TÍNH DUNG HỢP TRONG VĂN HĨA

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa xã hội nhật bản (Trang 146 - 147)

CHƯƠNG II : CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

3.6 TÍNH DUNG HỢP TRONG VĂN HĨA

Tính dung hợp là một đặc trưng nổi bật của văn hóa Nhật Bản. Ví dụ: trong lĩnh vực tơn giáo, ở đất nước này, khơng có tơn giáo nào giữ địa vị độc tôn, kể cả tôn giáo dân tộc và tôn giáo ngoại nhập. Tùy theo thời kỳ, nhà cầm quyền Nhật Bản có thể cơng nhận Thần đạo, Phật giáo hay Nho giáo là quốc giáo, nhưng trong đời sống tâm linh của người dân thì ý niệm về tơn giáo vẫn là một ý niệm mang tính tổng hợp. Những cuộc tiếp xúc thực tế đã đưa ra nhận xét rằng, nếu hỏi một người Nhật rằng họ đang theo tôn giáo nào, họ rất lúng túng vì khơng thể đưa ra một câu trả lời chính xác. Do khuynh hướng tư duy thực tế nên người Nhật khơng có tư tưởng thờ một đấng tối cao và trung thành với niềm

143 tin đó trong suốt cuộc đời. Họ xem tôn giáo là một phần cuộc sống thực tiễn, vì vậy mỗi giai đoạn hoặc sự kiện trong cuộc đời họ có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo khác nhau. Một đứa trẻ khi mới sinh ra thường được đưa đến làm lễ tại đền thờ Thần đạo. Tuy nhiên, ở tuổi trưởng thành khi làm lễ cưới thì người ta có thể tổ chức ở nhà thờ theo nghi thức Thiên Chúa giáo. Cịn đến khi qua đời thì người Nhật thường tổ chức đám tang theo nghi lễ Phật giáo. Như vậy tính tổng hợp tơn giáo thể hiện ngay trong vòng đời của từng cá nhân, đây là một đặc điểm rất khác biệt về tư tưởng tôn giáo của người Nhật so với nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là những nước phương Tây theo tôn giáo độc thần.

“Nếu hỏi bất kỳ ai xem họ có theo đạo hay khơng, thì họ sẽ trả lời “khơng”, dù họ

vẫn tuân theo mọi nghi lễ Thần đạo và viếng thăm các ngôi chùa Phật giáo mà không hề ý thức rằng mình đang thực hiện một nghi lễ tôn giáo đặc biệt nào cả (…). Họ cho rằng Thần đạo chăm lo cho cuộc sống hiện tại cịn Phật giáo thì quan tâm đến cuộc sống ở kiếp sau. Phần lớn người Nhật đều theo cả hai tôn giáo mà không quan tâm đến tôn giáo nào mới là đúng. Đó là một thái độ mà người phương Tây rất khó hiểu” [24, Tr.87].

Thật ra, tính dung hợp nhiều tơn giáo chỉ là kết quả của quá trình tiếp biến các giá trị vốn là một thế mạnh văn hóa của người Nhật. Tôn giáo bản địa của đất nước này, Thần đạo, chưa thật sự là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó xét về mặt hình thức. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, người Nhật du nhập thêm các tôn giáo ngoại lai. Ngoài việc những nhà cầm quyền sử dụng các loại hình tơn giáo để phục vụ cho việc tổ chức xã hội, tất cả những tôn giáo được truyền bá đến Nhật Bản đều có chỗ đứng trong đời sống tâm linh người Nhật. Tuy nhiên, khơng có tơn giáo nào đạt đến địa vị độc tôn để phủ nhận sự tồn tại của các tôn giáo khác. Tất cả các loại hình tơn giáo ở Nhật Bản đều ở trong tình trạng cùng tồn tại như những thành tố khác nhau trong một nền văn hóa chung của cả dân tộc, bổ sung cho nhau và cùng phát triển trong tiến trình lịch sử. Tình trạng đó khơng phải do những tơn giáo này khơng có đủ sức mạnh nội tại để chiếm lĩnh tuyệt đối đời sống tâm linh của người Nhật, mà là do sức mạnh tiếp biến văn hóa của Nhật Bản và khuynh hướng tư duy thực tiễn của họ. Chính dân tộc Nhật Bản và nền văn hóa truyền thống ở đất nước này đã dung hợp nhiều tôn giáo, tiếp nhận và thay đổi chúng theo cách riêng của họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa xã hội nhật bản (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)