* Về mặt chủ quan của tội phạm: Theo thạc sỹ luật học Đinh Văn Quế
thì lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra [22, tr.97]. Quan điểm này phù hợp về mặt lý luận, bởi lẽ trong mỗi cấu thành tội phạm cơ bản dấu hiệu lỗi chỉ có thể là một loại lỗi (hoặc là cố ý hoặc là vô ý), là biểu hiện của mặt chủ quan, lỗi luôn luôn là lỗi đối với tất vả những tình tiết khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản. Do vậy, khơng thể có những loại lỗi khác nhau đối với những tình tiết khách quan khác nhau trong cùng cấu thành tội phạm cơ bản [22, tr.102]. Lý luận là như vậy, nhưng nghiên cứu Điều 175 BLHS năm 1999 chúng ta thấy các hành vi khách quan được mô tả
trong tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có thể xảy ra hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Đối với hành vi khai thác, vận chuyển, bn bán lâm sản trái phép thì lỗi của người phạm tội là cố ý, nhưng đối với những hành vi khác vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng như hành vi vi phạm quy định về thiết kế, khai thác gỗ theo Điều 8, 9, 10 của Nghị định số 159/2007/NĐ- CP thì lỗi của người vi phạm ở đây có thể là cố ý hoặc vô ý.
Vấn đề đặt ra ở đây là người phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng dù là có lỗi cố ý hay vơ ý thì đều bị xử lý như nhau về cùng điều luật, khung hình phạt và chế tài áp dụng. Điều này thể hiện sự thiếu công bằng và bất hợp lý trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trên thực tế, rất nhiều Tòa án địa phương khi xét xử vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã gặp phải tình trạng bất cập này.
Để giải quyết tình trạng bất cập trên đây, có quan điểm cho rằng cấu thành tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cần được sửa đổi theo hướng tách những hành vi cố ý ra khỏi những hành vi vô ý và quy định trong các tội phạm độc lập: tội cố ý và tội vơ ý, đồng thời có đường lối xử lý khác nhau phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạm tội. Những tội mới này có thể là: “Tội khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản” (tội cố ý) và “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng” (tội vô ý) [16, tr.29]. Chúng tơi đồng tình với quan điểm này, tuy nhiên cần lưu ý là đối với tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng thì tất cả các hành vi khách quan của tội này đều là lỗi vô ý. Người nào cố ý vi phạm các quy định về bảo vệ rừng thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản” hoặc tội “vi phạm các quy định về quản lý rừng” hoặc tội “huỷ hoại rừng”. Khi tách làm hai tội thì các nhà làm luật nên để tội “vi phạm các quy định về bảo vệ rừng” trong chương các tội phạm về môi trường chứ không nên để
trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Bởi lẽ khách thể trực tiếp của tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng ở đây là quan hệ xã hội cụ thể trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, qua đó bảo vệ an ninh sinh thái của con người.
* Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
Đối với tình tiết "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm" và tình tiết "đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm" đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng tại Thông tư liên tịch số . Tuy
nhiên, theo chúng tơi, hướng dẫn hai tình tiết này tại Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/ BNN&PTNT- BTP- BCA- VKSNDTC- TANDTC cịn có những điểm chưa hợp lý. Bởi lẽ, điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS năm 1999 đã chỉ rõ hành vi khai thác trái phép cây rừng, hành vi khác vi phạm quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng chỉ bị xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nếu những hành vi này không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 BLHS năm 1999.
Mặt khác, tại điểm đ khoản 8 Điều 3 của Nghị định số 159/2007/NĐ- CP có hướng dẫn: "Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:
…..Tái phạm các hành vi quy định tại Điều 175, Điều 189 BLHS năm 1999"
Điều này có nghĩa: Một người nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được quy định tại Điều 175, Điều 189 BLHS năm 1999, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 175, Điều 189 BLHS năm 1999 thì hành vi sau cùng của họ khơng bị xử lý hành chính nữa mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội theo Điều
175 hay Điều 189 phụ thuộc vào hành vi sau cùng mà người đó thực hiện. Khơng kể hành vi trước đó của họ đã xử phạt hành chính là hành vi khai thác trái phép cây rừng hay hành vi hủy hoại rừng.
Ví dụ: Ngày 01/01/2007, Trần Văn T có hành vi khái thác trái phép ở rừng sản xuất 13m3
gỗ trịn thơng thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII. Với hành vi này, T đã bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 05/QĐ- XPVPHC ngày 02/01/2007. Đến ngày 07/6/2007 T lại tiếp tục có hành vi đốt rừng trái phép với diện tích là 2.000m2
. Với hành vi này, T đã bị Tòa án nhân dân huyện H đưa ra xét xử bằng bản án hình sự sơ thẩm số 09/2007/HSST về tội danh "Hủy hoại rừng" theo Điều 189 BLHS.
Tương tự như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành nếu một người đã bị kết án về tội hủy hoại rừng chưa được xóa án tích, nay lại thực hiện hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nếu hành vi đó chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trước đó chưa bị xử lý hành chính về một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS thì người đó khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này là bất hợp lý vì về mặt bản chất, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong trường hợp cụ thể này với trường hợp người bị kết án về tội theo Điều 175 BLHS chưa được xóa án tích, nay lại có hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là tương đương nhau. Trong khi đó, trường hợp thứ nhất lại không bị xử lý về hình sự. Điều này sẽ khơng đảm bảo tính cơng bằng trong luật hình sự của Nhà nước ta. Mặt khác, để cơng tác đấu tranh phịng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao, đồng thời góp phần tích cực ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi trong tình hình hiện nay, khoản 1 Điều 175 BLHS nên sửa đổi lại theo hướng:
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại Điều 189 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm….
