Như trên đã phân tích, bộ máy giúp việc cho bất kỳ Quốc hội (Nghị viện) nào cũng phải song hành hay nói đúng hơn là được tạo ra bởi chính Nghị viện đó. Chính vì vậy, trước khi tìm hiểu về cơ chế giúp việc cho Nghị viện Nhật Bản, cần hiểu sơ qua về sự hình thành cũng như cơ cấu của Nghị viện nước này.
Nghị viện Nhật Bản được gọi là Diet, có thể chế 2 viện: Hạ nghị viện và Thượng nghị viện (Điều 42). Cả hai viện đều được cấu thành bởi các đại biểu đại diện cho quốc dân. Hạ nghị viện đại diện cho ý kiến và nguyện vọng của quốc dân còn Thượng nghị viện giám sát quyền lực và sự phán quyết của Hạ nghị viện. Trong quy trình lập pháp, vai trò của hai viện là gần tương đương nhau (trừ một số trường hợp vai trò của Hạ viện nổi trội hơn), các dự án luật có thể được bắt đầu tại Hạ nghị viện hoặc Thượng nghị viện. Tuy nhiên, Hạ nghị viện với ưu thế là Viện lập ra Chính phủ, nơi Chính phủ có sự ủng hộ lớn từ phe đa số, vẫn là nơi có nhiều dự án luật được trình nhiều hơn, đặc biệt là các dự án luật do Chính phủ soạn thảo. Dưới nghị viện là hệ thống nội các được quy định bởi Hiến pháp, Thủ tướng được Nghị viện quyết định trong số các nghị sĩ. Phần đông các Bộ trưởng cũng được lựa chọn từ các nghị sĩ. Nội các phải chịu trách nhiệm chung trước nghị viện trong việc thực hiện quyền hành pháp của mình. Ngồi việc khẳng định về vị trí của nghị viện, Hiến pháp mới cũng đã khẳng định vai trò của nghị viện trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Theo đó, nghị viện có quyền thơng qua ngân sách quốc gia hàng năm theo đệ trình của Chính phủ, có quyền phê chuẩn các điều ước quốc tế, kiến nghị sửa đổi Hiến pháp…
Qua một số nét cơ bản về cơ cấu, tổ chức cũng như hoạt động của Nghị viện Nhật Bản, ta tìm hiểu về bộ máy giúp việc cho Nghị viện trong giai đoạn hiện nay như sau:
Văn phòng Quốc hội là cơ quan hỗ trợ hoạt động của nghị viện,
xử lý các sự vụ hành chính. Văn phịng Quốc hội gồm 1 phòng, 9 vụ và 1 ban. Tổ chức của Văn phòng Quốc hội gồm: Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm và Tổng vụ trưởng phụ trách cơ quan nghiên cứu đặt dưới Chủ nhiệm. Dưới Phó chủ nhiệm là phịng Thư kí, Vụ Nghị sự, Vụ Ủy viên, Vụ Tư liệu, Vụ Cảnh vụ, Vụ Thứ vụ, Vụ Quản lí, Vụ Quốc tế, Nhà kỉ niệm Hiến chính, Vụ Nghiên cứu Hiến pháp. Dưới Tổng vụ trưởng phụ trách cơ quan nghiên cứu là Cơ quan nghiên cứu.
Hoạt động của Văn phòng Quốc hội Nhật Bản được phân thành 5 mảng (5 chức năng) chính:
- Chức năng thứ nhất - tổ chức các cuộc họp, bao gồm các nhiệm
vụ sau: Nhiệm vụ liên quan đến phiên họp (Vụ nghị sự) - Chuẩn bị nội dung
nghị sự cho phiên họp của viện, hỗ trợ Chủ tịch nghị viện các cơng việc điều tra quốc chính, thực hiện các nhiệm vụ như chuẩn bị thủ tục cho phiên họp, nghiên cứu chuẩn bị thơng tin… (Phịng Nghị sự); Nhiệm vụ liên quan đến toàn bộ thủ tục nghị sự của phiên họp, nghiên cứu dự phòng (Phòng Nghị án) - Thực hiện nhiệm vụ quan đến các thủ tục xử lí nội dung nghị án đưa ra trong
phiên họp. Thực hiện nhiệm vụ quan đến các thủ tục xử lí đơn thư (Phịng Đơn thư).Thu thập và lưu trữ tư liệu về Quốc hội (Phòng Tư liệu); Nhiệm vụ
về ủy ban (Phòng Ủy ban) - Tiến hành hỗ trợ Chủ nhiệm ủy ban thẩm tra các
nội dung nghị sự của ủy ban, điều tra quốc chính, liên lạc với các cơ quan liên quan, và các nhiệm vụ chung liên quan đến hoạt động của các ủy ban. Chỉnh lý các nội dung nghị sự được giao, lập báo cáo ủy ban, biên bản cuộc họp ủy ban… (Phòng Hành chính tổng hợp).Thực hiện nhiệm vụ tổ chức liên quan đến Ủy ban Tổ chức nghị viện (Phòng Tổ chức nghị viện). Thực hiện nhiệm vụ tổ chức liên quan đến Ủy ban Thường vụ (Phòng số 1-7). Thực hiện nhiệm vụ tổ chức liên quan đến Ủy ban Đặc biệt và nhiệm vụ nghiên cứu dự phòng cho các ủy ban (Phòng Nghiên cứu)
- Chức năng thứ hai - Nghiên cứu điều tra (Ban Nghiên cứu):
Nghiên cứu ủy ban - Nghiên cứu các nội dung nghị sự của các ủy ban, điều tra
quốc chính; Nghiên cứu dự phòng - Các nghiên cứu dự phòng được thực hiện trong trường hợp các ủy ban đưa ra quyết nghị yêu cầu Trưởng ban Nghiên cứu tiến hành, hoặc nghiên cứu được trên 40 nghị sĩ yêu cầu; Nghiên cứu theo
yêu cầu cá nhân của nghị sĩ - Hỗ trợ nghiên cứu tình hình thực thi chính sách,
giải thích các điều luật, lập hồ sơ tài liệu cho việc tiến hành chất vấn.