CHƯƠNG II : CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
3.7 ĐẶC TRƯNG TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI CỦA NGƯỜI NHẬT
144 Người Nhật là một trong những dân tộc có những đặc trưng độc đáo về tính cách. Tính cách dân tộc Nhật Bản là cái làm cho người Nhật khác với những dân tộc khác trên thế giới, nhưng tính cách đó lại được hình thành từ những nét chung trong quan niệm và ứng xử của từng người Nhật với tư cách là những cá nhân thành viên của cộng đồng. Do vậy, để tìm hiểu về tính cách Nhật Bản, chúng tơi sẽ bắt đầu bằng tính cách của người Nhật trong đời sống cá nhân.
Một xã hội bao giờ cũng được cấu tạo nên bởi nhiều cá thể thuộc các nhóm, các thành phần khác nhau. Tuy nhiên, người Nhật dù tồn tại trong xã hội ở vị trí nào thì cũng có những khuynh hướng ứng xử chung xuất phát từ những quan niệm giống nhau và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Một nét đặc trưng của người Nhật trong đời sống cá nhân là họ luôn ý thức rất rõ về bổn phận của mình trong mối quan hệ với những người khác hoặc mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức. Trong tiếng Nhật có từ “giri” để chỉ bổn phận, cách thức thực thi bổn phận hay là lòng biết ơn [29, Tr.62]. Trong xã hội Nhật Bản với cấu trúc phức tạp theo chiều ngang và chiều dọc, mỗi cá nhân đều ý thức rất rõ về vị trí của mình để từ đó xác lập cách ứng xử phù hợp. “Giri” trong tâm thức người Nhật đã trở thành tiêu chuẩn trong ứng xử của mỗi cá nhân mà biểu hiện quan trọng nhất là lòng biết ơn đối với người khác. Tiêu chuẩn này được xác lập trong thời kỳ phong kiến, nên trước hết nó được biểu hiện giữa các cá nhân trong mối quan hệ theo chiều dọc, chẳng hạn như quan hệ giữa lãnh đạo và thuộc cấp, giữa cha và con, giữa người nhỏ tuổi và người lớn tuổi.
Trong xã hội hiện đại, sự du nhập của văn hóa phương Tây đã tạo ra nhiều nét khác biệt trong cách ứng xử của người Nhật- đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Tuy vậy, sự ý thức về bổn phận của mỗi cá nhân vẫn còn in đậm dấu ấn trong tâm thức người Nhật. Họ thể hiện lòng biết ơn trong những dịp đặc biệt hàng năm như ngày tết bằng cách tặng quà cho những người có mối quan hệ trong công việc hoặc trong đời sống. Tặng phẩm không cần thiết phải đắt tiền nhưng là thứ không thể thiếu trong ứng xử và thể hiện phẩm cách cá nhân. Người được tặng có thể là người lãnh đạo của họ trong cơ quan làm việc hay những người có quan hệ ngang hàng như đồng nghiệp hoặc những đối tác thương mại.
Xuất phát từ sự ý thức về bổn phận, người Nhật cịn có một nét tính cách quan trọng khác là khuynh hướng trọng danh dự. Tính cách này cũng là một nét đặc trưng
145 được hình thành trong xã hội phong kiến Nhật Bản, cụ thể hơn là thời kỳ có sự tồn tại của tầng lớp võ sĩ samurai như một tầng lớp hàng đầu trong xã hội. Võ sĩ là những người được giáo dục nghiêm khắc về đạo đức để thực hiện đúng bổn phận cá nhân ở vị trí của mình. Do vị trí của võ sĩ là trong hàng ngũ quân đội và liên quan mật thiết đến việc bảo vệ sự an toàn cho lãnh chúa cũng như tồn thể thái ấp của ơng, việc đảm bảo những tiêu chuẩn đạo đức và thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là cực kỳ quan trọng. Ý thức trách nhiệm đã buộc người võ sĩ phải đảm bảo việc hồn thành bổn phận của mình bằng danh dự cá nhân. Nếu có những sơ suất đáng tiếc trong việc thi hành nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến người khác, họ chỉ có thể cứu vãn danh dự của mình bằng cách tự chấm dứt cuộc sống của bản thân.
