Trải qua một quá trình lập pháp lâu dài, bền bỉ, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật nói chung và PLHS nói riêng phát triển, tương đối hồn thiện. Thời kì phong kiến, bên cạnh các văn bản khác (như chiếu, dụ, điển …), các triều đại lớn của nước ta đều ban hành các bộ luật để quản lý xã hội. Điển hình là bộ Hình thư thời Lý; bộ Quốc triều hình luật và Hình thư thời Trần, Quốc triều hình luật (cịn gọi là Bộ Luật Hồng Đức) thời Lê; Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn. Tuy nhiên, việc khảo cứu chỉ giới hạn ở phạm vi bộ Quốc triều hình luật thời Lê và bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn, do "bộ Hình Thư thời Lý, các bộ luật thời Trần cho đến nay cũng đều bị thất truyền” [92, tr.9].
Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức)
Ngay từ thời nhà Lê, PLHS cũng đã khá phát triển và được chú trọng. Văn bản pháp lí quan trọng nhất được sử dụng để điều chỉnh các loại quan hệ xã hội cơ bản lúc bấy giờ là Quốc triều hình luật cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức chứa đựng các quy định điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội nhưng chủ yếu về hình sự. Bộ luật Hồng Đức là bộ luật tiêu biểu cho hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam, là di sản quý giá của dân tộc, bộ luật này được các chuyên gia nghiên cứu cổ luật trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Thời điểm ban hành chính xác bộ luật này, vẫn cịn nhiều quan điểm chưa xác định, thống nhất. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây của Viện Sử học Việt Nam, thể hiện tại bản dịch Quốc triều hình luật [92], Bộ luật Hồng Đức được ban hành năm 1428 dưới triều vua Lê Thái Tổ ngay khi vừa thiết lập triều đại. Sau đó, nó được tiếp tục bổ sung, hồn chỉnh ở các đời sau (1428 đến 1788), đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông.
Quốc triều hình luật gồm sáu quyển, chia thành 13 chương với 722 điều. Trong đó các tội XPTD, được quy định tại quyển thứ ba, chương Thông Gian bao gồm 3 điều đó là Điều 403, Điều 404, Điều 409. Các tội danh còn lại trong chương này mặc dù liên quan đến tình dục nhưng chủ yếu nội dung quy định về hành vi gian dâm, hành vi này tương tự như những hành vi được quy định trong các tội xâm phạm hơn nhân gia đình trong BLHS năm 1999. Nội dung của các điều luật được quy định như sau:
Điều 403 quy định:“Hiếp dâm thì xử tội lưu hay tội chết và phải nộp tiền tạ
hơn tiền tạ về tội gian dâm thường một bậc; nếu làm người đàn bà bị thương thì bị xử tội nặng hơn tội đánh người bị thương một bậc. Nếu làm người đàn bà bị chết thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho nhà người bị chết” [121, tr.219]. Quy định này cho thấy đường lối xử lý đối với các tội XPTD nói chung và tội hiếp dâm nói riêng của thời Hậu Lê vơ cùng nghiêm khắc. Mức hình phạt đối với tội danh này rất nặng, người phạm tội có thể phải bị xử chết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự tiến bộ của thời kì này khi đã phân hóa TNHS bằng việc quy định thêm các trường hợp nạn nhân bị thương hay chết thì ngồi việc người phạm tội bị xử lưu hay chết thì cịn bị phạt kèm theo các hình phạt khác nữa..
Điều 404 quy định: “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người
con gái thuận tình, cũng xử tội như tội hiếp dâm” [121, tr.219]. Sở dĩ, Quốc triều hình
luật quy định như vậy vì tâm sinh lí của trẻ em dưới 12 tuổi chưa phát triển đầy đủ, hồn thiện. Do đó, việc đứa bé gái này có đồng ý thì vẫn xử tội và áp dụng mức hình phạt cũng nghiêm khắc như Điều 403. Đây là một quy định bảo vệ trẻ em vô cùng tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức mà những BLHS sau này vẫn tiếp tục thiếp thu và kế thừa.
Điều 409 quy định: “Ngục quan và ngục lại, ngục tốt gian dâm với những
đàn bà, con gái có việc kiện thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc. Đàn bà con gái mà thuận tình thì giảm tội ba bậc; bị hiếp thì khơng xử tội” [121, tr.221].
