rừng ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới
2.2.1. Phòng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam rừng ở Việt Nam
Khai thác rừng một cách bền vững đã và đang là vấn đề mang tính tồn cầu. Hiện nay nhu cầu về gỗ gia tăng trên toàn cầu đang tạo ra một áp lực khai thác khổng lồ lên các cánh rừngỉtên phạm vi toàn thế giới và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Khai thác, vận chuyển và bn bán gỗ trái phép không phải là một loại tội phạm thơng thường. Nó là một loại tội phạm có khả năng nối dài nhờ sự tiếp tay của các quan chức tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước bao gồm cả những người chịu trách nhiệm thi hành pháp luật lẽ ra phải bảo vệ rừng. Khác với những loại tội phạm khác như ma túy, giết người, trộm cắp… hành vi phạm tội của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng rất rõ ràng và không dễ bị che dấu. Do vậy, bọn tội phạm chỉ có thể dễ dàng "qua mặt" các điểm kiểm soát của các cơ quan Nhà nước bằng nhiều thủ đoạn như mua chuộc các công chức làm việc tại các trạm kiểm sốt đó. Bởi lẽ đó, tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có xu hướng ngày càng phát triển với quy mơ lớn và tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, công tác phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam càng phải được chú trọng, đề cao.
Để chủ động phòng ngừa và đấu tranh một cách có hiệu quả đối với loại tội phạm này chúng ta phải kết hợp một cách chặt chẽ cơng tác phịng ngừa tội phạm với việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội dưới sự chỉ đạo
chặt chẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp quần chúng nhân dân. Do đó, cần huy động được sự tham gia, phối hợp của các ngành, đoàn thể và toàn xã hội.
Để hạn chế tiến tới đẩy lùi những hành vi phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng địi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục giúp nhân dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng, khai thác rừng một cách bền vững và hiệu quả. Thấy rõ được tác hại cũng như hậu quả khôn lường của việc khai thác rừng bừa bãi. Bên cạnh đó làm cho nhân dân, đặc biệt là các cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, cán bộ kiểm lâm, cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật hiểu rõ hơn về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, đặc biệt chủ động phòng ngừa và cảnh giác trước các thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Cùng với cơng tác tun truyền, giáo dục về phịng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, công tác trồng rừng mới, khoanh nuôi rừng, tái sinh rừng được chú trọng. Những năm qua, chủ trương đóng cửa rừng, bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng đã được thực hiện nghiêm túc trên cả nước. Thực hiện chủ trương này, phần lớn các đơn vị lâm trường quốc doanh, các hộ gia đình đã chuyển từ khai thác rừng sang nhiệm vụ trồng, bảo vệ rừng và làm dịch vụ lâm nghiệp, nhiệm vụ khai thác gỗ giảm đến mức tối đa, công tác trồng rừng phát triển.
Bên cạnh đó, hoạt động đấu tranh chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng phải được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của công tác đấu tranh chống tội phạm, phải là nhiệm vụ của toàn Đảng, tồn dân, các cấp, các ngành. Cần có sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý,
khai thác và bảo vệ rừng; công tác quản lý và bảo vệ rừng của các cơ quan chức năng phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và mang tính chặt chẽ. Quản lý và bảo vệ rừng là chức năng chính của cơ quan kiểm lâm nhưng bên cạnh đó cũng cần phải xác định rõ các cấp, các ngành và mọi cơng dân đều có nghĩa vụ quản lý và bảo vệ rừng.
Để đấu tranh phịng, chống có hiệu quả tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong thực tiễn nhất thiết phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn thiện trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ rừng. Một trong những cơng cụ để phịng, chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có hiệu quả nhất ở Việt Nam hiện nay chính là BLHS năm 1999. Tại Điều 175 BLHS năm 1999 của nước ta quy định tội danh vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, trong đó chỉ rõ các hành vi khách quan của tội đó là hành vi khai thác trái phép cây rừng, hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Đồng thời Điều 175 cũng chỉ ra các dấu hiệu về mặt chủ quan, khách thể, chủ thể loại và mức hình phạt được áp dụng đối với người có hành vi phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Có thể khẳng định, Điều 175 BLHS năm 1999 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Bên cạnh Điều 175 BLHS thì để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng chúng ta phải dựa vào một số điều luật khác có liên quan như Điều 153, 154 và 189 BLHS năm 1999. Bởi lẽ, hành vi khai thác trái phép cây rừng hoặc hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 nếu không thuộc Điều 189; hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu khơng thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và 153. Ngoài các điều luật nêu trên,
chúng ta còn phải dựa vào các quy định tại Điều 190 BLHS. Theo tinh thần của Điều 190 thì đối tượng bảo vệ của điều luật này chỉ là động vật hoang dã, quý hiếm. Do đó, nếu săn, bắn, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã không phải là quý hiếm thì sẽ bị xử lý theo Điều 175 BLHS năm 1999.
