CHƯƠNG II : CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
3.2 TƯ TƯỞNG ĐA NGUYÊN VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG
NƯỚC PHONG KIẾN NHẬT BẢN
Không giống với chế độ phong kiến ở các quốc gia phương Đông khác, chế độ phong kiến Nhật Bản theo cơ chế trung ương tập quyền chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (từ thời Yamato (thế kỷ III - thế kỷ VI) cho đến cuối thời Heian (thế kỷ XII). Trong giai đoạn này triều đình Nhật Bản đã học hỏi và xây dựng nhà nước phong kiến theo mơ hình của nhà nước phong kiến Trung Hoa, với quyền lực tối thượng thuộc về Thiên hoàng. Nhưng từ thế kỷ XII trở đi – với sự ra đời của chế độ Mạc phủ (Bakufu), chế độ phong kiến Nhật Bản đã chuyển sang một hình hình thái mới khác hẳn so với giai đoạn đầu. Về mặt hình thức, từ thế kỷ XII đến nửa đầu thế kỷ XIX, ở Nhật Bản tồn tại song song hai tổ chức quyền lực trung ương là triều đình của Thiên hồng và Mạc phủ của Tướng quân (Shosun) mà các nhà nghiên cứu sử học gọi là hình thức “lưỡng đầu chế”. Trên thực tế thì trong giai đoạn này sự tồn tại của Thiên hồng và triều đình phong kiến chỉ được xem như một vị trí biểu trưng, quyền hành thực tế rơi vào tay của Các Tướng quân. Trong suốt thời kỳ tồn tại hình thức chính trị “lưỡng đầu chế”, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đã chuyển từ hình thức tập quyền sang hình thức phân quyền, gần giống như chế độ phong kiến ở phương Tây, với đặc trưng là tình trạng cát cứ địa phương và sự thống trị của lãnh chúa phong kiến trên từng lãnh địa.
Nếu như ở các quốc gia phương Đơng khác, giới lãnh đạo nhà nước tìm mọi cách để kiểm soát sự chiếm hữu ruộng đất để tập trung ruộng đất vào tay nhà vua và một số ít người trong hồng tộc thì ở Nhật Bản tình hình lại diễn ra theo một xu thế ngược lại khi q trình tư hữu hóa ruộng đất diễn ra một cách nhanh chóng. Q trình dẫn đến tư hữu hóa ruộng đất ở Nhật Bản có thể được mơ tả tóm lược như sau:
Ở thời kỳ mới hình thành nhà nước sơ khai, trên lãnh thổ Nhật Bản vẫn còn tồn tại nhiều tiểu quốc thuộc về các thị tộc khác nhau. Dưới triều đại của Thiên hoàng Suiko (593 - 628), thái tử Shotoku ở vị trí nhiếp chính đã chủ trương học hỏi cách thức tổ chức triều đình phong kiến ở Trung Hoa để xây dựng Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất. Với chủ trương đó, ơng đã ban hành các văn bản pháp luật đầu tiên như “Hiến pháp mười
124 Nhật Bản phải tuân thủ. Đến năm 645, triều đình Nhật Bản thực hiện cải cách Taika và đã ban hành một đạo luật chủ trương quốc hữu hóa ruộng đất. Theo đó, những ruộng đất trước đây được sở hữu bởi các dòng họ quý tộc sẽ bị trưng thu để sung vào công hữu. Ruộng đất công được quan lại địa phương cấp cho dân để sản xuất nơng nghiệp và người dân khơng có quyền kế thừa hay sang nhượng ruộng đất.
Tuy nhiên, sau thời gian cải cách Taika, Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ suy thoái về mọi mặt do tác động của thiên tai và dịch bệnh. Để huy động sức mạnh nhằm khôi phục đất nước, triều đình Nhật Bản đương thời đã khuyến khích người dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích canh tác và đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp. Vào năm 723 triều đình cơng bố đạo luật “Tam thế nhất thân pháp” có quy định: “Những ruộng đất
vừa mới khai khẩn sẽ được kế tiếp thừa hưởng ở đời con cháu; còn những ruộng đất bị bỏ hoang lâu ngày mà đem cơng canh tác trở lại thì được thừa hưởng suốt đời cho đến khi chết”. Đạo luật này đã có tác dụng khuyến khích nơng dân khai khẩn ruộng đất bằng
cách công nhận quyền tư hữu ruộng đất của cá nhân và được nối tiếp duy trì qua nhiều thế hệ [23, Tr.76 - 77]. Nhờ đó, q trình tư hữu hóa ruộng đất ở Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng với sự ra đời của các trang viên1 trên khắp đất nước Nhật Bản. Mỗi trang viên là một hệ thống tương đối độc lập về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị, qn sự. Các lãnh chúa có một đội ngũ lao động làm việc trong trang viên, chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp. Ở giai đoạn đầu, kinh tế trang viên mang tính chất tương đối khép kín, sản xuất theo khuynh hướng tự cung tự cấp. Khi khối lượng sản phẩm được tạo ra trong trang viên ngày càng lớn, sản xuất nông nghiệp và cơng nghiệp khơng cịn là hoạt động kinh tế tự cung tự cấp nữa mà phát triển thành những ngành sản xuất hàng hóa tùy theo đặc trưng từng vùng (ví dụ: vùng Kyoto và Nara sản xuất gấm, vóc, lụa, rượu sake, sản phẩm từ sắt và sơn; vùng Satsuma sản xuất đường; vùng Nagoya sản xuất đồ gốm sứ; vùng Tosa và Choshu sản xuất giấy). Trên cơ sở đó, xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các vùng để đáp ứng cho người tiêu dùng trên cả nước. Đây chính là bước đầu của quá trình phát triển kinh tế hàng hóa của Nhật Bản và là mầm mống của chủ nghĩa tư bản nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến.
