CHỨC VÀ TÍNH CHẤT, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY GIÚP VIỆC TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Như trên đã nói, sự hình thành cũng như hoạt động của Văn phòng Quốc hội ln gắn liền với q trình phát triển của Quốc hội Việt Nam. Chính vì vậy, các đặc điểm quy định riêng của Quốc hội sẽ quyết định cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Văn phòng Quốc hội - bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc xây dựng tổ chức của Quốc hội theo Hiến pháp năm 1992 được quán triệt theo hướng tiếp tục nêu cao vị trí của Quốc hội, kiên quyết khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Quốc hội, bảo đảm để Quốc hội thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội.
Khác với các nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập, ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất thể hiện tập trung ở Quốc hội với vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội cùng với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Với nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước như vậy thì việc duy trì chế độ đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm là một tất yếu khách quan.
Lịch sử Quốc hội Việt Nam từ năm 1946 cho tới nay là lịch sử của Quốc hội hoạt động theo kỳ họp và đa số các đại biểu Quốc hội hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Đặc điểm này, một mặt xuất phát từ nguyên lý tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập trung, thống nhất quyền lực. Quốc hội - nơi thể hiện tập trung quyền lực nhà nước thì cơ cấu của Quốc hội nhất thiết phải bao gồm các đại biểu ưu tú nhất của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức từ trung ương tới địa phương thuộc mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Có như vậy mới bảo đảm cho Quốc hội thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cực kỳ quan trọng trong việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp; làm luật, sửa đổi luật; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Từ đó, các đại biểu Quốc hội có thể là cơng chức trong các cơ quan hành pháp, tư pháp, có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu trong các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, đại biểu thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế. Những người này phải ln gắn bó chặt chẽ với đời sống lao động, sản xuất của nhân dân, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để góp phần vào việc thảo luận và quyết định các công việc chung của đất nước. Tuy nhiên, đặc điểm chung nổi bật của các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm là họ không làm việc thường xuyên tại Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nhiệm vụ chính của họ không phải duy nhất là làm đại biểu, càng không phải thường xuyên, chuyên nghiệp làm công tác thẩm tra, giám sát hoặc cho ý kiến thảo luận về các dự án luật, mà là đảm nhiệm phần chính cơng việc tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị nơi họ đang hàng ngày công tác.
Đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chun trách, thì tính chất hoạt động khác với hoạt động của cơng chức, đó là hoạt động mang tính chất đại diện, tham gia hoạch định các vấn đề thuộc chính sách, cơ chế đường lối. Điều đáng lưu ý là về nguyên tắc, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cũng vẫn chỉ theo nhiệm kỳ của Quốc hội; đặc điểm này khác với tính chất chun trách của một cơng chức. Hoạt động của các nhiệm kỳ Quốc hội khóa từ các khóa IX, X, XI và hiện nay là cuối nhiệm kỳ XII cho thấy, thường chỉ tới năm thứ hai thậm chí là tới năm thứ ba của nhiệm kỳ, các đại biểu Quốc hội chuyên trách mới thực sự chuyên sâu, thạo việc và có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Do hoạt động theo kỳ họp nên một đặc điểm nữa của Quốc hội nước ta cần lưu ý khi thiết lập tổ chức bộ máy phục vụ, đó là Quốc hội tổ chức Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực cao nhất của Quốc hội, hoạt động chuyên trách giữa hai kỳ họp, trong đó, một nhiệm vụ rất quan trọng là việc chỉ đạo, điều hịa, đơn đốc, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Bên cạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội tại trung ương, Quốc hội cịn thành lập các Đồn đại biểu Quốc hội tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi để các đại biểu Quốc hội Quốc hội sinh hoạt, gắn bó tiếp xúc với cử tri nơi bầu ra mình. Phục vụ mỗi Đồn đại biểu Quốc hội - theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - có tổ chức Văn phòng Đồn đại biểu Quốc hội (Văn phịng Đoàn đại biểu Quốc hội được thành lập từ năm 2003 theo Nghị quyết số 416 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Cùng với Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tổ chức bao gồm toàn thể các thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách tại Quốc hội, trong Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hình thành bộ phận thường trực gồm một số thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách tại Quốc hội để tổ chức, triển khai công việc của Hội đồng, Ủy ban.
Những đặc điểm trên đây có ý nghĩa quyết định trong việc nghiên cứu để tổ chức bộ máy tham mưu phục vụ cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cả các đại biểu Quốc hội. Thể hiện rõ nhất ở cơ cấu các vụ, đơn vị thuộc Văn phịng Quốc hội cũng như tính chất giúp việc của từng đơn vị này. Phần này tác giả sẽ làm rõ ở Chương II (về thực trạng hoạt động của bộ máy giúp việc) và Chương III (phần nêu những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy giúp việc).