Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự việt nam (Trang 60 - 66)

hành Bộ luật Hình sự năm 1999

Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1986, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của LHS Việt Nam. Các tội XPTD được quy định tại Chương 2, gồm: tội hiếp dâm (Điều 112),

tội cưỡng dâm (Điều 113), tội giao cấu với người dưới 16 tuổi (Điều 114). Theo đó, quy định về các tội XPTD cùng những nội dung về lượng hình định tội đã được thống nhất, rõ ràng hơn nên hiệu quả của công tác đấu tranh với loại tội phạm này đã có những chuyển biến tích cực.

Để từng bước hồn thiện chế định các tội XPTD cũng như các loại tội phạm khác, đáp ứng hơn nữa yêu cầu của thực tiễn, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần (vào các năm 1989, năm 1991, năm 1992 và năm 1997). Trong đó, các lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1989, năm 1991 và năm 1997 là những lần có liên quan trực tiếp đến các tội XPTD.

Lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 đầu tiên vào năm 1989, các tội XPTD khơng có gì thay đổi mà chỉ bổ sung thêm khoản 2 vào Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi đó là “giao cấu với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt

tù từ 2 năm đến 7 năm” (Điều 114 BLHS) [103]. Đây được coi là cấu thành tăng

nặng của tội danh này. Đến năm 1991, BLHS năm 1985 tiếp tục sửa đổi, bổ sung lần 2, trong đó các tội XPTD chỉ sửa đổi tội hiếp dâm (Điều 112 BLHS), theo hướng tăng nặng hình phạt và quy định các trường hợp cụ thể tại khoản 4: “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” [104].

Năm 1995, TANDTC đã ban hành công văn số 73/TK ngày 2/3/1995 về việc xét xử tội phạm XPTD trẻ em với nội dung:

Đối với trường hợp mà người có hành vi hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em hoặc giao cấu với người dưới 16 tuổi lại có cùng dịng máu về trực hệ với nạn nhân hoặc anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha với nạn nhân thì ngồi việc xét xử bị cáo theo quy định tại các Điều 112, Điều 113, Điều 114 BLHS còn phải xét xử bị cáo thêm Tội loạn luân theo Điều 146 [111].

Năm 1996, trong báo cáo cơng tác Tịa án, TANDTC đã hướng dẫn đường lối xử lý tội hiếp dâm là cấu thành hình thức đồng thời sửa đổi đường lối xử lý với kẻ

hiếp dâm là người có cùng dịng máu về trực hệ với nạn nhân theo tinh thần của dự thảo BLHS sửa đổi, bổ sung như sau: Tội hiếp dâm cấu thành khi có đủ các yếu tố:

+ Dùng vũ lực (bạo lực vật chất hoặc tinh thần) đè bẹp sự chống đối của nạn nhân (tức người bị hại) hoặc dùng thủ đoạn khác; + Giao cấu trái với ý muốn của người bị hại; nếu vụ án có nhiều người tham gia cịn phải vận dụng quy định tại Điều 15 BLHS về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và Điều 17 BLHS về đồng phạm....

...Nay theo dự thảo BLHS sửa đổi, bổ sung thì hiếp dâm người có cùng dịng máu về trực hệ bị coi là phạm tội với tình tiết tăng nặng định khung là có tính chất loạn luân. Vì vậy, trường hợp này chỉ kết án người phạm tội về Tội hiếp dâm với tình tiết tăng nặng định khung chứ khơng kết án thêm về tội loạn luân như hướng dẫn cũ [81, tr.45].

Năm 1997, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm cũng như điều kiện kinh tế - xã hội cũng có nhiều sự thay đổi, BLHS năm 1985 được sửa đổi lần thứ tư về các tội XPTD theo hướng bổ sung thêm số lượng các tội XPTD. Từ 3 tội danh lúc BLHS mới ban hành, đến năm 1997 số lượng các tội XPTD là 7 tội danh và có sự thay đổi tên tội danh ở Điều 114 BLHS từ “tội giao cấu với người dưới 16 tuổi” thành “tội giao cấu với trẻ em”. Đồng thời, phân hóa TNHS đối với các hành vi XPTD đến đối tượng là trẻ em mà trước đó chỉ được xem là tình tiết định khung tăng nặng và yêu cầu hình sự hóa trước sự nguy hiểm của một số hành vi; bổ sung thêm một số tình tiết định khung tăng nặng, điều chỉnh hình phạt theo hướng tăng nặng. Hình phạt được áp dụng đối với những hành vi XPTD trong BLHS năm 1985 mang tính nghiêm khắc, răn đe rất cao. Loại hình phạt thấp nhất được quy định là hình phạt tù có thời hạn, trong đó mức thấp nhất của loại hình phạt này là 6 tháng tù và mức cao nhất là 20 năm tù. Loại hình phạt nghiêm khắc nhất được quy định là hình phạt tử hình, được quy định trong tội hiếp dâm (Điều 112 BLHS) và tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112a BLHS). Trong BLHS năm 1985, các nhà làm luật không quy định hình phạt bổ sung đối với các tội XPTD.

