Phòng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 75 - 83)

rừng ở một số nước trên thế giới

Trong hơn 13 tỷ ha diện tích đất của trái đất có tới 3,8 tỷ ha là rừng. Hàng năm có tới 10 triệu ha rừng bị phá hủy gây nên một trong những biến đổi môi trường nghiêm trọng nhất cho trái đất. Chỉ có khoảng 80 triệu ha rừng, tương đương với 2% diện tích rừng trên thế giới được công nhận là rừng khai thác bền vững (theo: thiennhien.net.vn). Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhu cầu về gỗ gia tăng trên tồn cầu. Nhu cầu đó đã và đang tạo ra một áp lực khai thác khổng lồ lên các cánh rừng khiến cho tình trạng khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ trái phép diễn biến ngày một phức tạp.

Trung Quốc là một trong những quốc gia rất coi trọng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, coi bảo vệ và phát triển rừng là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mình. Nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược là khai thác rừng một cách bền vững, khai thác đi đơi với phát triển và bảo vệ rừng, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ thiết thực, trong đó có các biện pháp pháp lý như quy định và thi hành các chế tài dân sự, hành chính và đặc biệt là tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ rừng.

Bộ luật hình sự của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa ban hành ngày 01/7/1979 với sự sửa đổi, bổ sung gần đây nhất vào ngày 28/02/2005 gồm 10 chương với 452 Điều, trong đó chương VI quy định "Tội phạm trật tự quản lý xã hội"; mục 6 quy định "Tội phá hoại tài nguyên môi trường" từ Điều 338 đến Điều 346. Trong chương này các nhà làm luật đã quy định hai điều về tội phạm có liên quan đến việc khai thác, vận chuyển và bn bán gỗ trái phép đó là Điều 334 và Điều 345.

Khác với cách quy định trong BLHS của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, các điều trong BLHS của Trung Quốc khơng có tên điều luật cụ thể. Nghiên cứu Điều 344 và 345 BLHS Trung Quốc chúng ta thấy:

Mặt khách quan của loại tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng: Các nhà làm luật Trung Quốc đã chỉ ra những dấu hiệu cơ bản đó là hành vi vi phạm quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng như hành vi chặt phá, hủy hoại trái phép những cây gỗ quý; hành vi thu mua, vận chuyển, gia công, buôn bán các loại gây gỗ quý hoặc cây trồng khác và sản phẩm chế tác được bảo hộ trọng điểm quốc gia; hành vi chặt trộm rừng hoặc các loại cây lấy gỗ khác; hành vi của người biết rõ gỗ do chặt trộm mà vẫn thu mua, vận chuyển.

Tính chất nguy hiểm cho xã hội của những hành vi này là đã xâm phạm đến chế độ quản lý, khai thác và bảo vệ rừng của Nhà nước, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước đồng thời làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Khách thể trực tiếp của loại tội phạm này là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ rừng. Đối tượng tác động của tội phạm là các loại cây gỗ quý, các loại cây trồng khác kể cả các sản phẩm chế tác được bảo hộ trọng điểm quốc gia.

Điều 344 có cấu thành hình thức, nghĩa là cứ thực hiện một trong ba loại hành vi:

+ Hành vi chặt phá, hủy hoại những cây gỗ quý.

+ Thu mua, vận chuyển, gia công, buôn bán các loại cây gỗ quý.

+ Chặt phá, hủy hoại trái phép hoặc thu mua, vận chuyển, gia công, buôn bán các loại cây trồng khác và sản phẩm chế tác được bảo hộ trọng điểm quốc gia.

Thì bị coi là tội phạm mà khơng cần phải gây ra hậu quả.

Đối với tội danh quy định tại Điều 344, phạm tội trong trường hợp có tình tiết nghiêm trọng là tình tiết định khung tăng nặng.

Điều 345 có cấu thành vật chất, nghĩa là hành vi bị coi là phạm tội chỉ khi nó gây ra hậu quả nhất định. Hay nói cách khác, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định có phạm tội hay không phạm tội. Như vậy, theo Điều 345 thì người nào chặt phá trái phép cây rừng với số lượng tương đối lớn mới bị coi là tội phạm. Phạm tội trong trường hợp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn thì sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn.

