Cơ quan giúp việc cho Nghị viện Liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 29 - 37)

Cộng hòa Liên bang Đức thiết lập nền dân chủ Nghị viện. Nghị viện gồm hai viện là Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện đại diện cho ý chí của tồn dân tộc Đức và do toàn thể cử tri của Liên bang bầu ra. Thượng viện là viện đại diện cho các bang; thượng nghị sĩ do các bang cử ra theo tỷ lệ dân số. Thượng viện Cộng hòa Liên bang Đức giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dung hòa và bảo vệ quyền lợi giữa các bang, các đảng phái chính trị, nhất là trong trường hợp đảng cầm quyền chiếm đa số ghế ở Hạ viện Liên bang nhưng lại không chiếm được đa số ghế ở Thượng viện Liên bang.

Quốc hội Liên bang Đức trong nhiệm kỳ thứ 16 (2005 - 2009) có 614 đại biểu, nhiệm kỳ thứ 17 (2009 - 2013) bầu được 622 đại biểu. Thông qua bầu cử, các nghị sĩ Quốc hội Liên bang nhận nhiệm vụ (chức danh) do cử tri giao phó là đại diện cho quyền lợi của tồn thể dân tộc và nhờ đó, chủ quyền

của nhân dân được thực thi dưới hình thức dân chủ đại diện đã được Hiến pháp Liên bang quy định. Các nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức thực hiện nhiệm vụ này bằng cách đảm nhận các chức năng của Quốc hội Liên bang: thành lập Chính phủ Liên bang và các cơ quan khác được hiến định, kiểm sốt của Quốc hội đối với Chính phủ, lập pháp, quyết định về tài chính… Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Quốc hội Liên bang có quyền thành lập các Ủy ban thường trực, các Ủy ban điều tra lâm thời và các Ủy ban khác khi cần thiết. Quốc hội Liên bang Đức hiện tại có 22 Ủy ban thường trực và một số Ủy ban lâm thời khác (số lượng Ủy ban lớn hơn nhiều so với Quốc hội Việt Nam, hiện tại Quốc hội ta có Hội đồng Dân tộc và 9 Ủy ban)

Theo số liệu thống kê, Quốc hội Cộng hịa Liên bang Đức có khoảng chừng 7.000 cán bộ, công chức, nhân viên. Trong đó có khoảng 2.600 cán bộ, cơng chức làm việc trong Văn phòng Quốc hội Liên bang; khoảng từ 3.500 đến 4.000 người làm việc theo chế độ hợp đồng, trực tiếp phục vụ các nghị sĩ Quốc hội Liên bang (mỗi nghị sĩ có thể thuê từ 3 - 4 nhân viên giúp việc được Quốc hội Liên bang trả lương); khoảng 800 người làm việc tại các văn phịng của các đảng đồn ở Quốc hội Liên bang [14, tr. 209].

Chủ tịch Quốc hội Liên bang có Văn phịng Chủ tịch, chun gia giúp Chủ tịch. Trực thuộc Chủ tịch Quốc hội có bộ phận báo chí và thơng tin liên lạc; Phịng PuK 1 - Báo chí, phát thanh, truyền hình; Phòng PuK 2 - Thư từ nghị viện; Phòng PuK 3 - Văn bản, chất vấn; Phòng PuK 4 - Dịch vụ Online, truyền hình nghị viện.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Liên bang chịu sự điều hành về mặt hành chính của Chủ tịch Quốc hội Liên bang.

Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội Liên bang có văn phịng riêng và bộ phận biên bản.

Bộ máy Văn phòng Quốc hội Liên bang Đức được tổ chức thành 4 hệ thống chính sau đây:

Tổng vụ Nghị viện và nghị sĩ (P) gồm:

- Vụ Các dịch vụ nghị viện(PD) với các phòng: Phòng PD 1 - Thư ký nghị viện; Phòng PD 2 - Pháp luật nghị viện; Phịng PD 3 - Cơng tác viết tốc ký; Ban Thư ký PD 4 - Ủy ban về kiểm tra bầu cử, quyền bất khả xâm phạm của nghị sĩ Quốc hội Liên bang và Nội quy Quốc hội Liên bang; Ban Thư ký PD 5 - Cơ quan kiểm tra của Quốc hội Liên bang, Ủy ban G10, Ủy ban ZFdG, cũng như Ủy ban chung được thành lập theo Điều 53a Hiến pháp Liên bang.

- Vụ Dịch vụ đại biểu (PM) với các phòng: Phòng PM 1 - Tiền lương

của nghị sĩ, Phòng PM 2 - Nhân viên giúp việc nghị sĩ, Phòng PM 3 - Cấp tài chính cho các đảng và các nghị viện bang, Phòng PM 4 - Y tế nghị viện.

