như trên, căn cứ vào Điều 175 Bộ luật hình sự và trên cơ sở Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 có thể rút ra khái niệm vệ tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng như sau:
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi, xâm phạm những quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng cũng như xâm phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung.
1.2.2. Các dấu hiệu cơ bản của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và bảo vệ rừng
Trong BLHS năm 1985, hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng không được quy định thành một tội danh độc lập mà được quy định chung với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng tại Điều 181 BLHS năm 1985: Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng. BLHS năm 1999 đã tách các hành vi vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng thành một tội danh độc lập. Điều 175: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Việc tách tội danh này là cần thiết nhằm thực hiện triệt để hơn nguyên tắc cá thể hóa hành vi cũng như cá thể hóa hình phạt, đồng thời thể hiện quan điểm xử lý của Nhà nước đối với từng loại tội phạm. Các dấu hiệu cơ bản của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng được thể hiện ở bốn yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm là hiện tượng xã hội vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính lịch sử [17, tr.27]. Về mặt cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố (khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan). Bốn yếu tố này tồn tại không tách rời nhau với tư cách là một bộ phận cấu thành trong một thể thống
nhất là tội phạm. Mặc dù vậy, bốn yếu tố cấu thành tội phạm có thể phân chia được trong tư duy và do vậy, có thể cho phép nghiên cứu từng yếu tố một cách độc lập với nhau.
Căn cứ vào mức độ khái quát các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại, khoa học luật hình sự đã chia khách thể của tội phạm thành ba loại: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp [25, tr.65]. Chính qua sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho khách thể trực tiếp mà tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xâm phạm tới khách thể loại và khách thể chung. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, khách thể loại của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân và khách thể chung được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Bộ luật này.
Khác với các tội xâm phạm sở hữu có khách thể loại và khách thể trực tiếp giống nhau, khách thể loại và khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là không đồng nhất.
Theo chúng tôi, khách thể trực tiếp của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trước tiên phải là quan hệ xã hội cụ thể do hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng bị coi là tội phạm xâm hại. Quan hệ xã hội này phải thể hiện đúng bản chất xã hội của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Với những phân tích như vậy, có thể hiểu khách thể trực tiếp của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng chính là các quan hệ xã hội thể hiện chế độ quản lý của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Thông qua việc bảo vệ các quan hệ xã hội này Nhà nước bảo vệ được trật tự quản lý kinh tế (khách thể loại). Phạm vi các quan hệ xã hội (khách thể) bị tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xâm hại cũng có những thay đổi nhất định theo từng giai đoạn lịch sử.
Theo Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 06/9/1972 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì các quan hệ xã hội cần được bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là các quan hệ sở hữu tài sản xã hội chủ nghĩa.
Điều 181 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng. Theo đó “Người nào khai thác trái phép cây rừng,
săn bắn trái phép chim, thú hoặc có những hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà cịn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Các quan hệ xã hội được
bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại khỏi tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng là trật tự quản lý kinh tế về khai thác và bảo vệ rừng và chế độ quản lý rừng của Nhà nước. Như vậy, phạm vi các quan hệ xã hội cần được bảo vệ theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự năm 1985 rộng hơn các quan hệ xã hội cần được bảo vệ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999.
Luật hình sự của một số nước trên thế giới quan niệm khách thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cũng có sự khác nhau nhất định tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi nước. BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1979, được sửa đổi, bổ sung năm 1997 quy định các hành vi vi phạm quy định của Luật bảo vệ rừng; hành vi chặt phá, hủy hoại trái phép những cây gỗ quý hoặc thu mua, vận chuyển, gia công, buôn bán các loại cây gỗ quý hoặc cây trồng khác và sản phẩm chế tác được bảo hộ trọng điểm quốc gia trong chương VI- Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội.
Luật hình sự Liên bang Nga năm 1995 quy định hành vi chặt trái phép cây gỗ và cây bụi tại Điều 256 chương 26 "Các tội phạm về sinh thái". Theo
luật hình sự Liên bang Nga thì khách thể của tội phạm này là các quan hệ xã hội được điều chỉnh trong lĩnh vực bảo vệ rừng và các loài thực vật khác.
Về đối tượng tác động của tội phạm: Nhằm gây thiệt hại cho khách thể trên, hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng được diễn ra trên cơ sở làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động- các bộ phận cấu thành khách thể. Đối tượng tác động cụ thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là rừng và các sản phẩm của rừng như gỗ và các lâm thổ sản khác. Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố mơi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Khi nghiên cứu đối tượng tác động của loại tội này cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề như:
Thứ nhất, cây rừng bị khai thác trái phép chỉ trở thành đối tượng tác động của tội phạm theo Điều 175 nếu không thuộc Điều 189 BLHS năm 1999.
Thứ hai, gỗ bị buôn bán, vận chuyển trái phép chỉ trở thành đối tượng tác động của tội phạm theo Điều 175 BLHS nếu không thuộc Điều 153 hoặc Điều 154 BLHS.
