MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI BỘ MÁY GIÖP VIỆC NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG CÔNG TÁC PHỤC VỤ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 75 - 76)

- Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là đơn vị sự nghiệp công

3.1. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI BỘ MÁY GIÖP VIỆC NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG CÔNG TÁC PHỤC VỤ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA

ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG CÔNG TÁC PHỤC VỤ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI, CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Thực tiễn đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội trong những năm gần đây và trong những năm tiếp theo đã và đang đặt ra các yêu cầu hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ máy tham mưu giúp việc cho Quốc hội, cụ thể đảm bảo các yêu cầu sau:

- Yêu cầu thể chế kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng bằng các đạo luật, các quyết định của Quốc hội và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật thông qua các hoạt động giám sát của Quốc hội - cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân;

- Yêu cầu có đủ các đạo luật, bảo đảm cả số lượng và chất lượng để điều chỉnh kịp thời các quan hệ kinh tế - xã hội, đặc biệt là các quan hệ kinh tế đối ngoại đang ngày càng phát triển không ngừng;

- Yêu cầu đổi mới và hợp lý hóa về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, tăng cường số lượng và chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách; tăng cường hiệu quả và chất lượng hoạt động của Quốc hội tại các kỳ họp, hướng tới một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp;

- Yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác giữa các cơ quan lập pháp trong khu vực và trên thế giới nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan, địi hỏi sự tham gia và đồng thuận của nhiều quốc gia, dân tộc;

- Yêu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội, bảo đảm thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân cũng đang đòi hỏi phải đổi mới các hoạt động của Quốc hội cho phù hợp;

Những yêu cầu đó đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục đổi mới cả về mơ hình tổ chức và phương thức tham mưu, phục vụ toàn diện các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội. Theo đó, bộ máy giúp việc của Quốc hội phải trở thành công cụ, phương tiện hữu hiệu để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội sử dụng vào việc thực hiện có thực chất, có thực quyền các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó cũng là những u cầu đặt ra trong việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)