Tóm lại, sau các lần sửa đổi, bổ sung này, quy định về các tội XPTD trong BLHS năm 1985 gồm 7 điều: Điều 112 (tội hiếp dâm), Điều 112a (tội hiếp dâm trẻ

em), Điều 113 (tội cưỡng dâm), Điều 113a (tội cưỡng dâm người chưa thành niên), Điều 114 (tội giao cấu với trẻ em). Trong đó, lần sửa đổi thứ tư (năm 1997) là có phạm vi rộng nhất, có thể xem đây là dấu mốc quan trọng trong q trình hồn thiện quy định về các tội XPTD.

Sau 14 năm triển khai, thi hành, BLHS năm 1985 đã xuất hiện nhiều bất cập, hạn chế và không phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để kịp thời đáp ứng việc đấu tranh với tội phạm trong thời kỳ mới, yêu cầu cần phải có một BLHS mới thay thế cho BLHS năm 1985. Do đó, ngày 21/12/1999 tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khố 10 đã thơng qua BLHS năm 1999. Trong BLHS năm 1999, các tội XPTD được quy định tại Chương XII với 6 điều luật là: Điều 111 (tội hiếp dâm), Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em), Điều 113 (tội cưỡng dâm), Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em), Điều 115 (tội giao cấu với trẻ em), Điều 116 (tội dâm ô đối với trẻ em).

Bộ LHS năm 1999 về cơ bản vẫn giữ lại tinh thần của các điều luật quy định về các tội XPTD, tuy nhiên nó cũng có một số điểm mới, thay đổi nhất định.

Thứ nhất, dấu hiệu định tội của một số tội phạm đã được quy định chi tiết, cụ

thể hơn so với BLHS năm 1985; có sự bổ sung thêm hai hành vi khách quan trong quy định về cấu thành của tội hiếp dâm “hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng

tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân” nhằm làm rõ và thống nhất trong

thực tiễn áp dụng; đồng thời, giới hạn về phạm vi chủ thể phải là “người đã thành

niên” ở tội dâm ô.

Thứ hai, về mặt tội danh, BLHS năm 1999 đã bỏ tội cưỡng dâm người chưa

thành niên, thay vào đó là tội cưỡng dâm trẻ em (hành vi cưỡng dâm đối tượng là người chưa thành niên từ đủ mười sáu (16) tuổi đến dưới mười tám (18) tuổi được chuyển thành tình tiết định khung tăng nặng của tội cưỡng dâm) với hình phạt nghiêm khắc hơn; đồng thời chuyển tội dâm ô đối với trẻ em về chương XII (xâm phạm danh dự, nhân phẩm) thay vì quy định ở chương XIX (xâm phạm trật tự cơng cộng), qua đó xác định đúng hơn khách thể của tội này. Bởi, qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm này cũng như về mặt lý luận đã xác định khách thể trực tiếp của hành vi dâm ô đối với trẻ em là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của trẻ em, sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em gây tác động xấu về mặt sức

khỏe, xâm phạm đến thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam. Về bản chất tội dâm ô là tội phạm về tình dục, nó cùng tính chất với tội cưỡng dâm, hiếp dâm cho nên BLHS năm 1999 đã quy định tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116) vào Chương XII và ở các tội phạm tình dục là hồn tồn hợp lý.

Thứ ba, về dấu hiệu định khung hình phạt: tội hiếp dâm (Điều 111 của BLHS

năm 1999) đã tách đoạn 2 khoản 1 Điều 112 BLHS năm 1985 thành khoản 4 Điều 111 BLHS năm 1999. Mặt khác, khoản 2 của tội phạm này đã được bổ sung hai tình tiết tăng nặng định khung: “đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh”( điểm b); “đối với nhiều người” (điểm đ). Khoản 3 bỏ tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 điều này” và bổ sung tình tiết “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” (điểm b). Tội hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em được bổ sung tỷ lệ thương tật, khung hình phạt, các tình tiết định khung tăng nặng. Đáng lưu ý việc bổ sung tình tiết “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội" phản ánh yêu cầu của tình hình xã hội; đồng thời, làm rõ tình tiết “Gây tổn hại sức

khỏe nặng, rất nặng” ở BLHS năm 1985 thơng qua việc lượng hóa theo tỷ lệ phần

trăm thương tật cụ thể. Điều 114 BLHS năm 1999 đã thay cụm từ “người chưa thành niên” bằng cụm từ “trẻ em” để nhấn mạnh rằng đối tượng được bảo vệ ở đây là trẻ em, nhằm đảm bảo pháp luật được áp dụng chuẩn xác, loại trừ yếu tố định tính, vơ hình chung có thể tạo nên sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật ở các tội có xảy ra hành vi giao cấu.

