Hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan đến tội vi phạm các quy định về khai thác về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 95 - 100)

các quy định về khai thác về bảo vệ rừng

Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ra đời, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan cũng ban hành khá nhiều văn bản nhằm hướng dẫn, cụ thể hóa, bảo đảm các quy định của luật thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn như: Nghị định số 23/2006/NĐ- CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 159/2007/ NĐ- CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/ BNN&PTNT- BTP- BCA- VKSNDTC- TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản… các văn bản kể trên đã tạo ra một hành lang pháp lý cần thiết trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng cho thấy những quy định của pháp luật về xử lý hành chính, về truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm đều có những hạn chế, dẫn chiếu lịng vịng, các điều luật về xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự trong Luật bảo vệ và phát triển rừng không quy định cụ thể mức xử lý hành chính, trong trường hợp nào thì hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà quy định việc “xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp

luật”. Đồng thời Luật bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu các quy định cụ thể về quyền khởi kiện của tổ chức, cá nhân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do vậy để đảm bảo sự đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật có thể đưa ra một số kiến nghị như:

Thứ nhất, nên có quy định thống nhất giữa các quy định về xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ rừng.

Như chúng ta đã biết, hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng bao gồm rất nhiều loại hành vi khác nhau. Tuy nhiên, để xác định hành vi nào vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng bị coi là tội phạm theo Điều 175 thì chúng ta phải dựa vào nhiều văn bản pháp luật khác nhau đó là: Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004; Nghị định số 159/2007/ NĐ- CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/ BNN&PTNT- BTP- BCA- VKSNDTC- TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trải qua một thời gian áp dụng các văn bản này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Chẳng hạn như trong Thông tư liên tịch số 19/2007 rất nhiều điểm hướng dẫn đều phải căn cứ vào Nghị định 139/2004/NĐ- CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nhưng hiện nay Nghị định số 139 đã được thay thế bằng Nghị định số 159/2007/ NĐ- CP ngày 30/7/2007 của Chính phủ. Như vậy dù ít hay nhiều thì những hướng dẫn trong Thơng tư liên tịch số 19 cũng có những điểm mâu thuẫn với Nghị định số 159. Ví dụ như tại điểm b tiểu mục 1.4 mục 1 phần IV của Thông tư liên tịch số 19 có hướng dẫn về tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" như sau:

b) Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên (gố thơng thường nhóm I- III với gỗ thơng thường nhóm IV- VIII; gỗ thông thường với gỗ quý, hiếm nhóm IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm đó vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với gỗ thơng thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy định cho hành vi tương ứng đó.

Như vậy, người có hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên có bị coi là đã gây hậu quả nghiêm trọng và bị xử lý về hình sự hay khơng thì phải căn cứ vào tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm đó. Nhưng tại điểm 8 Điều 3 của Nghị định 159 lại quy định:

"Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:

d) Người vi phạm xâm hại nhiều loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên, tuy diện tích của từng loại rừng, khối lượng từng loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính nhưng tổng hợp mức tiền phạt vượt quá 30.000.000đ".

Theo hướng dẫn tại Nghị định này thì người có hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên sẽ bị xử lý về hình sự nếu tổng hợp mức tiền phạt của các hành vi vi phạm vượt quá 30.000.000đ.

Điểm mâu thuẫn ở đây là Thông tư liên tịch số 19 hướng dẫn việc xử lý hình sự một người căn cứ vào tổng khối lượng gỗ vi phạm, nhưng theo Nghị định 159 thì việc xử lý hình sự một người lại căn cứ vào tổng hợp mức tiền phạt của các hành vi vi phạm.

Thứ hai, quy định cụ thể về quyền khởi kiện của tổ chức, cá nhân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có liên quan đến một số tội phạm khác như tội chống người thi hành công vụ, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai [34, tr.123]. Sự liên quan này thể hiện ở chỗ: Đối với tội chống người thi hành công vụ: Trong khi khai thác, vận chuyển hoặc buôn bán gỗ bọn lâm tặc thường gặp phải sự kiểm tra, theo dõi, phát hiện và bắt giữ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là các cán bộ kiểm lâm. Để bảo tồn số gỗ của mình bọn chúng sẵn sàng có hành vi chống trả quyết liệt, gây thương tích, thậm chí cịn làm chết các cán bộ trong khi thi hành công vụ.

Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Bọn lâm tặc thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của các bà con đồng bào dân tộc, hoặc dùng lợi ích kinh tế để mua chuộc cán bộ Nhà nước để chứa chấp, tiêu thụ số gỗ khai thác trái phép. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau chúng đã làm cho người khác mặc dù biết sỗ gỗ mà họ khai thác, vận chuyển, buôn bán là trái phép nhưng vẫn cố tình chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó.

Hiện nay tình trạng khai thác rừng để lấy gỗ bán kiếm lời diễn ra phổ biến, tuy nhiên cũng có tình trạng khai thác rừng để lấy đất trồng cây lương thực hoặc mở rộng diện tích đất canh tác, đặc biệt có trường hợp khai thác rừng trái phép để chiếm đất, rồi hợp lý hóa giấy tờ về đất, biến từ đất trồng rừng sang đất canh tác hoặc đất ở để buôn bán kiếm lời. Tất cả những hành vi khai thác rừng trái phép trên đây ngoài việc đã cấu thành tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã cấu thành tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 173 BLHS.

Hồn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng song song với việc hoàn thiện pháp luật về tội chống người thi hành công vụ, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Chẳng hạn như đối với tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về tội này. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào các quy định tại Điều 174 BLHS năm 1999 thì sẽ có rất nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử người có hành vi phạm tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Bởi lẽ các tình tiết "đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng" rất khó xác định và cũng chưa có một tiêu chí cụ thể nào mang tính khoa học để xác định diện tích đất hoặc giá trị đất là bao nhiêu thì được coi là lớn, hậu quả của hành vi phạm tội gây ra ở mức độ nào thì bị coi là nghiêm trọng. Thực tế hiện nay là có rất nhiều vụ vi phạm các quy định về quản lý đất đai có dấu hiệu của tội phạm nhưng đã không được đưa ra xử lý về hình sự dẫn đến bỏ lọt tội phạm mà nguyên nhân của tình trạng này cũng là do những quy định không rõ ràng, thiếu khoa học trong cấu thành tội phạm của Điều 174. Nhiều vụ án do chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng mức hình phạt khơng phù hợp và thỏa đáng so với tính chất, mức độ hành vi phạm tội.

Rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Các văn bản này phải là cơ sở pháp lý cụ thể, vững chắc đủ thẩm quyền cho hoạt động của các cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ rừng cũng như các cơ quan tư pháp (Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án) mà khơng cần có những văn bản hướng dẫn kèm theo. Trong các điều khoản về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cần tính đến các mức phạt khác

nhau nhưng phải đạt được mục đích răn đe, phòng chống được việc tái vi phạm. Hệ thống văn bản đầy đủ, cụ thể và phù hợp sẽ là công cụ hữu hiệu trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm Vi phạm các quy định về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 95 - 100)