Như chúng ta đã biết cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng là Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2005 và các văn bản khác do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về việc bảo vệ, quản lý và phát triển rừng như Nghị định số 23/2006/NĐ- CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 159/ 2007/ NĐ- CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.Ở đây có thể kể đến hàng loạt các điều luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng như: Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 nêu ra các loại hành vi bị nghiêm cấm như hành vi chặt, phá rừng, khai thác rừng trái phép; hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật. Đặc biệt Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã dành một chương riêng quy định về bảo vệ rừng (chương 3). Điều 85: Xử lý vi phạm, có quy định: “Người phá rừng, đốt rừng, hủy hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái phép; săn bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh, vận chuyển lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Khoản 8 Điều 3 của Nghị định số 159/2007/NĐ- CP quy định những hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong đó có những hành vi được coi là hành vi khách quan được quy định tại Điều 175 BLHS năm 1999; Điều 8 quy định những hành vi vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; Điều 19 "khai thác rừng trái phép"; Điều 21 "vận chuyển lâm sản trái phép"; Điều 22 "mua bán, cất dấu, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép".
Để hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất, góp phần đấu tranh phịng, chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có hiệu quả ngày 08/3/2007 Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/ BNN&PTNT- BTP- BCA- VKSNDTC- TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tại thơng tư này một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt được quy định tại Điều 175 đã được hướng dẫn cụ thể, khắc phục tình trạng hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất như trước kia, xét xử không đúng tội danh hoặc mức hình phạt tuyên ra quá nặng hoặc quá nhẹ..v..v…
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ mơi trường, trong đó có những quy định về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng: Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định những hành vi bị nghiêm cấm, đó là hành vi phá hoại, khai thác trái phép cây rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; hành vi khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định..v..v…
Những văn bản pháp luật trên đây thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng.
Việt Nam không ngừng tăng cường ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến phòng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Cùng với xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, quan điểm tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm của Nhà nước ta đang được quán triệt sâu sắc trong xây dựng và thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự về tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng cần phải hài hịa với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời nên nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế, tăng cường hợp tác, giao lưu về pháp luật và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển diễn ra tại Stockholm ngày 16/6/1972 đã khẳng định: “Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh, hài hoà với thiên nhiên (nguyên tắc 1). Các quốc gia cần ban hành luật pháp hữu hiệu về môi trường, những tiêu chuẩn môi trường, những mục tiêu, quản lý và những ưu tiên phải phản ánh nội dung môi trường và phát triển mà chúng gắn với những tiêu chuẩn một vài nước áp dụng có thể khơng phù hợp và gây tổn phí về kinh tế và xã hội không biện minh được cho các nước khác, nhất là các nước đang phát triển (nguyên tắc 11)”.
Chúng ta đã tham gia một số điều ước quốc tế liên quan đến phòng chống tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng như Cơng ước Palecmo về phịng
chống tội phạm xuyên quốc gia, Công ước quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố năm 1999, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992.
Những năm qua Nhà nước ta ln có chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường như tổ chức, tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội nghị về bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, khai thác rừng bền vững và hiệu quả qua đó trao đổi kinh nghiệm cũng như đúc rút các bài học về bảo vệ và phát triển rừng đồng thời bày tỏ quan điểm của Việt Nam về vấn đề khai thác và phát triển rừng một cách bền vững với các nước trên thế giới.
Tận dụng các nguồn tài trợ quốc tế nhằm huy động, tiếp nhận và cho vay vốn phục vụ mục đích bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Tăng cường hợp tác về đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút nhiều hơn nữa các dự án của các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam bảo vệ mơi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng.