy chỉ là những hoạt động hỗ trợ, phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như những chức năng, nhiệm vụ quan trọng khác của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, nhưng mảng cơng tác này lại địi hỏi các vụ, đơn vị trong Văn phòng Quốc hội phải phối hợp thật sự nhịp nhàng và hiệu quả. Từ việc xây dựng các báo cáo hàng tuần, hàng tháng, báo cáo tổng kết hàng năm, nhiệm kỳ, đến việc tổ chức các hoạt động thường xuyên khác như phục vụ lãnh đạo Quốc hội trong các chuyến thăm và làm việc ở trong nước, ngoài nước, phục vụ các hội nghị, hội thảo, tiếp khách … đều đòi hỏi sự tham gia phục vụ của nhiều vụ, đơn vị trong Văn phịng. Với tinh thần đồn kết nhất trí, vì cơng việc chung, trong thời gian vừa qua, do phối hợp cơng tác tốt nên nhìn chung, các hoạt động của của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã được tổ chức phục vụ chu đáo, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 54 - 57)