Cùng với sự thành lập các trang viên và q trình tư hữu hóa ruộng đất, sự phát triển của giai cấp võ sĩ với lực lượng đứng đầu là các lãnh chúa đã chuyển hóa chế độ
125 phong kiến Nhật Bản sang khuynh hướng phân quyền. Trong thời gian này, vị lãnh chúa có thế lực nhất trong giới võ sĩ đã đứng ra thành lập cơ quan quyền lực riêng của mình gọi là Mạc phủ. Cơ quan này tồn tại độc lập với triều đình phong kiến của Thiên hồng và được duy trì trong một thời gian dài từ thế kỷ XII đến cải cách Minh Trị năm 1868.
Trước đây triều đình của Thiên hồng sở hữu tồn bộ ruộng đất trên cả nước và tùy theo chế độ ban điền mà phân phối cho các tầng lớp trong xã hội. Khi có sự thành lập Mạc phủ thì ruộng đất thuộc về quyền chi phối của Tướng quân, mặc dù trên danh nghĩa vẫn là ruộng đất của Thiên hoàng. Trên thực tế, Tướng qn khơng trực tiếp kiểm sốt hết diện tích ruộng đất trong cả nước mà chỉ quản lý phần lãnh thổ của Mạc phủ và thân tộc, phần ruộng đất còn lại trong cả nước đều thuộc sự quản lý của các lãnh chúa. Cơ chế này tạo điều kiện cho sự phát triển tinh thần tự trị trong hệ thống chính quyền địa phương ở Nhật Bản thời phong kiến. Trong thời kỳ này, mỗi lãnh chúa sở hữu một phần lãnh thổ là trang viên và chiêu tập đội ngũ võ sĩ để phục vụ trong lãnh thổ của mình cùng với đội ngũ nơng dân làm việc trên phần đất nông nghiệp trong thái ấp. Hệ thống tổ chức chính quyền và chế độ ruộng đất như trên là cơ sở hình thành nên xã hội giai cấp ở Nhật Bản. Trong thời kỳ chính quyền Mạc phủ, xã hội Nhật Bản có những giai cấp cơ bản là võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Mỗi giai cấp có vị trí riêng và hoạt động trong những lĩnh vực riêng về kinh tế - xã hội.
Những diễn biến lịch sử nói trên cho thấy chế độ phong kiến ở Nhật Bản có những đặc điểm khác hẳn với chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở hầu hết các nước phương Đông. Mặc dù ở giai đoạn nhà nước sơ khai, Nhật Bản có xu hướng theo mơ hình phong kiến trung ương tập quyền, nhưng hướng đi này đã nhanh chóng bị thay đổi do những diễn biến nội tại trong nước Nhật. Quy định về quốc hữu hóa ruộng đất thật ra chỉ tồn tại về mặt hình thức trong đạo luật, cịn trên thực tế thì q trình tư hữu hóa ruộng đất đã diễn ra nhanh chóng cùng với q trình thay đổi cấu trúc quyền lực của quốc gia với khuynh hướng chia sẻ quyền lực và tài sản của giới cầm quyền, tức khuynh hướng đa nguyên về chính trị để tập hợp mọi nguồn lực của quốc gia, huy động sức mạnh của toàn dân tộc thơng qua chính sách thống nhất của cơ quan quyền lực trung ương. Với chủ trương như vậy, cơ chế chính trị phân quyền theo địa phương và chế độ tư hữu về ruộng đất là điều kiện thích hợp để phát triển đất nước. Đó cũng là hướng phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản ở thời kỳ cận đại.
126