Trong lĩnh vực nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 57 - 60)

- Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là đơn vị sự nghiệp công

2.2.1.1. Trong lĩnh vực nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hộ

hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tham mưu giúp việc cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh; phối hợp phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Văn phòng đã tham

mưu, phục vụ Quốc hội xây dựng và ban hành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và triển khai có hiệu quả việc thực hiện chương trình này. Văn phịng đã phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, các bộ, ngành, tổ chức hữu quan trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh. Các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã góp phần xây dựng hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Kết quả là số lượng các văn bản luật, pháp lệnh đã tăng lên; phạm vi điều chỉnh được mở rộng, từ việc tổ chức bộ máy Nhà nước đến các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đối ngoại, quốc phòng - an ninh, các quyền cơ bản của cơng dân, các vấn đề về văn hóa, giáo dục, xã hội, khoa học, cơng nghệ và mơi trường….

Mục đích mà hoạt động lập pháp hướng tới là kịp thời ban hành các văn bản luật, pháp lệnh một cách đồng bộ, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống xã hội. Để nâng cao hiệu quả hoạt động xem xét, thông qua dự án luật của Quốc hội, tháng 12- 2002, Văn phòng đã tham mưu, trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhờ đó, quy trình xây dựng pháp luật đã được tiến hành theo kế hoạch và đã trở thành một trong những nhiệm vụ cụ thể của Quốc hội. Căn cứ vào dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Văn phòng đã phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị dự thảo các văn bản, phân công cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, quy định các biện pháp bảo đảm triển khai thực hiện đúng tiến độ. Việc phục vụ Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong cơng tác thẩm tra, cho ý kiến và hồn chỉnh văn bản được Văn phòng tổ chức phục vụ chu đáo. Do vậy, đa số các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội thơng qua đều bảo đảm quy trình, số lượng và chất lượng được nâng lên, tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh tiến độ ban hành luật của Quốc hội.

Trong q trình phục vụ cơng tác xây dựng pháp luật, các vụ phục vụ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo, góp phần nâng cao chất lượng của các văn bản luật, pháp lệnh. Đồng thời, tổ chức phục vụ các cuộc khảo sát thực tế, xin ý kiến, tập hợp, tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan và cử tri về một số dự án luật quan trọng và đề xuất hướng tiếp thu. Việc phân công trách nhiệm chủ trì, phối hợp phục vụ Quốc hội thơng qua các dự án luật giữa các đơn vị chức năng trong Văn phịng đã cụ thể hơn. Để từng bước góp phần đổi mới quy trình thơng qua luật, pháp lệnh, Văn phòng đã tổ chức nghiên cứu các đề án, dự án khoa học liên quan và tiến hành các cuộc hội thảo về vấn đề này để kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trên cơ sở Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và chương trình bổ sung do ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, lần đầu tiên Văn phòng Quốc hội phục vụ Quốc hội riêng trong năm 2005 thông qua được 29 luật, bộ luật (tăng 16 đạo luật so với năm 2004), là sự khởi đầu tích cực của cơng tác xây dựng pháp luật. Kết quả nổi bật về hoạt động lập pháp của Quốc hội có sự đóng góp tích cực của Văn phịng Quốc hội trong cơng tác tham mưu về cải tiến cách thức thẩm tra, cho ý kiến, thảo luận và thông qua các dự án luật, từ việc đôn đốc, chuẩn bị đến cách thức trình bày, thảo luận thơng qua các dự án luật, bộ luật tại kỳ họp; cố gắng tận dụng, khai thác cơ sở hiện có để phục vụ đại biểu Quốc hội, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến, góp phần tăng tiến độ xem xét, thông qua những dự án luật được trình tại kỳ họp. Đối với những dự án có nội dung không lớn, không phức tạp, một số đạo luật cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế và tiến trình hội nhập, Văn phịng Quốc hội đã kiến nghị, tham mưu để ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định thơng qua tại một kỳ họp.

Để phục vụ Quốc hội trong việc xem xét, thông qua các dự án luật, bộ luật với số lượng lớn tại mỗi kỳ họp, các vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân

tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã phải hoạt động với cường độ cao, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan hữu quan để hồn tất các cơng việc giúp cơ quan của Quốc hội chủ trì thẩm tra hoặc có dự án trình Quốc hội cũng như cơ quan phối hợp thẩm tra hoàn tất các báo cáo, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng đã tổ chức phục vụ Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong việc chủ trì soạn thảo một số dự án như: Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Nội quy kỳ họp Quốc hội. Kết quả là Văn phòng đã phục vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI thơng qua được 84 luật và bộ luật, 15 Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, 34 pháp lệnh và nhiều nghị quyết, quyết định quan trọng khác, đưa số lượng văn bản pháp luật được thông qua trong nhiệm kỳ tăng lên rất nhiều so với trước đây. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, cho tới nay Văn phịng đã phục vụ Quốc hội thông qua được 64 luật và 11 Nghị quyết có chứa quy phạm, phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành được 15 pháp lệnh và 7 Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật tính đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 57 - 60)