- Vụ Các Ủy ban (PA) với các phòng: Phòng PA 1 - Châu Âu; Ban thư

ký PA 3 - Ủy ban đối ngoại; Ban thư ký PA 4 - Ủy ban nội vụ; Ban thư ký PA 5- Ủy ban Thể dục; Ban thư ký PA 5- Ủy ban pháp luật; Ban thư ký PA 7 - Ủy ban tài chính; Ban thư ký PA 8 - Ủy ban ngân sách; Ban thư ký PA 9 - Ủy ban kinh tế và công nghệ; Ban thư ký PA 10 - Ủy ban dinh dưỡng, nông nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng; Ban thư ký PA 11 - Ủy ban lao động và các vấn đề xã hội; Ban thư ký PA 12 - Ủy ban quốc phòng; Ban thư ký PA 13 - Ủy ban về gia đình, người già, phụ nữ và thanh niên; Ban thư ký PA 14 - Ủy ban về sức khỏe (y tế); Ban thư ký PA 15 - Ủy ban về giao thông, xây dựng và phát triên đô thị; Ban thư ký PA 16 - Ủy ban về môi trường, bảo vệ thiên nhiên, an toàn hạt nhân; Ban thư ký PA 17 - Ủy ban về các quyền con người và giúp đỡ nhân đạo; Ban thư ký PA 18 - Ủy ban về giáo dục, nghiên cứu và đánh giá hậu quả kỹ thuật; Ban thư ký PA 19 - Ủy ban về hợp tác và phát triển kinh tế; Ban thư ký PA 20 - Ủy ban du lịch; Ban thư ký PA 21 - Ủy ban về các công việc của Liên minh Châu Âu và Văn phòng Châu Âu; Ban thư ký PA 22 - Ủy ban về văn hóa và thơng tin đại chúng; Ban thư ký PA 23 - Hội đồng cố vấn nghị viện về phát triển bền vững; Ban thư ký PA 24 - Ủy ban điều tra văn hóa ở Đức; Ban thư ký PA 25 - Ủy ban điều tra lâm thời thứ nhất của Quốc hội nhiệm kỳ thứ 16.

Tổng vụ Khoa học và quan hệ đối ngoại (W) gồm các vụ, phòng sau:

- Vụ Các dịch vụ khoa học (WD) về các lĩnh vực chuyên môn sau:

Lĩnh vực chuyên môn WD 1 - Lịch sử, lịch sử đương đại và chính sách; Lĩnh vực chun mơn WD 2 - Đối ngoại, pháp luật quốc tế, hợp tác kinh tế và phát triển, quốc phòng, các quyền con người và giúp đỡ nhân đạo; Lĩnh vực chuyên môn WD 3 - Hiến pháp và hành chính; Lĩnh vực chun mơn WD 4 - Ngân sách và tài chính; Lĩnh vực chun mơn WD 5 - Kinh tế và công nghệ, dinh dưỡng, nông nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng, du lịch; Lĩnh vực chuyên môn WD 6 - Lao động và các vấn đề xã hội; Lĩnh vực chuyên môn WD 7 - Pháp luật dân sự, hình sự và tố tụng, pháp luật bảo vệ môi trường, giao thông, xây dựng và phát triển đô thị; Lĩnh vực chuyên môn WD 8 - Môi trường, bảo vệ thiên nhiên, an toàn hạt nhân, giáo dục và nghiên cứu; Lĩnh vực chuyên môn WD 9 - Sức khỏe (y tế), gia đình, người già, phụ nữ và thanh niên; Lĩnh vực chun mơn WD 10 - Văn hóa và thơng tin đại chúng; Lĩnh vực chuyên môn WD 11 - Châu Âu.

- Vụ Quan hệ quốc tế (WI) với các phòng: Phịng WI 1 - Cơng tác dịch thuật; Phòng WI 2 - Các tổ chức liên nghị viện; Phịng WI 3 - Đi cơng vụ và nghị sĩ đi cơng tác, các nhóm nghị sĩ; Phịng WI 4 - Các chương trình hợp tác trao đổi quốc tế.

- Vụ Dân nguyện (Pet) với các phòng, ban: Ban thư ký PetA - Ủy ban

Dân nguyện; và các phịng chun mơn khác.

Tổng vụ Thơng tin và văn kiện (I) với các vụ, phịng:

- Vụ Thư viện và văn kiện (ID) gồm: ID 1 - Thư viện; Phòng ID 2 -

Văn kiện nghị viện; Phịng ID 3 - Hình ảnh, âm thanh; Phịng ID 4 - Tài liệu báo chí.