Cuối cùng, các quy định hình phạt, cơ bản, khơng có sự thay đổi loại hình phạt cũng như mức độ nghiêm khắc của hình phạt chính. Loại hình phạt này tiếp tục thể hiện sự nghiêm trị đối với những hành vi XPTD, nhất là đối với các trường hợp nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên; hình phạt bổ sung đã có sự thay đổi căn bản khi quy định hình phạt bổ sung là “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề

hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm " cho cả sáu (6) tội danh (từ

Điều 111 đến Điều 116), được thiết kế thành một khoản trong điều luật của mỗi tội danh. Tại BLHS năm 1985, hình phạt bổ sung nói trên chỉ dành cho các tội về hiếp dâm và cưỡng dâm (riêng đối với hiếp dâm trẻ em cịn có thể áp dụng hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú - khoản 2 Điều 118 BLHS năm 1985).

Trong quá trình triển khai, thực hiện, các tội XPTD trong BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung một lần duy nhất vào năm 2009. Tại lần sửa đổi, bổ sung này BLHS năm 1999 đã bỏ quy định hình phạt tử hình đối với tội hiếp dâm (khoản 3 Điều 111). Sự thay đổi này xuất phát từ quan điểm, hiếp dâm là "Tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng, nhưng quy định hình phạt tù chung thân đối với tội này là đủ nghiêm khắc và vẫn bảo đảm đế trừng trị, răn đe, phòng ngừa chung” [140, tr.5].

Đối chiếu quy định của các BLHS (BLHS năm 1985, đặc biệt là BLHS năm 1999) với các văn bản thời kỳ những năm 1945 - năm 1985, chúng tôi thấy rằng, về cơ bản, dấu hiệu pháp lý của hành vi hiếp dâm hay cưỡng dâm khơng có nhiều khác biệt nhưng BLHS năm 1999 đã có sự phân hóa rất rõ ràng khi phân tách tội danh giữa hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm và cưỡng dâm trẻ em; đồng thời, hoàn thiện hơn về các tình tiết định khung tăng nặng và hình phạt áp dụng. Đáng lưu ý hơn, quy định về hành vi dâm ô, theo Bản Tổng kết và hướng dẫn số 329-HS2 năm 1967, tội dâm ô được thực hiện dưới hai hình thức: dâm ơ với người dưới mười (16) tuổi bất kể có sự đồng ý của họ hay khơng và dâm ô trái ý muốn của người từ đủ mười sáu (16) tuổi trở lên. Trong BLHS năm 1999, hành vi dâm ô chỉ bị xem là tội phạm khi đối tượng bị xâm hại là trẻ em (Tội dâm ô đối với trẻ em, Điều 116 BLHS năm 1999). Như vậy, BLHS năm 1999 (trước đó là BLHS năm 1985) đã phi tội phạm hóa đối với dạng hành vi thứ hai của tội dâm ơ ở thời kỳ trước, thậm chí trước khi được sửa đổi vào năm 1997, BLHS năm 1995 không xem hành vi dâm ô là tội phạm. Theo chúng tôi, đây là một điểm bất cập của BLHS năm 1999. Bởi, thực tiễn cho thấy quy định như trên là đã bỏ lọt “tội phạm”, chưa phát huy được hiệu quả cao nhất để bảo vệ tối đa quyền bất khả XPTD của mỗi cá nhân. Vấn đề này sẽ được làm rõ và phân tích sâu sắc hơn tại chương III của luận án.

Sau hơn 15 năm thi hành, BLHS năm 1999 đã có những tác động tích cực đối với cơng tác phịng, chống tội phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, sau khi BLHS năm 1999 được ban hành, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm XPTD nói riêng, diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ

đoạn tinh vi. Số lượng tội phạm có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng cả về quy mơ và tính chất, đặc biệt trong lĩnh vực XPTD. Điều này, làm cho BLHS năm 1999 trở nên bất cập không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Hơn thế nữa, trong việc quy định về nhóm tội XPTD trong BLHS năm 1999 còn nhiều bất cập về mặt kỹ thuật lập pháp liên quan đến sự thống nhất giữa các tội trong nhóm tội; các dấu hiệu định tội, định khung của các tội danh trong nhóm; cách thiết kế khung hình phạt cũng như khoảng cách khung hình phạt của một số tội danh; chưa có sự nhất quán trong cách phân chia các giữa các tội phạm (những bất cập hạn chế này sẽ được phân tích cụ thể, sâu sắc hơn tại chương 3 của luận án)... Những hạn chế, tồn tại của BLHS năm 1999 làm ảnh hưởng lớn đến việc hướng dẫn thi hành và áp dụng các quy định của BLHS trên thực tế. Do vậy, BLHS năm 2015 ra đời thay thế cho BLHS năm 1999, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập pháp hình sự nói chung và với các tội XPTD nói riêng. Bởi, các quy định trong bộ luật về nhóm tội XPTD đã được điều chỉnh, bổ sung, thay đổi đáng kể.

Từ những phân tích ở trên, cho thấy, quy định của PLHS về các tội XPTD ngày càng được hoàn thiện qua các lần pháp điển hóa, thể hiện ở nhiều phương diện. Những quy định này, tạo cơ sở vững chắc cho cơng tác đấu tranh phịng chống các hành vi XPTD, góp phần hình thành cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm tự do về tình dục mà rộng hơn là nhân phẩm, danh dự của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự việt nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)