Tính chất của tình hình tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 59 - 69)

rừng trái phép, chiếm 74% tổng số vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra; 21 vụ vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, chiếm 21% tổng số vụ án. Tỷ lệ số vụ án khai thác rừng trái phép cao hơn nhiều so với tỷ lệ số vụ án vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép.

* Về thủ đoạn của người phạm tội: Để thực hiện việc khai thác, vận

chuyển, buôn bán gỗ trái phép người phạm tội sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau với mức độ tinh vi, phức tạp ngày càng gia tăng.

Qua nghiên cứu 74 vụ án khai thác rừng trái phép chúng tôi thấy những thủ đoạn chủ yếu mà bọn tội phạm sử dụng để khai thác rừng là dùng tiền hoặc những lợi ích vật chất khác hối lộ cho các cán bộ kiểm lâm thối hóa, biến chất để tiếp tay, tổ chức cho bọn lâm tặc khai thác rừng trái phép. Ví dụ như vụ án khai thác rừng trái phép ở lâm trường Bù Gia Mập: Do buông lỏng trong công tác quản lý nên cán bộ lâm trường Bù Gia Mập đã có cơ hội cấu kết với 06 nhóm lâm tặc tổ chức đưa xe cơ giới, máy móc cơng khai triệt phá trên 5.727m3 gỗ dầu, sao để bán cho các đầu nậu ở thị trấn Thác Mơ thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Nhóm thứ nhất do tên Châu Văn Thao và Nguyễn Văn Nhiên cầm đầu. Chúng thuê xe Zin 57 do tài xế Hồ Quốc Sơn điều khiển vào triệt hạ hàng chục cây gỗ sao, dầu thuộc tiểu khu 38, 40 của lâm trường rồi ngang nhiên chở ra thị trấn Thác Mơ tiêu thụ.

Việc ngang nhiên triệt phá rừng phịng hộ được trót lọt là vì bọn chúng dùng tiền hối lộ nhiều lần cho tên Phạm Văn An, tiểu khu trưởng tiểu khu 38 và Võ Anh Mai, tiểu khu trưởng tiểu khu 40. Từ đó số tiền hối lộ được chia cho hai nhân viên ở các chốt Đăk Mai cùng tên Tuấn và Đạt. Năm nhóm khác do các tên lâm tặc cầm đầu là Trương Văn Chương, Nguyễn Duy Đạo, Bùi Gia Ngô, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Tiến Trung đã hối lộ cho Phạm Văn An- tiểu khu trưởng tiểu khu 38, Nơng Trọng Bình- tiểu khu trưởng tiểu khu 40 và Hoàng Hồng Sơn- chốt trưởng Đăk Mai nên đã để cho bọn lâm tặc

ngang nhiên đưa các loại phương tiện cơ giới vào chặt hạ 204 cây dầu, trò chỉ có tuổi thọ hàng trăm năm.

Có thể nói đây là một thủ đoạn hết sức tinh vi và nguy hiểm của bọn tội phạm, bằng thủ đoạn này bọn chúng có thể dễ dàng khai thác trót lọt hàng nghìn mét khối gỗ quý trong một thời gian ngắn, đồng thời bọn chúng cịn góp phần làm cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm thối hóa, biến chất ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, một số tội phạm có liên quan đến tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có chiều hướng gia tăng như tội nhận hối lộ, tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình về một vụ án phá rừng có quy mơ lớn, với sự tham gia thực hiện tội phạm của nhiều bị cáo và bị truy tố về nhiều tội danh khác nhau đó là vụ án phá rừng Khe Diên xảy ra tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam: Lợi dụng việc được phép khai thác, tận thu, tận dụng gỗ tại khu vực lòng hồ nhà máy thuỷ điện Khe Diên, ông Lê Văn Ngọc (tức Sáu Ngọc), giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Ngọc Sơn đã tổ chức khai thác gỗ trái phép ngoài khu vực tận thu thuộc vùng rừng nguyên sinh phịng hộ đầu nguồn sơng Thu Bồn. Tính từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 9 năm 2006 Sáu Ngọc cùng đồng bọn đã khai thác, vận chuyển trái phép hơn 900m3

gỗ. Nguyễn Bảy (Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam) đã giúp Sáu Ngọc lập hồ sơ thiết kế để khai thác, vận chuyển trái phép hơn 700m3

gỗ. Hồ Tấn Sơn (nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh, phó Ban tổ chức tỉnh uỷ Quảng Nam), Trần Hải Hà (nguyên Chi cục phó Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam) biết rõ một lượng gỗ bị khai thác trái phép nhưng vẫn tạo điều kiện cho Sáu Ngọc vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép. Cịn Nguyễn Tấn Tuấn (ngun giám đốc cơng ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng và phát triển cơ sở hạ

tầng số 1) thì nhận bốn triệu đồng để giúp sức cho Sáu Ngọc hợp thức hoá giấy phép khai thác trái phép gần 597m3 gỗ. Trương Đức Mười (nguyên hạt trưởng hạt kiểm lâm Quế Sơn) biết Sáu Ngọc khai thác gỗ trái phép nhưng vẫn chỉ đạo đóng dấu búa kiểm lâm, cho phép vận chuyển, tiêu thụ. Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Thành Vui, Nguyễn Thanh Vân đều là cán bộ huyện Quế Sơn và biết rõ hơn 108m3 gỗ của Sáu Ngọc có nguồn gốc bất hợp pháp nhưng vẫn lập thủ tục, đưa số gỗ khai thác trái phép vào diện tận thu. Với hành vi của từng bị cáo như trên, cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam đã truy tố bị cáo Lê Văn Ngọc, Nguyễn Bảy, Hồ Tấn Sơn, Trần Hải Hà, Nguyễn Tấn Tuấn, Trương Đức Mười về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; truy tố bị cáo Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Thành Vui, Nguyễn Thanh Vân về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”

Thủ đoạn lợi dụng việc được phép khai thác, tận thu, tận dụng gỗ bọn tội phạm đã tổ chức khai thác trái phép ngoài khu vực tận thu, tận dụng gỗ: Để thực hiện được việc này, trước hết kẻ phạm tội thường lập hồ sơ thiết kế để khai thác, vận chuyển trái phép gỗ, sau đó bọ chúng móc ngoặc với cán bộ Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo đóng dấu búa kiểm lâm, lập thủ tục, đưa số gỗ khai thác trái phép vào diện tận thu rồi cho mang đi tiêu thụ. Như vậy, số gỗ được phép khai thác chiếm tỷ lệ thấp nhưng số gỗ khai thác bất hợp pháp lại chiếm tỷ lệ cao.

Đối với những vụ án vận chuyển, mua bán gỗ trái phép thì thủ đoạn mà bọn tội phạm có xu hướng sử dụng nhiều trong giai đoạn hiện nay là lợi dụng việc ký kết hợp đồng mua bán gỗ giữa cơ quan Nhà nước với các công ty là hợp pháp để bán vượt khối lượng gỗ cho phép. Bằng thủ đoạn này, bọn tội phạm đã sử dụng hợp đồng mua bán gỗ hợp pháp như một “lá bùa” hộ mệnh để thực hiện việc bán vượt khối lượng gỗ cho phép. Đây là một thủ đoạn hết

sức tinh vi, mang tính nguy hiểm cao và rất khó phát hiện. Bởi lẽ để thực hiện được thủ đoạn này bọn tội phạm thường có sự câu kết chặt chẽ và hoạt động mang tính tổ chức cao, có sự tham gia của nhiều chủ thể như các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và các nhóm lâm tặc. Điển hình là vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong việc thu gom gỗ rừng phòng hộ tại huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi. Trong năm 2005, ban quản lý các dự án nông- lâm nghiệp (thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi) xin phép bán gỗ đã thu gom do lâm tặc chặt phá và được Sở đồng ý cho phép bán với khối lượng 2m3 gỗ các loại, nhưng thực tế, Ban quản lý không thực hiện đúng quy định của tỉnh đã tự ý ký hợp đồng bán cho Công ty cổ phần nông lâm sản xuất khẩu Quảng Ngãi với khối lượng 374m3 gỗ.