- Vụ Thơng tin và hoạt động cơng chúng (IO) gồm: Phịng IO 1 - Dịch

vụ khách đến thăm; Phòng IO 2 - Thơng tin cơng chúng; Phịng IO 3 - Các dự án đặc biệt; Phòng IO 4 - Nghệ thuật ở Quốc hội Liên bang Đức.

- Vụ Kỹ thuật thông tin (IT) gồm: Phịng IT 1 - Kỹ thuật thơng tin, các

vấn đề nguyên tắc, hệ thống kỹ thuật trung tâm, ứng dụng; Phòng IT 2 - Hệ thống thông tin mới, mua sắm thiết bị kỹ thuật thông tin, các vấn đề pháp lý về cập nhật, sử dụng thông tin, đào tạo và dịch vụ sử dụng; Phòng IT 3 - Kỹ thuật thơng tin liên lạc; Phịng IT 4 - Phát triển hệ thống kỹ thuật thơng tin; Phịng IT 5 - Kỹ thuật thơng tin - An tồn.

Tổng vụ Bộ phận trung tâm (Z) với các vụ, phịng:

- Vụ Hành chính trung tâm (ZV) gồm: Phòng ZV 1 - Phục vụ nhân sự

cấp cao, các vấn đề cơ bản về nhân sự; Phòng ZV 2 - Phục vụ nhân sự cấp trung bình, người làm cơng việc đơn giản; Phòng ZV 3 - Đào tạo nghề, đào tạo sau đại học các nhiệm vụ xã hội; Phòng ZV 4 - Tổ chức.

- Vụ Pháp luật (ZR) gồm: Phòng ZR 1 - Ngân sách; Phòng ZR 2 - Tư

vấn pháp luật; Phịng ZR 3 - Cơng an, nhiệm vụ an ninh; Phòng ZR 4 - Bảo vệ bí mật, bảo vệ dữ liệu.

- Vụ Kỹ thuật và nhà xưởng (ZT) gồm; Phòng ZT 1 - Kế hoạch xây dựng, xây dựng nhà cao tầng; Phòng ZT 2 - Mua sắm trung tâm; Phòng ZT 3 - Bất động sản và kỹ thuật tòa nhà; Phòng ZT 4 - Vận tải.

Ngồi ra, Văn phịng Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức cịn có Vụ giúp thanh tra quân nguyện đứng đầu là một quan chức hành chính với các phòng: Phòng WB 1 - Các công việc cơ bản, nguyên tắc điều hành nội bộ quân đội; Phòng WB 2 - Nhập ngũ vào quân đội Liên bang Đức, quân nhân ở nước ngồi; Phịng WB 3 - Các cơng việc nhân sự trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, lực lượng dự bị, phụ nữ trong lực lượng vũ trang; Phịng WB 4 - Các cơng việc nhân sự đối với quân nhân chuyên nghiệp và quân nhân có thời hạn; Phịng WB 5 - Chính sách đối với qn nhân và gia đình.

Việc tổ chức bộ máy Văn phòng Quốc hội Liên bang Đức theo những mảng công việc nêu trên nhằm đảm bảo cho các hoạt động được liên tục,

khơng bị ngắt qng, có tính đến sự gắn kết của các loại hình cơng việc văn phịng và hoạt động của Quốc hội Liên bang.

1.4.2. Cơ quan giúp việc cho Nghị viện Thụy Điển

Thụy Điển là nước chuyển từ cơ chế lưỡng viện sang cơ chế một viện (cơ chế lưỡng viện tồn tại từ năm 1866 sang chế độ một viện thông qua Hiến pháp 1968, sửa đổi năm 1969). Việc chuyển đổi này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể do điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử văn hóa, truyền thống đặc biệt là do vấn đề tương quan lực lượng giữa các tầng lớp trong xã hội trong từng thời kỳ. Thời gian đầu, sau khi chuyển đổi cơ chế nghị viện, nghị viện Thụy Điển gặp nhiều khó khăn cả về cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động. Dần dần, cùng với thời gian và đặc biệt với sự trợ giúp đắc lực của bộ máy giúp việc - Văn phòng Quốc hội Thụy Điển - nghị viện Thụy Điển đã dần đi vào quỹ đạo và ổn định từng bước. Đến nay, Nghị viện Thụy Điển được coi là một Nghị viện hoạt động hiệu quả, đưa ra nhiều quyết sách hợp lý và được cơng chúng đón nhận. Nghị viện Thụy Điển được như ngày nay chính là nhờ phần lớn ở sự trợ giúp đắc lực của bộ máy giúp việc. Mơ hình tổ chức Văn phịng Quốc hội Thụy Điển - bộ máy giúp việc của Quốc hội - được đánh giá là một trong những mơ hình có hiệu quả nhất và hợp logic nhất trên thế giới, vì vừa gắn kết được chính trị và hành chính trong Quốc hội, đồng thời vẫn bảo đảm được tính độc lập của bộ máy hành chính với các yếu tố chính trị. Mơ hình này bảo đảm mọi chính khách hoạt động theo tầm của chính khách, các Ban hoạt động theo tầm của Ủy ban và công chức hoạt động theo tầm của cơng chức, tránh tình trạng các chính khách trở thành các quan chức hành chính và ngược lại.

