Nhận xét, đánh giá các quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật Hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự việt nam (Trang 138 - 150)

2015 về các tội xâm phạm tình dục

Căn cứ vào các cơ sở đã phân tích như trên cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS năm 1999 về các tội XPTD nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh, phịng ngừa các tội phạm này. Đồng thời, việc hồn thiện này cũng góp phần giúp các nhà lập pháp khắc phục những kẽ hở, lỗ hổng và loại trừ những quy định trừu tượng, chưa chính xác, tồn diện về khoa học, lạc hậu, khơng phù hợp với thực tiễn. Do đó, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ thay thế cho BLHS năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

4.2.1. Nhận xét, đánh giá các quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật Hình sự năm 2015 Bộ luật Hình sự năm 2015

4.2.1.1. Những điểm tiến bộ

Ngày 27 tháng 11 năm 2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua BLHS năm 2015. Bộ luật này tiếp tục được sửa đổi năm 2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 (trong luận án này NCS gọi chung là BLHS năm 2015). Trong BLHS năm 2015, các tội XPTD được quy định tại 7 Điều, từ Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146 và 147 của chương XIV. Mặc dù về mặt hình thức chỉ tăng có 01 điều luật, nhưng về nội dung BLHS năm 2015 đã kế thừa và có nhiều điểm mới tiến bộ hơn trong việc quy định các tội XPTD so với BLHS năm 1999. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, độ tuổi nạn nhân được cụ thể hóa ngay từ tên tội danh

Tội danh của nhóm tội XPTD quy định trong BLHS năm 1999 đã được thay đổi trong BLHS năm 2015: tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112) thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144); tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) thành tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); tội dâm ô trẻ em (Điều 116) thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146) [106] [108a].

Sự thay đổi tội danh như trên là do các nhà làm luật đã cụ thể hóa đối tượng tác động (nạn nhân) của nhóm tội này, đặc biệt là cụ thể hóa về độ tuổi nạn nhân cho phù

hợp với quy định của Luật trẻ em năm 2016 tương thích với Cơng ước của Liên hợp quốc về QTE [72] so với việc việc sử dụng cụm từ “trẻ em trong BLHS năm 1999.

Thứ hai, mở rộng nội hàm khái niệm “giao cấu” trong các tội XPTD

Bộ LHS năm 2015 đã mở rộng nội hàm khái niệm "giao cấu" của BLHS

1999 quy định tại các tội: tội hiếp dâm (Điều 111), tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội cưỡng dâm (Điều 113), tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) và tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) thành “giao cấu hoặc có hành vi quan hệ tình dục khác” [108a] ở các điều luật tương ứng, cho phù hợp với diễn biến thực tế của các hành vi XHTD và phù hợp với quy định chung của các quốc gia trên thế giới.

Thứ ba, mở rộng chủ thể và nạn nhân của tội phạm

Về hình thức quy định, BLHS năm 2015 có vẻ như khơng có gì thay đổi quy định chủ thể của nhóm tội XPTD so với quy định của BLHS năm 1999. Bởi, cả hai BLHS này đều dùng thuật ngữ “người nào” để quy định về chủ thể của các tội

XPTD. Nếu chỉ xét nguyên nghĩa thì cụm từ chủ thể “người nào” được hiểu khá

rộng, đó có thể là nam giới hay nữ giới, thậm chí bất kì ai đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Bộ LHS năm 2015 đã mở rộng nội hàm khái niệm “giao cấu”. Như đã phân tích ở trên, xuất phát từ thực tiễn hành vi XPTD ngày một gia tăng, phức tạp, dưới nhiều hình thức phong phú (không chỉ dừng ở giao cấu đơn thuần theo nghĩa truyền thống. Bên cạnh việc thực hiện hành vi giao cấu, BLHS 2015 quy định bổ sung thêm trường hợp nếu người phạm tội "thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác" cũng bị coi là thực hiện các tội phạm này. Thông qua sự thay đổi quy định này cho thấy không chỉ nội hàm khái niệm giao cấu đã dược mở rộng mà chủ thể, nạn nhân của nhóm tội XPTD trẻ em cũng được mở rộng hơn. Cụ thể, chủ thể của tội hiếp dâm không chỉ là nam giới và nạn nhân là trẻ em nữ mà chủ thể có thể là nam giới, nữ giới hoặc người đồng tính, cịn nạn nhân có thể là trẻ em nam, trẻ em nữ và trẻ em đồng tính dưới 16 tuổi [28].