Một thực tế hiện nay là tất nhiều hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã có đầy đủ căn cứ để xử phạt hành chính nhưng các cơ quan chức năng vì nhiều lý do khác nhau nên đã không phát hiện ra hành vi vi phạm, do vậy khơng thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính được. Mà Điều 175 BLHS năm 1999 lại quy định dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” là dấu hiệu định tội, nếu việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng không được thực hiện triệt để, kịp thời và chính xác thì sẽ dẫn đến khả năng bỏ lọt tội phạm cao.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ rừng rất đa dạng, một người có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần bởi các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, ở nhiều đơn vị hành chính khác nhau nhưng vẫn trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Nếu khơng có thơng tin đầy đủ, cơng khai, kịp thời về những đối tượng và hành vi vi phạm giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thì dễ dẫn đến tình trạng một người bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau nhưng cơ quan nào cũng cho rằng đó là vi phạm hành chính lần đầu và do vậy, vụ vi phạm đó khơng bị coi là có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là điều mà các nhà lập pháp cần phải cân nhắc, xem xét đến khi xây dựng cấu thành tội phạm của Điều 175 BLHS trong lần sửa đổi, bổ sung tiếp theo.
Luật hình sự của một số nước trên thế giới coi tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng có cấu thành hình thức, nên người có hành vi khai thác, vận
chuyển, buôn bán gỗ trái phép hoặc vi phạm các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì sẽ bị coi là tội phạm mà khơng địi hỏi phải kèm theo đặc điểm xấu về nhân thân là “đã bị xử phạt hành chính”.
Theo quan điểm của chúng tơi, dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” vẫn có thể giữ lại và được sử dụng là dấu hiệu định tội khi xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản của Điều 175. Bởi lẽ có rất nhiều hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng lần đầu ở mức độ nhẹ, gây hậu quả khơng lớn nếu xử lý hình sự về người đó ngay mà khơng địi hỏi phải kèm theo dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm” thì có phần nghiêm khắc, khơng phù hợp với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, để giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng bỏ lọt tội phạm nên chăng chúng ta cần xây dựng hệ thống thông tin điện tử trong phạm vi toàn quốc để cập nhật hàng ngày, hàng giờ các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ rừng của các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, từ đó làm cơ sở cho việc xem xét, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ rừng có dấu hiệu tội phạm. Hiện nay ngành kiểm lâm đã xây dựng trang web điện tử để cập nhật thông tin về đối tượng vi phạm và những hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo từng tháng, quý, năm, trong đó có thống kê đầy đủ về số vụ vi phạm, số vụ bị xử lý hành chính, số vụ/ số bị can bị xử lý về hình sự, số vụ/ số bị cáo đã được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trang web này chưa cập nhật thông tin về từng quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên khơng thể thấy rõ được đối tượng cụ thể bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức nào, do vậy khó có cơ sở cho việc xem xét các vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản có dấu hiệu tội phạm hay không nếu chỉ dựa vào nguồn thông tin duy nhất từ trang web này.
Xu hướng hiện nay là ngày càng xuất hiện nhiều vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng mà có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức, chúng đồng thời thực hiện nhiều loại hành vi vi phạm, các hành vi này có sự liên kết, sâu chuỗi với nhau trong cùng vụ án: Tổ chức khai thác trái phép lâm sản sau đó vận chuyển lâm sản ra khỏi vị trí khai thác và đem đi tiêu thụ. Đặc biệt, trong những năm gần đây tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thường được thực hiện với quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ, có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như che dấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Đối với những loại tội phạm có tổ chức như vậy rất khó cho các cơ quan tư pháp trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm. Không những vậy, một số lượng lớn các loại gỗ đặc biệt là những loại gỗ quý đã bị khai thác trái phép chỉ trong một thời gian ngắn. Điều này không những gây thiệt hại cho nền kinh tế mà cịn làm thất thốt nguồn tài nguyên rừng, làm suy giảm và ảnh hưởng tới mơi trường sinh thái. Với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như vậy, Điều 175 BLHS nên sửa đổi theo hướng quy định thêm tình tiết phạm tội có tổ chức là tình tiết định khung hình phạt.
Để hoạt động đấu tranh phịng, chống tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có hiệu quả hơn nữa, tiến tới giảm dần những vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, đảm bảo các chế tài quy định tại Điều 175 BLHS năm 1999 vừa thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật, vừa có tác dụng giáo dục riêng và phịng ngừa chung thì tình tiết "Phạm tội nhiều lần" nên được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của Điều 175 chứ khơng nên coi đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS thì dấu hiệu "gây hậu quả nghiêm trọng" là dấu hiệu định tội, tức là căn cứ vào mức độ hậu quả gây ra là nghiêm trọng hay không nghiêm trọng để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm các quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 175 lại quy định "phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng" là tình tiết định khung tăng nặng. Đây là điều bất hợp lý bởi lẽ dấu hiệu gây hậu quả rất nghiêm trọng và dấu hiệu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là hai dấu hiệu khác xa nhau về mức độ cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nhưng các nhà làm luật lại quy định chung là dấu hiệu định khung tăng nặng của cùng một khung hình phạt và vì quy định như vậy nên khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt là khá lớn. Theo khoản 2 Điều 175 BLHS năm 1999 thì mức