Hành vi chặt cây rừng trái phép quy định ba khung hình phạt khác nhau căn cứ vào số lượng cây bị chặt. Cụ thể là:

Khung 1: Số lượng tương đối lớn, có thể bị xử phạt tù đến ba năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền.

Khung 2: Số lượng lớn, có thể bị xử phạt tù từ ba năm đến bảy năm trở lên và bị phạt tiền.

Khung 3: Số lượng đặc biệt lớn, có thể bị phạt tù từ bảy năm trở lên và bị phạt tiền.

Đối với hành vi của người biết rõ gỗ do chặt trộm mà vẫn thu mua, vận chuyển thì chỉ bị coi là tội phạm khi có "tình tiết nghiêm trọng". Loại tội phạm này có hai khung hình phạt:

Khung 1: Tình tiết nghiêm trọng, có thể bị phạt tù giam đến ba năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền.

Khung 2: Tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm và bị phạt tiền.

Điều 346 Bộ luật hình sự Trung Quốc quy định phạt tiền đối với những đơn vị vi phạm các tội quy định tại Điều 344 và Điều 345; riêng đối với những người quản lý trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định tại các điều luật tương ứng.

Một điều dễ nhận thấy trong các quy định tại Điều 344 và 345 BLHS Trung Quốc là những yếu tố định lượng đặc trưng cho tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng như số lượng tương đối lớn, số lượng lớn, số lượng đặc biệt lớn là bao nhiêu hay như thế nào thì được coi là có tình tiết nghiêm trọng, tình tiết đặc biết nghiêm trọng thì lại chưa được quy định rõ.

Thành công của các nhà làm luật Trung Quốc là đã liệt kê được khá đầy đủ những hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng phổ biến nhất hiện nay đồng thời cũng đã cố gắng đưa ra được một số yếu tố mang tính chất định lượng trong các điều luật. Tuy nhiên, việc thiếu định lượng cụ thể

phần nào cũng gây khó khăn cho việc hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất trên thực tế.

Tương tự như BLHS Trung Quốc, BLHS Liên bang Nga cũng dành hẳn một chương riêng quy định các tội phạm về mơi trường, trong đó có tội liên quan đến khai thác và bảo vệ rừng. Chương 26 BLHS Liên bang Nga quy định "các tội phạm về sinh thái" gồm 17 điều luật. Trong đó Điều 260 "tội chặt trái phép cây gỗ và cây bụi", Điều 261 "tội hủy hoại hay làm hư hỏng rừng".

Theo Điều 260 BLHS Liên bang Nga thì hành vi khách quan được mô tả là hành vi cưa, chặt, đẵn trái phép các loại cây gỗ và cây bụi hoặc các hành vi khác làm hư hỏng các loại cây nói trên đến mức độ chấm dứt sự sinh tồn và phát triển của chúng.

Tội chặt trái phép cây gỗ và cây bụi có cấu thành vật chất, nghĩa là tội phạm được coi là hoàn thành khi hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội này phải gây ra một hậu quả đáng kể nhất định. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả là làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng kinh tế, lâm nghiệp và mong muốn gây ra hậu quả đó hoặc tuy khơng mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Về hình phạt: Tội chặt trái phép các loại cây và cây bụi quy định ba khung hình phạt khác nhau căn cứ vào mức độ hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi khách quan của tội phạm gây nên.

Khung cơ bản: Phạt tiền đến bốn mươi nghìn rúp hoặc ba tháng lương (hoặc thu nhập khác) hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp nhất định đến ba năm hoặc lao động cải tạo không giam giữ từ sáu tháng đến một năm hoặc bị giam giữ đến ba tháng.

Khung 2: Phạm tội trong trường hợp có tổ chức gây hậu quả rất lớn; hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hoặc chặt cây rừng trên quy mơ rất lớn, thì bị phạt tiền tới 200.000 rúp hoặc mười tám tháng lương (hoặc thu nhập khác) hoặc lao động bắt buộc từ 180 đến 240 giờ hoặc cải tạo lao động không giam giữ từ một năm đến hai năm; hoặc phạt tù đến hai năm và cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp nhất định đến ba năm.