Thứ tư, một số khái niệm đã được cụ thể hóa

Xuất phát từ thực tiễn, khi áp dụng BLHS năm 1999 để xét xử nhóm tội XPTD, một số khái niệm như người thành niên, nhiều người, nhiều lần… chưa

được hiểu và áp dụng thống nhất. Vì vậy, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa và thay thế một số khái niệm, cụm từ trên được đề cập đến trong các tình tiết định khung của nhóm tội XPTD. Cụ thể: Người đã thành niên được thay bằng: người đủ 18 tuổi trở lên; Nhiều người được thay bằng: từ 02 người trở lên; Nhiều lần được thay bằng: từ 02 lần trở lên; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật được thay thế bằng: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể [108a].

Với cách thay đổi như trên, xét về bản chất thì quy định này khơng có thay đổi gì so với trước nhưng việc cụ thể hóa số lượng “nhiều lần” và độ tuổi của người phạm tội theo BLHS năm 2015 sẽ đảm bảo tính thống nhất trong cách hiểu; đồng thời, đánh dấu một bước tiến mới về kỹ thuật lập pháp, đảm bảo rõ ràng, cụ thể, thống nhất và không bị ảnh hưởng nếu thuật ngữ “nhiều lần” hay “người đã thành

niên” có sự thay đổi về cách hiểu sau này.

Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ việc mở rộng nội hàm khái niệm “giao cấu” và cụ thể hóa độ tuổi nạn nhân, các nhà làm luật đã thay thế và cụ thể khái niệm một số tội của nhóm tội XPTD như:

Khái niệm hiếp dâm trẻ em được thay bằng: “Người nào…dùng vũ lực, đe

dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; hoặc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi” [108a].

Khái niệm cưỡng dâm trẻ em được thay bằng: “Người nào ..dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” [108a]. So với BLHS1999, khái niệm

cưỡng dâm trẻ em khơng chỉ cụ thể hóa độ tuổi nạn nhân mà còn nêu rõ dấu hiệu pháp lí cụ thể yêu cầu nạn nhân phải “đang ở trong tình trạng lệ thuộc” người phạm tội “hoặc trong tình trạng quẫn bách”, mới “phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn

Khái niệm giao cấu với trẻ em được thay bằng: “ Người nào đủ 18 tuổi trở

lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này” [108a]. So với BLHS năm 1999 ngoài việc cụ thể hóa độ tuổi và điều

kiện về chủ thể tội phạm như đã phân tích ở trên, các nhà làm luật cịn bổ sung dấu hiệu “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” và “nếu không thuộc trường hợp quy

định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này” [108a]. Quy định này được hiểu là

hành vi khách quan của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng không thuộc các trường hợp được quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Việc cụ thể rõ ràng dấu hiệu này sẽ tạo cơ sở pháp lý và thống nhất cách hiểu cũng như áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử.

Khái niệm dâm ô với trẻ em được thay bằng: “ Người nào đủ 18 tuổi trở lên

có hành vi dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc khơng nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác” [108a]. Cũng tương tự như

đối với Điều 145, Điều 146 cũng cụ thể hóa rõ hơn về chủ thể tội phạm. Tuy nhiên, mặc dù về hành vi khách quan của tội phạm, BLHS năm 2015 cũng giống như BLHS năm 1999, không mô tả cụ thể thế nào là hành vi dâm ô nhưng lại bổ sung dấu hiệu

“khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác” [108a]. Thơng qua quy định này phần nào đã thể hiện rõ hơn đặc điểm

hành vi khách quan của tội phạm này so với các tội XPTD khác.

Tóm lại, việc cụ thể hóa và thay thế một loạt các khái niệm, cụm từ sẽ tạo sự thống nhất, ổn định trong cách hiểu những vấn đề trên. Từ đó, hạn chế và tránh được cách áp dụng, thực hiện không thống nhất, đồng bộ dẫn đến hiện tượng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, gây bức xúc trong dư luận nhân dân, đây cũng là

Thứ năm, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong các tội XPTD

Ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật đã được thực hiện một bước cao hơn trong nhóm tội XPTD của Chương XIV nói riêng cũng như trong tồn

BLHS năm 2015 nói chung. Đây là một tiến bộ nổi bật được thể hiện khá rõ trong các điều luật của nhóm tội này. Sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật ở mức cao hơn như vậy là cơ sở pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho việc cá thể hình phạt trong thực tiễn áp dụng LHS để đấu tranh phòng chống các tội XPTD. Sự phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện cụ thể như sau:

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện qua việc cụ thể hóa ở mức tối đa các tình tiết định khung của từng tội phạm trong nhóm tội. Cụ thể những tình tiết này là: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45% (từ Điều 142,144, 145,146); Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên (từ Điều 142,144, 145,146); Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi (Điều 142); Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh (Điều 145); Làm nạn nhân tự sát (Điều 146) [108a].

