Mô hình lý luận tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 100 - 104)

3.4. Mơ hình lý luận tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng vệ rừng

Trên cơ sở một số kiến nghị được nêu ra tại mục 3.2 nêu trên có thể nêu ra mơ hình tội khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản và tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng trong BLHS như sau:

Điều 175 (sửa đổi): Tội khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại Điều 189 hoặc tại Điều 189a của bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười năm triệu đồng đến bảy mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

a) Khai thác trái phép cây rừng;

b) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Có tổ chức;

c) Phạm tội nhiều lần.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười năm năm.

4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười lăm triệu đồng đến bảy mươi triệu đồng (nếu hình phạt chính khơng phải là phạt tiền).

Điều 189a (bổ sung): Tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng

1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại Điều 175 hoặc tại Điều 189 của bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng (nếu hình phạt chính khơng phải là phạt tiền).

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu thu được cho phép đưa ra những kết luận sau:

1. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đảng và Nhà nước ta đã sớm có chính sách bảo vệ và phát triển rừng, khai thác rừng một cách hiệu quả để vừa đảm bảo được các lợi ích kinh tế, vừa đảm bảo an ninh sinh thái của con người và chính sách này từng bước được thể chế hoá thành pháp luật trong đó có pháp luật hình sự. Đó là cơng cụ sắc bén để ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển và buôn bán lâm sản trái phép.

2. Cùng với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, pháp luật hình sự cũng từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Trong BLHS năm 1999, hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã được tách khỏi hành vi vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng và được quy định thành một tội danh độc lập. Việc làm này nhằm thực hiện triệt để hơn nguyên tắc cá thể hoá hành vi cũng như cá thể hố hình phạt, đồng thời thể hiện thái độ lên án của Nhà nước đối với từng loại tội phạm. Ở nước ta trong những năm gần đây mặc dù số vụ phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số các vụ phạm tội nói chung nhưng tình trạng phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và số người phạm tội.

Nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng nên hoạt động phòng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới luôn luôn được chú trọng, đề cao. Cùng với BLHS, các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng như các Điều ước quốc tế mà mỗi nước ký kết hoặc tham

gia là những cơng cụ hữu hiệu trong đấu tranh phịng, chống tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng.

3. Về cơ bản, BLHS năm 1999 đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, Điều 175 BLHS cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến việc áp dụng Điều 175 vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, hồn thiện pháp luật hình sự về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)