Do sự tôn trọng đặc biệt của xã hội Nhật Bản dành cho tầng lớp võ sĩ, những khuynh hướng ứng xử của tầng lớp này ăn sâu vào tâm thức của mỗi thành viên trong xã hội. Khi võ sĩ khơng cịn là một tầng lớp có đặc quyền và trách nhiệm quan trọng như trước thì mỗi người dân Nhật Bản vẫn có ý thức rất rõ về danh dự và uy tín cá nhân và mọi ứng xử của họ trong đời sống đều tránh làm tổn thương về danh dự. Có một người ngoại quốc đã nhận xét về tính cách đó như sau: “Tơi cho rằng trên thế giới khơng
có dân tộc nào đối xử với danh dự của mình kỹ như người Nhật. Họ không chịu được bất kỳ một sự xúc phạm nhỏ nào thậm chí một lời nói nặng… Họ rất thận trọng trong cách cư xử và không bao giờ làm phiền người khác bằng cách phàn nàn hoặc kể ra những tai họa của mình” [29, Tr.135].
3.7.2. Ứng xử trong gia đình
Gia đình là những nhóm người có quan hệ huyết thống, là đơn vị cơ bản để cấu thành xã hội. “Đây là một đơn vị nối tiếp tồn tại lâu dài qua thời gian, cứ mỗi thế hệ
là có một cặp vợ chồng ở lại sống trong ngôi nhà. Đôi vợ chồng này sẽ sống cùng con cái họ và với mọi thế hệ cao tuổi còn lại, cùng với anh chị em ruột chưa lập gia đình. Đơn vị này, với tư cách là một tổng thể, nắm tài sản, giữ vị thế, và thường thường cũng có một nghề nghiệp của hộ gia đình, và mỗi thành viên trong nhà là phải làm việc cho nhà và gìn giữ danh tiếng của nhà” [8, Tr.443].
Gia đình của người Nhật theo truyền thống được xây dựng trên hai loại quan hệ là quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo chiều dọc. Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, quan hệ chiều dọc là yếu tố quy định vị trí và cách ứng xử của mỗi thành
146 viên trong gia đình. Chẳng hạn, con cái phải lễ phép với cha mẹ, em phải tỏ ra kính trọng anh chị trong cách cư xử. Trong mối quan hệ này cũng thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Nếu là những người cùng một thế hệ, thì trong gia đình người Nhật vị trí cao hơn sẽ thuộc về nam giới. “Ở Nhật Bản trong gia đình đã thể hiện và quy định chặt chẽ
các quy tắc kính trọng người trên và người lớn…Khi em gái nói với anh trai, họ phải dùng từ xưng hơ khác, long trọng hơn là anh trai nói với em gái” [28, Tr.100 - 101].
Vị trí của người chủ gia đình- cụ thể hơn là người chồng, người cha- được đề cao trong quan hệ gia đình của người Nhật. Người đàn ơng đứng đầu gia đình được các thành viên khác kính trọng và có quyền quyết định những việc hệ trọng trong nhà, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đối ngoại. Đồng thời, chủ gia đình cũng là người có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống vật chất cho mọi thành viên. “Các đặc quyền của
người chủ gia đình được nhấn mạnh hàng ngày trong bất kỳ hồn cảnh nào. Chính anh ta được mọi người trong gia đình đưa và đón. Chính anh ta là người đầu tiên được tắm trước trong nước nóng của phu-rơ dành cho cả nhà. Chính anh ta là người được cầm đũa đầu tiên” [28, Tr.101].
Gia đình người Nhật được duy trì theo chế độ phụ hệ, nghĩa là vị thế gia trưởng thường được kế truyền theo dòng nam. Trừ một số trường hợp ngoại lệ mang tính địa phương, thơng thường con trai trưởng trong gia đình là người có vai trị thừa kế. Các anh chị em khác hầu hết đều rời khỏi ngôi nhà của cha mẹ khi lập gia đình. Người con trai trưởng ngay từ nhỏ đã có một vị trí khác biệt so với những đứa con khác và được giáo dục kỹ lưỡng để có thể đảm nhận vai trị làm chủ gia đình. “Người con trai lớn nổi
bật lên trên mọi đứa trẻ khác. Mọi người coi anh ta như là hoàng tử kế vị mặc dù cái vương quốc đó chỉ là ngơi nhà của cha mẹ” [28, Tr.101].
Trong gia đình Nhật Bản truyền thống, người phụ nữ có vai trị nội trợ và chăm sóc, ni dạy con cái và tính tốn những chi tiêu trong đời sống thường nhật. Theo tiến trình hiện đại hóa, số lượng phụ nữ Nhật đi học và tham gia các cơng tác ngồi xã hội ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi có tham gia những hoạt động xã hội thì người phụ nữ vẫn phải hoàn tất những nhiệm vụ trong gia đình. Vì vậy mức độ giải phóng phụ nữ vẫn là một vấn đề còn tồn tại trong xã hội Nhật Bản.