Năm 2006, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho ban quản lý các dự án nông lâm nghiệp bán với khối lượng 710m3, nhưng ban quản lý đã ký hợp đồng bán cho Công ty cổ phần nông- lâm sản xuất khẩu Quảng Ngãi với khối lượng 1.098m3 gỗ.

Việc bán vượt khối lượng gỗ cho phép của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi đã gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước hơn 500 triệu đồng. Nhóm bị cáo nguyên là cán bộ lãnh đạo, nhân viên Ban quản lý các dự án nông- lâm nghiệp phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gồm Phan Đình Lân (giám đốc Ban quản lý), Lê Văn Hội, Nguyễn Văn Toàn, Lê Văn Long, Huỳnh Ngọc Vinh. Nhóm các bị cáo phạm tội “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” gồm Lê Đình Khơi (người được thuê thu gom), Nguyễn Xuân Kim (cán bộ thu mua lâm sản), Hoàng Xuân Nhân, Phùng Sỹ Cầm (cán bộ Ban quản lý dự án), Đinh Văn Déo, Đinh Nghinh (cán bộ xã).

* Về địa điểm thực hiện tội phạm: Qua báo cáo của ngành kiểm lâm

cho thấy hoạt động khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ trái phép vẫn diễn ra nhiều ở các tỉnh miền trung (Thanh Hóa, Nghệ An), các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) và một số tỉnh duyên hải miền trung (Quảng Nam, Bình Thuận). Ở các tỉnh miền núi phía bắc là nơi có nhiều rừng, do vậy tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cũng tập trung nhiều tại đây và có chiều hướng gia tăng. Ví dụ như các tỉnh Bắc Cạn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái….Chỉ tính riêng trong ba tháng đầu năm 2010, tại Bắc Kạn đã xảy ra 396 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có 359 vụ vi phạm các quy định về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản và chế biến lâm sản; Tuyên Quang có 452 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có 155 vụ vi phạm các quy định về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản và chế biến lâm sản; tại tỉnh Đắc Nơng có 348 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có 122 vụ vi phạm các quy định về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản và chế biến lâm sản; tỉnh Nghệ An có có 404 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có 364 vụ vi phạm các quy định về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản và chế biến lâm sản và ở tỉnh Quảng Nam con số này lên tới 480 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có 474 vụ vi phạm các quy định về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản và chế biến lâm sản. Đây thực sự là con số đáng báo động về tình hình khai thác rừng trái phép ở nước ta hiện nay.

* Về thời gian thực hiện tội phạm: Tội phạm thường được thực hiện

vào ban ngày và vào mùa khô. Đây là thời điểm lý tưởng để bọn lâm tặc đưa người và phương tiện vào rừng khai thác gỗ.

* Về công cụ thực hiện tội phạm: Khác với những loại tội phạm khác,

vệ rừng rất đa dạng, thường là cưa, búa, dao, tời máy, các loại dây cáp hỗ trợ cho việc chặt hạ cây rừng. Về công cụ, phương tiện vận chuyển thường là các loại xe đạp thồ, xe trâu bị, cơng nông, ô tô, máy kéo, thuyền bè..v..v…

* Nhân thân người phạm tội:

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, các bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng từ năm 2005 đến năm 2009 có đặc điểm nhân thân như sau:

Bảng 2.5. Đặc điểm nhân thân của bị cáo đã xét xử sơ thẩm trong năm năm, từ năm 2005 đến năm 2009

Năm

Đặc điểm nhân thân của bị cáo

Tổng số bị

cáo

Nghề nghiệp Dân tộc Độ tuổi

Làm ruộng và nghề tự do Không nghề nghiệp Cán bộ, công chức Kinh Thiểu số Chưa thành niên Từ 18 đến 50 Trên 50 2005 118 15 7 52 88 2 135 3 140 2006 61 9 5 29 46 2 71 2 75 2007 159 18 9 70 116 4 176 6 186 2008 136 14 10 58 102 3 150 7 160 2009 170 19 13 81 121 6 186 10 202 Tổng 644 75 44 290 473 17 718 28 763