Thứ ba, các loại động vật bị săn bắn, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép nếu không phải là hoang dã, quý hiếm thì sẽ trở thành đối tượng tác động của Điều 175 BLHS.
* Mặt khách quan của tội phạm
Giống như bất cứ tội phạm nào khác, tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn
tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Những biểu hiện đó là:
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…).
Như vậy, mặt khách quan của tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là tập hợp tất cả những biểu hiện bên ngoài của tội này diễn ra hoặc tồn tại bên ngồi thế giới khách quan, cho phép đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đồng thời để phân biệt tội này với những tội phạm khác.
Hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm 04 loại hành vi:
Thứ nhất, hành vi khai thác trái phép cây rừng. Hành vi khai thác trái phép cây rừng thường được biểu hiện cụ thể dưới các dạng như:
- Tổ chức, cá nhân khai thác trái phép cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn. Dạng hành vi này bao gồm cả trường hợp khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép.
Theo Điều 4 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống sói mịn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường. Rừng phịng hộ được phân loại thành các loại rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường.
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường. Rừng đặc dụng được phân thành các loại như vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường. Rừng sản xuất bao gồm rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, cơng nhận [19, tr.8].
Đây là dạng hành vi diễn ra phổ biến và chủ yếu nhất trong số các vụ khai thác trái phép cây rừng. Qua nghiên cứu ngẫu nhiên 70 vụ án về khai thác trái phép cây rừng có tới 45 vụ án khai thác cây rừng mà khơng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác rừng tại khu vực đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp phép (chiếm 64,2%).
Ví dụ, tháng 6 năm 2008 các bị cáo Vi Văn Đức, Sạch Văn Thành, Dương Văn Đông, Hà Văn Cảnh, Bế Văn Hùng đã có hành vi khai thác trái phép 01 cây gỗ nghiến nhóm IIA tại lô 2, khoảnh 400 rừng đặc dụng Vằng Khiêu, Bản Lãm, xã Khau Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tun Quang có khối lượng gỗ quy trịn là 10,738m3.
Tháng 8 năm 2008 các bị cáo Vi Văn Đức, Sạch Văn Thành, Hoàng Văn Cha, Hồng Văn Cường, Dương Văn Tu lại có hành vi khai thác gỗ trái phép tại lô 1, khoảnh 400, rừng đặc dụng Vằng Khiêu, Bản Lãm, xã Khau Tinh, Na Hang, Tuyên Quang. Sự tham gia và khối lượng gỗ của từng bị cáo là: Bị cáo Đức, Thành khai thác trái phép 02 cây gỗ trai lý nhóm IIA có khối
lượng quy tròn là 12,780m3, bị cáo Cha 02 cây gỗ trai lý nhóm IIA có khối lượng quy tròn là 12,780m3 và 01 cây gỗ bo nhóm VIII có khối lượng là 0,306m3, bị cáo Cường 01 cây gỗ trai lý nhóm IIA có khối lượng là 10,819m3, bị cáo Tu 01 cây gỗ trai lý nhóm IIA có khối lượng là 6,102m3 và 01 cây gỗ Bo nhóm VIII có khối lượng là 0,306m3 (Theo bản án hình sự sơ thẩm số 04/2009/HSST ngày 05/5/2009 của Tòa án nhân dân huyện Na Hang, Tuyên Quang). Trong vụ án này, các bị cáo khơng có giấy phép khai thác gỗ, khơng được cấp có thẩm quyền cho phép khai thác nhưng đã tự tiện, lén lút khai thác gỗ một cách trái phép. Số lượng gỗ khai thác trái phép vượt quá mức quy định xử lý hành chính quy định tại điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 159/2007/NĐ- CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ. Nên hành vi của các bị cáo đã phạm tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo khoản 2 Điều 175 BLHS.
- Tổ chức, cá nhân khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn nhưng đã thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép. Bao gồm cả trường hợp: Khai thác cây rừng khơng có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt); Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép. Trong trường hợp này thì hành vi khai thác phần vượt quá khối lượng cho phép mới bị coi là “khai thác trái phép” cây rừng.
Thứ hai, hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.
Theo quy định tại điểm 1.2 mục 1 phần IV của Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT- BNN&PTNN- BTP- BCA- VKSNDTC- TANDTC ngày 08 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì hành
vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng được hiểu là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng cịn có các hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Hướng dẫn như vậy của Thông tư liên tịch số 19 là quá chung chung, nếu như không muốn nói là luẩn quẩn. Bởi lẽ nếu hiểu theo hướng dẫn trên thì hành vi vận chuyển gỗ trái phép, hành vi buôn bán gỗ trái phép cũng được coi là hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Như vậy, điểm b khoản 1 Điều 175 trở nên thừa. Mặt khác, hướng dẫn tại Thông tư 19 cũng không chỉ ra được “hành vi khác” ở đây cụ thể là những loại hành vi gì. Theo quan điểm của chúng tôi “hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng” được hiểu là những hành vi không được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự mà được quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan. Những hành vi này có thể là hành vi vi phạm