Ngày nay, trong các đô thị Nhật Bản hiện đại, mơ hình gia đình phổ biến nhất là gia đình hạt nhân chỉ gồm hai thế hệ là cha mẹ và con cái. Theo đó, mối quan hệ
147 giữa các thành viên trong gia đình cũng trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi hiện nay có khuynh hướng khơng lập gia đình, lập gia đình muộn hoặc khơng sinh con. Thực trạng đó là ngun nhân tạo ra tình trạng dân số già và thiếu nguồn nhân lực trẻ kế thừa trong những thế hệ tiếp theo. Đây cũng là một vấn đề nan giải trong việc quản lý xã hội ở Nhật Bản.
3.7.3. Ứng xử trong xã hội
Xã hội Nhật Bản được cấu thành trên nền tảng của các nhóm gồm nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn gia đình là nhóm theo quan hệ huyết thống, cơng ty hoặc xí nghiệp là nhóm theo quan hệ cơng việc, câu lạc bộ là nhóm theo quan hệ tuổi tác, giới tính hay sở thích cá nhân. Trong các nhóm kể trên thì gia đình và cơng ty hay cơ quan làm việc là những nhóm quan trọng. Nói cách khác, xã hội Nhật Bản chính là mơ hình mở rộng của gia đình hoặc cơng ty.
Cũng như trong gia đình hoặc trong xí nghiệp, trong xã hội có quan hệ theo chiều dọc và quan hệ theo chiều ngang. Trong quan hệ theo chiều dọc, người Nhật rất chú trọng về việc cư xử lễ phép. Họ luôn thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, đối với những người có danh vị cao, những người làm cơng việc quan trọng và cần thiết đối với xã hội như giáo viên, bác sĩ hay những người sáng tạo nghệ thuật.
Trong ứng xử xã hội, người Nhật ln ln tránh xung đột. Họ có khuynh hướng kiềm chế bản thân để có những ngơn từ, hành vi lịch sự và hòa nhã. Tuy nhiên, người Nhật lại rất chú trọng đến sự phân biệt, mà điển hình là sự phân biệt trong (uchi) - ngồi (soto).
Khái niệm trong và ngoài ở đây có nhiều lớp nghĩa. Trước hết, đó là sự phân biệt về mặt không gian. Một đứa trẻ được lớn lên trong gia đình sẽ có ý thức về sự khác biệt giữa không gian trong nhà với không gian bên ngoài. “Khung cảnh nội thất
(uchi) và các thành viên trong nhà luôn luôn được giữ sạch sẽ tinh tươm, thể hiện an ninh, an toàn và tin cậy; bên ngoài (soto) là nơi mà bẩn thỉu, hiểm nguy và lo sợ đều được gạt ra một bên” [8, Tr.441].
Trên cơ sở là sự phân biệt về khơng gian, khái niệm uchi và soto cịn dùng để phân biệt giữa nội bộ với không gian xã hội bên ngoài. Chẳng hạn như những người trong gia đình cư xử với nhau khác với những nghi thức mà họ cư xử với người ngoài gia
148 đình, hoặc những người trong cơng ty cũng có ý thức rằng quan hệ trong nội bộ công ty khác với quan hệ với đối tác, khách hàng hoặc người của công ty khác.
Sự phân biệt uchi và soto thật ra là cơ sở để hình thành và củng cố ý thức về vị trí, vai trị của cá nhân trong ứng xử xã hội. Một khi ý thức rõ về vị trí của mình và nhiệm vụ tương ứng dành cho vị trí đó, người Nhật rất tôn trọng trật tự trong mọi tình huống ứng xử xã hội. Với tư cách là thành viên của một nhóm, họ ln tn theo sự dẫn dắt của người đứng đầu một cách trật tự.
“Trong mọi trường hợp các thành viên trong đoàn đều phục tùng anh ta,
coi việc phản đối ý kiến hoặc từ chối mọi sự đỡ đầu của anh ta là không phù hợp. Trong trường hợp này người Anh có lẽ là sẽ thấy ở đây sự xâm phạm quyền tự do cá nhân nhưng người Nhật thì sẵn sàng đi sau lá cờ” [28, Tr.126].
HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC NHÓM
Hoạt động 1 (Nhóm 1 và nhóm 2): Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các đặc trưng văn hóa – xã hội của Nhật Bản;
Hoạt động 2 (Nhóm 3 và nhóm 4): quan sát hoạt động của nhóm 1, nhóm 2; đặt câu hỏi và thảo luận với 2 nhóm về kết quả thể hiện; báo cáo với giảng viên về các nội dung thu nhận được.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu hỏi 1 (Nhóm 1 và nhóm 2): Qua việc tiếp xúc và quan sát cách ứng xử/giao tiếp của các Thầy Cô người Nhật tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và người Nhật nói chung, các em hãy cho biết "Văn hóa giao tiếp của người Nhật có những đặc trưng nào”?
Câu hỏi 2 (Nhóm 3 và nhóm 4): Những quy cách ứng xử trong gia đình và trong
xã hội của người Nhật Bản?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG/CASE STUDY
Tình huống 1: Trong một sân ga đông đúc người qua lại ở Tokyo, bỗng nhiên bạn
phát hiện ra có một người ngồi tựa vào tường, dáng trông rất mệt mỏi, bạn muốn giúp đỡ người đó. Bạn làm như thế nào?
149
Tình huống 2: Tại một nhà hàng, bạn vơ tình gặp lại cơ bạn thân người Nhật đã
từng làm chung trong công ty cũ trước kia, nhưng cơ ấy chỉ nhìn và bước qua bạn như chưa từng quen nhau. Bạn xử lý như thế nào?
Tình huống 3: Vận dụng các quy tắc trong văn hóa giao tiếp của người Nhật để
xử lý tình huống sau: khi có một khách hàng gọi điện thoại đến để phàn nàn về món hàng/dịch vụ mà công ty cung cấp với những lời lẽ rất thơ tục, là Trưởng Bộ phận chăm sóc khách hàng, bạn sẽ ứng đối ra sao?
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Daisetz Teitaro Suzuki (1992), Thiền luận (2 tập), NXB Tp. Hồ Chí Minh.
2. Diane Morgan (2006), Triết học và tôn giáo phương Đông (Biên dịch: Lưu Văn Hy), NXB Tôn giáo, Hà Nội.
3. Diderot (2006), Mỹ học (Phùng Văn Tửu dịch), NXB Khoa học xã hội, Tp. Hồ
Chí Minh.
4. Dương Ngọc Dũng (2008), Nhật Bản học, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 5. Dương Ngọc Dũng (2004), Tư liệu tham khảo Phật giáo Đông Á, NXB Đại học
Quốc gia Tp.HCM.
6. Đoàn Nhật Chấn (1996), Truyện cổ nước Nhật và bản sắc dân tộc Nhật Bản,
NXB Văn học, TP.HCM.
7. Ginal Barnes (2004), Trung Quốc- Nhật Bản- Triều Tiên, đỉnh cao văn minh Đơng Á, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
8. Grant Evans (Chủ biên) (2001), Bức khảm văn hóa châu Á, NXB Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
9. Hồ Hoàng Hoa (2001), Văn hóa Nhật- những chặng đường phát triển, NXB
Khoa học xã hội.
10. Junjiro Takakusu (2007), Tinh hoa triết học Phật giáo (Tuệ Sỹ dịch), NXB
Phương Đông.
11. Lê Trần Đoan Trinh (2001), Người Nhật với văn hố nước ngồi, LVTN,
Trường ĐHKH Xã hội & Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh.
12. Lê Văn Quang (1998), Lịch sử Nhật Bản, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM. 13. Lương Duy Thứ (chủ biên) (1998), Đại cương văn hóa phương Đơng, NXB
Giáo dục.
14. Murakami Shigeyoshi (2005), Tơn giáo Nhật Bản (Người dịch: Trần Văn Tình), NXB Tôn giáo.
15. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên) (2007), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, Hà
151 16. Nhật Chiêu (1998), Câu chuyện văn chương phương Đông, NXB Giáo dục. 17. Nhật Chiêu (1997), Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo dục.
18. Nhật Chiêu (1998), Thơ ca Nhật Bản, NXB Giáo dục.
19. Nhật Chiêu(1998), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục. 20. Richard Bowring, Peter Kornicki (1995), Bách khoa thư Nhật Bản, Trung tâm
Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội. 21. R.H.P. Mason & J.G. Caiger (2003), Lịch sử Nhật Bản (Người dịch:Nguyễn Văn
Sỹ), NXB Lao Động, Hà Nội.
22. Satoshi Noguchi (2019), Giao tiếp của người Nhật (Người dịch: Hoàng Linh),
NXB Phụ Nữ.
23. Thích Thiên Ân (1965), Lịch sử tư tưởng Nhật Bản, NXB Đơng Phương.. 24. Trịnh Huy Hóa (Biên dịch) (2002), Nhật Bản, NXB Trẻ, Tp.HCM.