Khung pháp lý về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 42 - 44)

sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định phạt tiền là hình phạt bổ sung nhưng Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt tiền khơng những là hình phạt bổ sung mà cịn là hình phạt chính. Mức phạt tiền cũng có sự tăng lên đáng kể, theo đó Bộ luật hình sự năm 1985 khống chế áp dụng mức phạt tiền tối đa là đến một triệu đồng thì đến nay mức phạt tiền theo Bộ luật hình sự năm 1999 mức phạt tiền tối thiểu là năm triệu đồng, tối đa là hai mươi triệu đồng. Đồng thời, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng nâng mức thời gian áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là đến ba năm. Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định không được quy định là hình phạt bổ sung đối với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Điều 175 có hai khung cơ bản. Khung hình phạt chính: Người phạm tội có thể bị áp dụng một trong các hình phạt như phạt tiền, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù có thời hạn. Kèm theo hình phạt chính có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.

1.2.3. Khung pháp lý về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng vệ rừng

Khung pháp lý về đấu tranh phòng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 1999.

Hiện nay tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng được quy định tại Điều 175 BLHS. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam. Bên cạnh đó cịn có một số điều luật khác có liên quan như Điều 189 (tội hủy hoại rừng), Điều 153 (tội buôn lậu), Điều 154 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 176 (tội vi phạm các quy định

về quản lý rừng); Điều 190 (tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm.

Thứ hai, các văn bản pháp luật khác.

Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT- BNN&PTNT- BTP- BCA- VKSNDTC- TANDTC ngày 08 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó có hướng dẫn về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, hướng dẫn các hành vi được coi là hành vi khách quan của Điều 175 BLHS. Ngồi ra cịn có những văn bản quy phạm pháp luật khác được coi là khung pháp lý trong đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng như Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ- CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 159/2007/NĐ- CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Luật môi trường năm 2005. Các văn bản quy phạm pháp luật này quy định những hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; mức xử lý vi phạm hành chính; trong những trường hợp cụ thể nào thì người có hành vi vi phạm sẽ không bị xử lý hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự..v..v…

Các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, về vận chuyển, buôn bán gỗ thường là của Chính phủ hoặc của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, khi xác định hành vi nào là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng và hành vi ấy có bị coi là tội phạm hay khơng, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ các văn bản này. Đây cũng là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng

trong đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.

Thứ ba, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Việt Nam đã ký kết các Cơng ước quốc tế liên quan đến phịng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng như: Cơng ước Palecmo về phịng chống tội phạm xuyên quốc gia, Công ước quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố năm 1999, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)