Nguồn: Toà án nhân dân tối cao [32]

Qua nghiên cứu 100 bản án ngẫu nhiên tác giả có các số liệu thống kê dưới đây về một số đặc điểm nhân thân khác của bị cáo:

Bảng 2.6. Đặc điểm nhân thân của 115 bị cáo thuộc 100 vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Làm ruộng nghề tự do Không nghề nghiệp Khơn g biết chữ Văn hố cấp 1 Văn hoá cấp 2 Văn hoá cấp 3 Nam Nữ DT kinh DT thiểu số Cán bộ, công chức 95= 82,6 % 11= 9,5% 23= 20% 45= 39,1 % 36= 31,3 % 11= 9,56 % 112= 97,3 % 3= 2,6 % 35= 30,4 % 80= 69,5% 9= 7,8 %

Nguồn: Từ 100 bản án được tác giả sưu tầm từ các Toà án địa phương Các số liệu tại bảng 2.5 cho thấy độ tuổi của những người phạm tội Vi

phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng chủ yếu ở độ tuổi lao động (chiếm 94,1%) trong tổng số các bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2005 đến năm 2009. Ở độ tuổi này, phần lớn các bị cáo đã nhận thức được đầy đủ hành vi phạm tội, vì lợi ích kinh tế, họ bất chấp tất cả để thực hiện hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép. Qua nghiên cứu 100 bản án thì những người ở trong độ tuổi lao động khi thực hiện hành vi phạm tội đều có lỗi cố ý trực tiếp, hành vi thực hiện tội phạm đến cùng và với quyết tâm phạm tội cao.

Ngồi độ tuổi nói trên, đối với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thì người chưa thành niên phạm tội chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (2,22%). Xuất phát từ đặc thù của tội này, để thực hiện được hành vi khách

quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, người phạm tội phải có sức vóc, có sự phát triển tồn diện về thể lực; có sự hiểu biết, thơng thuộc nhất định về đặc điểm địa hình nơi thực hiện tội phạm cũng như chủng loại gỗ…

Đáng chú ý trong những năm qua, xu hướng phạm tội gia tăng ở độ tuổi từ trên 50 tuổi. Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.5 cho thấy, nếu như năm 2005 chỉ có 03 bị cáo là người có độ tuổi trên 50 phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (chiếm tỷ lệ 2,14%), thì năm 2006 có 02 bị cáo (chiếm tỷ lệ 2,66%), năm 2007 có 06 bị cáo (chiếm tỷ lệ 3,22%), năm 2008 có 07 bị cáo (chiếm tỷ lệ 4,37%), năm 2009 có 10 bị cáo (chiếm tỷ lệ 4,95%).

Các số liệu tại bảng 2.5 cũng thể hiện số bị cáo làm ruộng và làm nghề tự do phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng luôn luôn dao động từ 81% đến 83% trong tổng số các bị cáo đã được đưa ra xét xử sơ thẩm. Tỷ lệ này là tương đối cao so với các bị cáo khơng có nghề nghiệp hoặc các bị cáo là cán bộ, công chức. Đây là điều chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến trong đấu tranh phòng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

Trong số các bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thì số bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn cũng như số bị cáo là cán bộ, công chức ở các ngành, các cấp, các địa phương chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, con số này có chiều hướng gia tăng qua các năm. Nếu như trong năm 2005, số bị cáo là cán bộ, công chức phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ 5% trong tổng số các bị cáo thì con số này đến năm 2006 đã tăng lên 6,66%, tỷ lệ này ở các năm 2007, năm 2008, năm 2009 lần lượt là 4,83%, 6,25% và 6,43%. Điều này được thể hiện rõ qua đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 59 - 69)