Ngoài việc quy định những tình tiết định khung tăng nặng mới đó ra thì BLHS năm 2015 cịn khắc phục hạn chế của BLHS năm 1999 khi cụ thể hóa và chi tiết hơn những tình tiết định khung tăng năng như phạm tội nhiều người thành phạm tội từ 02 người trở lên hay phạm tội nhiều lần thành phạm tội từ 02 lần trở lên. Hay tại khoản 3, Điều 116 BLHS năm 1999 quy định rất chung chung: “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” [106] thì cũng được khắc

phục, quy định cụ thể hơn tại khoản 3 điều 146 BLHS năm 2015. Cụ thể, khoản 3 Điều 146 BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể hóa thành: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát [106] [108a].

Thứ sáu, về khung hình phạt và hình phạt bổ sung

Về khung hình phạt, so với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 có sự thay đổi về khung hình phạt của tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ( điều 143). Cụ thể , tại khoản 3 điều 143 quy định khung hình phạt là: “phạt tù từ 10

năm đến 18 năm”[108a], thay cho mức phạt “từ bảy năm đến mười tám năm” [106]

của khoản 3 điều 113 trong BLHS năm 1999.

Về hình phạt bổ sung, so với điều 115 của BLHS năm 1999 thì Điều 145 của BLHS năm 2015 bổ sung thêm khoản 4 quy định về hình phạt bổ sung là người

phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm [106][108a]. Sự thay đổi này cho thấy các nhà làm luật đã đánh giá mức độ nguy hiểm của những hành vi phạm tội trên cao hơn so với luật cũ. Vì vậy cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng và chống những tội phạm này.

Thứ bảy, bổ sung tội mới là tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

Bộ LHS năm 1999 chưa quy định hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là tội phạm nhưng BLHS năm 2015 đã bổ sung tội này. Sự bổ sung này là cần thiết, xuất phát từ cơ sở thực tế sau:

Hiện nay, các hình thức khiêu dâm bùng nổ và gia tăng mạnh mẽ trên khắp các châu lục. Điển hình là một số các quốc gia như Anh, Đức, Hà Lan, đặc biệt là Mỹ, quốc gia giữ vị trí số 1 trong ngành cơng nghiệp giải trí trực tuyến cho người lớn - chiếm tới 60% các dịch vụ khiêu dâm trên Internet [2]. Khơng nằm ngồi vịng xốy đó, tình trạng khiêu dâm ở Việt Nam ngày một phát triển và đáng báo động. Xuất hiện cả những hiện tượng sử dụng trẻ em, người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Hơn thế nữa tính nguy hiểm của hành vi này không nhỏ và để lại hậu quả đau lòng cho các nạn nhân, gia đình và xã hội. Như vụ N.T.B.A, 21 tuổi, trú tại xã Bình Khánh Đơng (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) [97]. Đây là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, được tổ chức quy mô và diễn ra trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và tâm lý trẻ em. Vụ việc cũng chạm đến một vấn đề mới, đó là vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em nam, vẫn chưa được các bậc cha mẹ và xã hội quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, mặc dù, BLHS năm 1999 đã quy định tội dâm ô với trẻ em tại Điều 116. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, việc quy định tội dâm ô với trẻ em chưa bao quát hết các hành vi xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trên thực tiễn trong thời gian qua. Theo cách hiểu hiện nay về dâm ơ thì hành vi dâm ơ được coi là hành vi đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm của trẻ em hoặc buộc trẻ em đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm của người phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tiễn thì nhiều trường hợp, người phạm tội ép buộc trẻ em

phải biểu diễn các hành vi khiêu dâm, đóng phim khiêu dâm hoặc buộc trẻ em phải xem những hình ảnh khiêu dâm... Đây đều là những hành vi nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ em. Chính vì những lý do trên mà BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm Điều 147 quy định về sử dụng trẻ em dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm [108a].

4.2.1.2. Những điểm cần khắc phục, hoàn thiện

Bộ LHS năm 2015 đã khắc phục được khá nhiều hạn chế, thiếu sót quy định về các tội XPTD của BLHS năm 1999. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định về các tội XPTD trong BLHS năm 2015, NCS nhận thấy còn một số điểm vẫn chưa giải quyết triệt để và toàn diện yêu cầu của thực tiễn và cần tiếp tục hoàn thiện.

Thứ nhất, về kết cấu của BLHS năm 2015 đối với các tội XPTD. Các tội XPTD được quy định tại Chương XIV BLHS năm 2015 quy định về “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”. mặc dù chương XIV quy định về ba nhóm tội: Các tội xâm phạm về tính mạng của con người; Các tội xâm phạm về sức khỏe của con người; Các tội xâm phạm danh dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự việt nam (Trang 138 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)