Văn phịng Quốc hội Thụy Điển hiện có khoảng 650 công chức trung lập, không liên quan đến đảng, phái nào trong Quốc hội và hơn 400 thư ký nghị sĩ. Với mục đích chung và cao nhất là bảo đảm hiệu quả hỗ trợ cao nhất cho quá trình quyết sách của các nghị sĩ, Văn phòng Quốc hội Thụy Điển được sắp xếp theo cơ cấu sau:

Ban Điều hành Quốc hội đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch

Quốc hội được Ban Điều hành hỗ trợ trong việc thực hiện nhiệm vụ điều hành tồn bộ Văn phịng Quốc hội và cân nhắc vạch kế hoạch công tác cho Quốc hội (Riksdag). Ví dụ, Ban Điều hành Quốc hội có thể đưa ra các đề xuất liên quan tới bình đẳng giới trong Riksdag hay Riksdag nên giải quyết các vấn đề liên quan tới EU như thế nào… Ban này cũng lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và ban hành quyết định về các vấn đề chính liên quan tới các hoạt động quốc tế của Riksdag.

Ban Điều hành Quốc hội bao gồm Chủ tịch Quốc hội và 10 thành viên khác được Riksdag chọn lựa trong số các nghị sĩ. Tuy nhiên, các Phó Chủ tịch Quốc hội, những người đại diện cho các nhóm đảng phái, khơng phải là thành viên của Ban Điều hành.

Tổng thư ký Riksdag là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng theo chủ trương của Ban Điều hành. Tổng thư ký Riksdag do Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo các đảng phái đại diện trong Riksdag bầu chọn.

Hội đồng các vấn đề của nghị sĩ là cơ quan trực thuộc Ban Điều hành, do Tổng thư ký Riksdag đứng đầu. Hội đồng này giải quyết các vấn đề hành chính liên quan tới lợi ích đặc biệt của các nghị sĩ như nơi sinh hoạt, các thủ tục đi lại và trang thiết bị kỹ thuật. Cùng với Tổng thư ký Riksdag, Hội đồng còn bao gồm một nghị sĩ của mỗi đảng trong Riksdag.

Văn phòng của Chủ tịch Quốc hội và Văn phòng của Tổng thư ký Quốc hội giúp chủ tịch Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội trong các công việc của họ. Văn phòng Tổng thư ký bao gồm Giám đốc Kế hoạch và Điều phối viên Ủy ban. Văn phòng của Chủ tịch Quốc hội bao gồm các phát ngơn viên báo chí.

Ban Quốc tế của Riksdag phụ trách các vấn đề giao tiếp quốc tế của

trong các cam kết quốc tế của họ. Các hoạt động quốc tế của Riksdag bao gồm các chuyến thăm nước ngoài của Chủ tịch Quốc hội, các chuyến đi trao đổi kinh nghiệm giữa các ủy ban của Riksdag với các ủy ban của các nghị viện khác hay thậm chí là cả những chuyến đi học tập nước ngoài của các nghị sĩ. Với khoảng 20 nhân sự, Ban Quốc tế của Riksdag cũng chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Riksdag tại các tổ chức liên Nghị viện.

Ban Hành chính quản trị chịu trách nhiệm về các cơng việc liên

quan tới tài chính và an ninh trong Riksdag, chịu trách nhiệm cung cấp nhân lực và các hỗ trợ cần thiết cho công việc của Văn phòng Quốc hội, các ủy ban và các cơ quan khác trong Riksdag. Ban có xấp xỉ 250 nhân sự, bao gồm: Thư ký Ban, Phòng An ninh, Phịng Tài chính, Phịng Hỗ trợ nghị sĩ, Phòng Nội vụ, Phòng Quản lý tài sản, Phịng Cơng nghệ thơng tin, Phịng Hỗ trợ tư pháp và Phòng Nguồn nhân lực.

Ban Thƣ ký Văn phòng Quốc hội giúp lên kế hoạch và thực hiện cơng việc trong Văn phịng Quốc hội. Ban này có khoảng 70 nhân sự, bao gồm:

- Bộ phận văn phòng chịu trách nhiệm phối hợp và theo dõi các vấn đề liên quan tới quá trình ra quyết định của Quốc hội. Một trong những nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ máy giúp việc của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Trang 29 - 37)