Khung 3: Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt lớn; hoặc có tính chất chun nghiệp; hoặc có tổ chức với nhiều băng ổ nhóm, thì có thể bị xử phạt từ 100.000 đến 500.000 rúp; hoặc từ một năm đến ba năm lương (hoặc thu nhập khác); hoặc bị phạt tù đến ba năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp nhất định đến ba năm.

Như vậy, nếu so sánh với luật hình sự Việt Nam thì tội "Chặt trái phép các loại cây và các loại cây bụi" của Liên bang Nga nhẹ hơn so với tội "vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng" được quy định tại Điều 175 BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghiên cứu Luật hình sự của một số nước trong khu vực Đông Nam Á chúng tôi thấy Lào cũng là một trong những quốc gia rất quan tâm, chú trọng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng. Giống như Việt Nam, tội khai thác trái phép cây rừng của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được quy định trong chương "các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế" [4, tr.21]. Điều 128 BLHS Lào quy định: Người nào chặt cây, khai thác rừng không đúng với quy định của Luật lâm nghiệp như đốt rừng, phá rừng hoặc bằng các hành vi khác thì bị phạt tù từ ba tháng đến một năm hoặc bồi thường theo quy định của Luật lâm nghiệp. Trường hợp gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm và bị phạt tiền theo quy định của Luật lâm nghiệp.

Inđônêxia cũng là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á rất quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng như khai thác rừng một cách

bền vững. Bằng việc hình sự hóa những hành vi khai thác rừng bất hợp pháp, hệ thống pháp luật (đặc biệt là luật hình sự) của quốc gia này đã góp phần tích cực và có hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng. Inđơnêxia đã tích cực xây dựng và thực thi một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ rừng, đáng chú ý hơn cả là đã và đang khá thành công trong công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác rừng thông qua các công cụ chống tội phạm rửa tiền. Indonesia đã áp dụng tội rửa tiền trong đấu tranh với tội phạm lâm nghiệp và môi trường. Hiệu quả của việc sử dụng các công vụ chống tội phạm rửa tiền trong đấu tranh phòng chống tội phạm khai thác và bảo vệ rừng được thể hiện ở chỗ, các công cụ chống tội phạm rửa tiền được sử dụng để ngăn chặn những hành vi chặt phá rừng trái phép một cách hiệu quả ở các nước sản xuất mà không cần thiết phải có sự hỗ trợ quốc tế chống lại tội phạm rửa tiền của những người hay các công ty buôn bán hoặc sản xuất gỗ khai thác bất hợp pháp. Các nước tiêu thụ có thể áp dụng các hành vi phạm tội như tham nhũng, buôn lậu, giả mạo giấy tờ và buôn bán bất hợp pháp để ngăn chặn việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép từ các nước sản xuất (theo: thiennhien.net.vn). Chính từ hiệu quả của các công cụ chống tội phạm rửa tiền như trên mà tổ chức chống rửa tiền quốc tế (FATF) cũng đã khuyến khích các nước nên ghép tội phạm rửa tiền với tất cả các hành vi phạm tội nghiêm trọng bao gồm tham nhũng, buôn lậu, giả mạo giấy tờ, bn bán bất hợp pháp trong đó có hành vi phạm tội chặt phá rừng trái phép.

Tóm lại, trong chương hai của bản luận văn tác giả đã tập trung nghiên cứu về tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, thơng qua đó làm rõ được hoạt động phòng chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Về tình hình tội phạm vi phạm các quy

định về khai thác và bảo vệ rừng được tác giả nghiên cứu thông qua số liệu thống kê tội phạm đã được xét xử sơ thẩm trong năm năm, từ năm 2005 đến năm 2009. Các vấn đề về thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm cũng như tính chất của tình hình tội phạm được phân tích một cách cụ thể, tỷ mỷ và được minh chứng qua một số vụ án điển hình đã xảy ra trong thực tế. Hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới trong những năm qua ngày càng được chú trọng. Ở mỗi quốc gia đều có một hệ thống văn bản pháp luật khá hoàn thiện và đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng, bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam ln ln tăng cường ký kết, tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến phịng chống tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)