Dễ dàng nhận thấy, Điều 409 cơ bản quy định về hành vi gian dâm, mặc dù đoạn cuối có đề cập đến hành vi hiếp dâm:“nếu họ bị hiếp thì khơng xử tội”. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý trong quy định này, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là chủ thể đặc biệt, là quan coi ngục, lại ngục và ngục tốt cịn nạn nhân chỉ có thể là người đàn bà, con gái có chuyện thưa kiện. Bên cạnh đó, luật cịn quy định chủ thể phạm tội nếu thực hiện hành vi hiếp thì mức hình phạt khơng nặng hơn so với hành vi gian dâm thuận tình mà hình phạt lại được giảm cho nạn nhân (tức là nạn nhân trong trường hợp này sẽ không bị xử tội nữa). Đây cũng có thể coi là quy định tiến bộ, hướng tới bảo vệ nạn nhân là phụ nữ trong bộ luật này.
Thông qua các quy định trên nhận thấy, các điều luật quy định về các tội XPTD trong Bộ luật Hồng Đức không mô tả các dấu hiệu phạm tội cụ thể mà chỉ nêu tên hành vi. Quy định hành vi phạm tội cịn ít, phạm vi xác định hành vi nào là hành vi XPTD còn chưa mở rộng mà chỉ mới dừng lại ở hành vi hiếp dâm. Hơn thế, Bộ luật cịn khơng quy định mơ tả cấu thành tội này. Tuy nhiên, khi đối chiếu với Điều 404, có thể hiểu hiếp dâm sẽ là hành vi gian dâm nhưng khơng có sự thuận tình của người phụ nữ. Hay nói cách khác sự thuận tình của người phụ nữ là yếu tố quyết định hành vi đó là hiếp dâm hay gian dâm.
Dưới triều đại phong kiến, xã hội bị ảnh hưởng, tác động lớn bởi tư tưởng Nho giáo. Vì vậy, tiết hạnh của người phụ nữ được là được xem phẩm giá quan trọng hàng đầu. Hình phạt đối với loại tội này khá nghiêm khắc, gồm hai loại hình phạt nặng nhất trong chế độ ngũ hình của pháp luật phong kiến là: lưu và tử.
Điều đặc biệt, quy định về các tội XPTD trong Quốc triều hình luật có nhiều nét tương đồng so với PLHS hiện hành về chủ thể phạm tội phải là nam giới, nạn nhân là nữ giới (thậm chí cịn được quy định rõ trong bộ luật). Đồng thời, hành vi hiếp dâm trẻ em cũng có chia thành thuận tình và khơng thuận tình nhưng vẫn có thể xử lý tội phạm được. Đây là những quy định rất tiến bộ trong thời kỳ này. Mặc dù, xã hội phong kiến mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nhưng Bộ luật đã có những tư tưởng tiến bộ nhằm bảo vệ trẻ em, phụ nữ. Có thể nói, đây là một bước phát triển rất lớn của PLHS thời kỳ này.
Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ luật Gia Long)
Hoàng Việt Luật Lệ được ban hành năm 1815, dưới thời nhà Nguyễn, đời vua Gia Long. Bộ luật này gồm 398 điều, chia thành 22 quyển và được xem là
“hoàn chỉnh và đầy đủ nhất của thư tịch luật pháp Việt Nam” [123].
Trong Hoàng Việt Luật Lệ, các tội XPTD quy định tại chương Phạm gian thuộc quyển 18, từ Điều 332 đến Điều 340. Mặc dù được quy định thành một nhóm tội riêng với 09 điều luật nhưng thực chất các tội XPTD trong Hoàng Việt Luật Lệ chỉ có 8 loại hành vi phạm tội. Cụ thể, là những hành vi sau: thơng gian (ngoại tình), gian dâm (thuận tình giao cấu), cưỡng gian (hiếp dâm), cưỡng dâm, thân thuộc tương gian (loạn luân), dung túng thê thiếp phạm gian, vu chấp gian ông (vu cáo thân thích cao niên phạm gian), quan lại túc xướng (quan lại ở đêm với con hát). Cách quy định như vậy phần nào đã phản ánh tư tưởng phân biệt giai cấp, sang hèn và sự bất bình đẳng trong xã hội lúc bấy giờ. Riêng đối với hành vi cưỡng gian thuộc tội thân thuộc tương gian được liệt vào một trong mười tội thập ác (nội loạn) nên không những bị áp dụng hình phạt nghiêm khắc mà cịn phải chịu những bất lợi khác như: không được nghị giảm dù thuộc diện bát nghị (Điều 4), khơng được miễn chịu hình phạt khi có ân xá như khi phạm các tội thường khác (Điều 15).
