Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự việt nam (Trang 133 - 134)

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của từng thời kỳ, Đảng và Nhà nước sẽ ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể thơng qua các Nghị quyết nhằm triển khai cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Trên cơ sở đó, PLHS sẽ cụ thể hóa, hiện thực hóa và bảo đảm cho chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước được triển khai, thi hành và áp dụng.

Để triển khai chính sách hình sự, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết đã xác định “Công tác tư

pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, … bảo vệ trật tự , kỷ cương; bảo đảm và tơn trọng dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức”[8]; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về

chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thể hiện quan điểm chỉ đạo xây dựng và “hoàn thiện hệ

thống pháp luật về đấu tranh, phòng, chống tội phạm … phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Hoàn thiện chính sách hình sự, đảm bảo u cầu để nâng cao hiệu quả phòng ngừa” [10]; Bên

cạnh đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 phòng chống tội phạm cũng nhấn mạnh và xác định rõ ràng một trong những cơng việc chính là “thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh

phịng, chống tội phạm” [9].

Ngồi ra, cịn có một số văn bản khác như, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKS và cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2012 về việc “Tiếp tục thực

hiện Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; Nghị quyết số 09/1998/NQ – CP về tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới và Quyết định số 138/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành để chỉ đạo, triển khai, thực hiện chương trình quốc gia về phịng, chống tội phạm trong thời gian tới.

Quán triệt các Nghị quyết trên, công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy Đảng thực hiện với quyết tâm cao nhất. Các chính sách hình sự được thể chế hóa bằng các quy định pháp luật của Nhà nước triển khai, áp dụng vào thực tế cuộc sống, đảm bảo truyền tải kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng với định hướng “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế

trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” và “ Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân” [10]. Do đó, gắn với các quy định của PLHS nói chung, quy định về các tội

XPTD nói riêng địi hỏi cần phải nghiên cứu, nhận thức đúng đắn quan điểm của Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới để hồn thiện khơng ngừng và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự việt nam (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)