Trừ Điều 333 quy định về hành vi ép buộc thê thiếp, con gái phạm gian dâm, các điều luật cịn lại đều có quy định về hành vi cưỡng gian bên cạnh hành vi hòa gian, điêu gian, gọi chung là gian dâm. Hòa gian là “nam nữ đồng ý làm chuyện gian riêng” [120, tr.903], điêu gian là “gian phu chuốt lời dụ dỗ điêu ngoa” [120,
là chuyện bất đắc dĩ” [120, tr.903]. Mỗi điều luật tương ứng với một tội danh bao
gồm cả ba hành vi cưỡng gian, hòa gian và điêu gian. Mặc dù vậy, hình phạt đối với hành vi cưỡng gian ln nặng hơn hịa gian và điêu gian.
Qua phân tích trên cho thấy, đây đều là các hành vi liên quan đến tình dục. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu là các tội XPTD nên chúng tôi chỉ phân tích quy định về hành vi cưỡng gian và cưỡng dâm.
Trong Bộ luật Gia Long, “hành vi cưỡng gian được hiểu là người đàn ông
dùng cường bạo, sức mạnh để giao cấu với người phụ nữ” [144, tr.176], “trường
hợp cưỡng gian chưa thành thì bị phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm” [120, tr.903].
Điều này có nghĩa, hành vi hiếp dâm là người đàn ông dùng sức mạnh, vũ lực khiến người phụ nữ không thể chống trả, chạy thốt và bị giao cấu khơng theo ý muốn của họ; hình phạt người phạm tội phải chịu là treo cổ (Điều 332) [144, tr.177]. Trong trường hợp, việc hiếp dâm chưa thành thì hình phạt áp dụng sẽ nhẹ hơn – “phạt 100
trượng, lưu 3000 dặm” [120, tr.903].
Khơng chỉ quy định về tội hiếp dâm nói chung, Hồng Việt Luật lệ còn quy định cả hiếp dâm trẻ em. Đoạn 3 Điều 332 quy định:“cưỡng gian bé gái dưới 12
tuổi, nhân đó đưa đến chết và dụ dỗ bé gái dưới 10 tuổi rồi cưỡng hành dâm ơ thì chiếu lệ quang cơn chém ngay, cịn cưỡng gian bé gái 12 tuổi trở xuống, 10 tuổi trở lên thì chém (giam chờ), hịa gian thì vẫn chiếu hịa đồng cưỡng mà luận tội, phạt treo cổ (giam chờ)” [144, tr.177]. Qua đó cho thấy, quan điểm, đường lối xét xử
của thời kì này rất nghiêm khắc đối với tội hiếp dâm, đặc biệt đối với hiếp dâm bé gái dưới 12 tuổi. Theo quy định này, mọi hành vi giao cấu với bé gái dưới 12 tuổi đều phạm tội hiếp dâm. Bởi“bé gái 12 tuổi trở xuống, tình chưa phát, vốn khơng có
lịng dâm, lại dễ bị lừa, lại bị khống chế, tức cũng có hịa tình nhưng do bị dối gạt cho nên hòa gian cũng đồng kẻ cưỡng gian” [120, tr.904]. Đây là điểm tiến bộ, có
tính kế thừa Quốc triều hình luật của Bộ luật Gia Long. Bên cạnh đó, việc phân hóa hình phạt cũng được thể hiện rõ trong đoạn 3 Điều 332. Căn cứ vào các trường hợp có tính nguy hiểm khác nhau, Hoàng Việt Luật lệ quy định cách thức xử lý khác nhau, có trường hợp là chém ngay, có trường hợp chém (giam chờ), treo cổ (giam
chờ). Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy, hình phạt trong các trường hợp này đều rất nghiêm khắc, người phạm tội đều bị xử chết.
Đoạn 2 Điều 332 Hoàng Việt Luật lệ lại quy định “nếu dùng cường mà hịa
hợp thành thì khơng phải là cưỡng. Như một người bắt một người để dâm thì kẻ gian dâm đó bị treo cổ” [144, tr.177]. Đây là hành vi một người dùng sức mạnh bắt
người khác phải miễn cưỡng giao cấu, hành vi này thực chất là hành vi cưỡng dâm trong BLHS năm 1999. Tuy nhiên, mức hình phạt Bộ luật Gia Long quy định đối với hành vi này vơ cùng nghiêm khắc, đó là xử chết bằng hình thức treo cổ.
Tiếp thu và kế thừa Bộ luật Hồng Đức nên các quy định của Hoàng Việt luật lệ về nhóm tội XPTD cũng có những điểm tương đồng như: hành vi hiếp dâm, hành vi giao cấu với bé gái dưới 12 tuổi dù thuận tình hay khơng đều phạm tội; tính nhân văn khi quy định thể hiện tinh thần bảo vệ trẻ em, phụ nữ, “bị cưỡng hiếp, người phụ
nữ khơng có tội” [120, tr.903]. Đặc biệt, tương tự Quốc triều hình luật, hình phạt đối
với các tội XPTD trong Hoàng Việt luật lệ cũng rất nghiêm khắc (phần lớn là tử hình, chém, treo cổ). Điều này, một mặt phản ánh thái độ phản ứng mạnh của nhà nước và xã hội lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện tính pháp trị sâu sắc của pháp luật phong kiến.
Có thể thấy rằng Hoàng Việt Luật lệ ra đời sau nên có nhiều điểm tiến bộ hơn Bộ luật Hồng Đức, như: phân hóa hình phạt cụ thể hơn trong tội hiếp dâm (quy định mức hình phạt trong trường hợp hiếp dâm chưa hồn thành thì mức hình phạt thấp hơn trường hợp tội phạm đã hoàn thành, Điều 332:“gian thành treo cổ”, “chưa
gian thành phạt trăm trượng, lưu 3000 dặm” [120, tr.903]; bổ sung thêm hành vi
cưỡng dâm cũng là hành vi XPTD. Những điểm tiến bộ này của Hoàng Việt Luật lệ, được các nhà làm luật sau này tiếp thu và tiếp tục hoàn thiện.
Bên cạnh những ưu điểm, các quy định về các tội XPTD trong Hồng Việt Luật lệ vẫn cịn những hạn chế nhất định như quy định dài dòng, câu chữ nhiều chỗ khó hiểu. Việc quy định tội phạm chỉ quy định các hành vi cụ thể, khơng có tính khái qt cao, không nêu được đầy đủ bản chất của tội phạm. Bên cạnh đó việc quy định tội danh cũng khơng có tính khoa học khi quy định các hành vi phạm tội khác nhau trong cùng một điều luật, ví dụ như Điều 332 quy định tới 3 hành vi phạm tội đó là ngoại tình, hiếp dâm và cưỡng dâm...
Mặc dù chịu sự tác động to lớn của tư tưởng phong kiến và điều kiện kinh tế, xã hội thời kì đó nên các quy định về các tội XPTD trong Bộ luật Hồng Đức, Hoàng Việt Luật lệ cịn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận vai trò đáng được ghi nhận và những điểm tiến bộ của hai bộ luật này vẫn đang được tiếp thu, kế thừa. Nghiên cứu hai bộ luật tiêu biểu nói trên là một việc làm vô cùng cần thiết, giúp chúng ta có cái nhìn khái qt về các tội XPTD trong PLHS phong kiến. Đồng thời, đúc rút kinh nghiệm để các quy định về các tội XPTD ngày càng một hồn thiện, góp phần vào cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta. Sau đó, triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký hiệp ước Hácman (Harmand) và hiệp ước Patơnốt (Patenotre) vào năm 1883-1884, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ với ba chế độ khác nhau. Do đó, hệ thống pháp luật nói chung và PLHS nói riêng trong thời kỳ này cũng có nét đặc thù:
Tại Bắc kỳ, áp dụng bộ Luật hình An Nam ban bố do Dụ ngày 25 tháng 08 năm 1921 và nghị định của ngun Tồn quyền Đơng Dương ngày 02 tháng 12 năm 1921 cùng những Dụ và nghị định sửa đổi bộ luật này. Bộ luật này gồm 328 điều, trong đó có tám điều quy định liên quan đến các tội XPTD.
Tại Trung kỳ, lúc này đang chịu hai ách đô hộ là chính quyền thực dân và Nhà nước Phong Kiến. Ngày 3/7/1933 Vua Bảo Đại đã ban hành bộ Hồng việt Hình luật là sự kế thừa của Hồng việt Luật lệ. Hồng Việt Hình luật có 424 điều, trong đó các tội XPTD được quy định tại tám điều (từ Điều 300 đến Điều 307) ở chương Phạm gian. Tại Điều 303: “Phạm gian với con gái chưa đến 15 tuổi sẽ bị phạt giam trong ngục tù từ 5 năm đến 10 năm”. Cơ bản, “tội danh và nội dung của các điều luật về các tội phạm gian trong Hồng Việt Hình luật có sự tương đồng và khá phù hợp với các tội tương ứng trong Hoàng Việt luật lệ” [144, tr.196]. Bên cạnh nghị định của