YẾU TỐ TÔN GIÁO TRONG VĂN HÓA – XÃ HỘI NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa xã hội nhật bản (Trang 133 - 144)

CHƯƠNG II : CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

3.4 YẾU TỐ TÔN GIÁO TRONG VĂN HÓA – XÃ HỘI NHẬT BẢN

3.4.1 Sự hòa lẫn giữa phạm trù tôn giáo với phạm trù đạo đức

Đây là một thực tế không chỉ được nhìn nhận trong nền văn hóa Nhật Bản mà là tình trạng phổ biến ở rất nhiều nền văn hóa phương Đông, từ Ấn Độ, Trung Hoa đến những quốc gia chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa này.

Trường hợp điển hình cho sự gắn bó giữa tôn giáo và đạo đức là Khổng giáo, vốn là một sản phẩm của nền văn hóa Trung Hoa và được truyền vào Nhật Bản. Thật ra, Khổng Tử là một nhà tư tưởng và học thuyết của ông là học thuyết về đạo đức và chính trị. Tuy nhiên, khi học thuyết này được các nhà cầm quyền ở Trung Hoa sử dụng thì nó được nâng lên thành hệ thống tôn giáo – triết học. Nhật Bản biết đến Khổng giáo từ thế kỷ VI với “Hiến pháp mười bảy điều” của Thái tử Shotoku nhưng ảnh hưởng lớn nhất của Khổng giáo đến xã hội Nhật Bản là vào thời mạc phủ Tokugawa. Nhà cầm quyền ở Nhật Bản thời bấy giờ chủ trương lấy những chuẩn tắc ứng xử của Nho giáo làm hình mẫu cho việc rèn luyện đạo đức cá nhân cũng như việc đối nhân xử thế trong toàn xã hội. Đặc biệt, Nho giáo có ảnh hưởng rõ nét đến việc hình thành quy tắc đạo đức của tầng lớp võ sĩ. Những quy tắc này được hệ thống lại thành bộ luật đạo đức dành cho võ sĩ, được gọi là “Võ sĩ đạo” (武士道).

Khổng giáo đã củng cố cho bộ luật đạo đức của bushido trước hết đức “tận trung với bổn phận”(…). Bổn phận được các Nho gia gắn chặt với thanh danh; mà thanh danh ở đây bao giờ cũng được hiểu là bổn phận đạo đức bắt mọi người phải kính nể mình và thừa nhận rằng mình hành xử đúng đắn.

Bộ luật đạo đức của bushido đòi hỏi người võ sĩ phải trung chính, dũng mới giữ tròn được bổn phận và thanh danh mình cần. Ảnh hưởng của Luận ngữ để lại dấu ấn sâu

130

đậm ở đây: “Thấy điều bổn phận bắt phải làm mà không làm là vô dũng”. Về điểm này, Khổng giáo và đạo đức của Thần đạo rõ rang đã đồng nhất với nhau hoàn toàn” [29, Tr.198].

Tuy những quan niệm đạo đức của Nho giáo có sức ảnh hưởng rất lớn trong thời mạc phủ Tokugawa, những chuẩn tắc đạo đức quan trọng trong tư tưởng người Nhật không đơn thuần là sự rập khuôn theo Nho giáo mà còn thể hiện tinh thần đạo đức của các tôn giáo khác như Phật giáo, Thần đạo.

Thần đạo răn mọi người hãy luôn giữ tròn ba bổn phận vốn gắn chặt với nhau: thảo kính cha mẹ, thờ phụng tổ tiên và tôn kính Thiên hoàng” [29, Tr.199]. Đó cũng là nguồn gốc của tinh thần võ sĩ đạo chủ trương võ sĩ phải biết chăm sóc và quý trọng thân thể mình vì điều đó thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Phật giáo, với chủ trương đạt đến từ bi và trí huệ và khuynh hướng thực tiễn, khi du nhập vào Nhật Bản cũng có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng đạo đức của người Nhật. Quan niệm về tính không và sự vô thường trong cuộc sống của Phật giáo hướng người Nhật đến lối sống giản dị và tinh thần trân trọng mọi giá trị cuộc sống trong từng khoảnh khắc thời gian. Đối với tầng lớp võ sĩ, tinh thần Phật giáo giúp họ có thái độ điềm tĩnh và tâm trạng thanh thản khi đối diện với cái chết.

Ngoài những tôn giáo phương Đông, Thiên Chúa giáo khi du nhập vào Nhật Bản cũng được người Nhật chú trọng ở khía cạnh giáo dục đạo đức của nó. Thiên Chúa giáo với truyền thống văn hóa phương Tây coi trọng việc rèn luyện tư cách đạo đức cá nhân được nhiều người xem là con đường để khắc phục hiện trạng băng hoại về đạo đức trong xã hội Nhật Bản ở giai đoạn cuối của thời mạc phủ Tokugawa: “Vấn đề chính là làm sao cải tạo được nhân cách đang băng hoại của con người, làm cách nào để hoàn thiện nhân cách này, làm thế nào để cải thiện xã hội và thoát ra khỏi xã hội đang băng hoại này. Thiên Chúa giáo cung cấp phương pháp duy nhất để thực hiện điều này” [4, Tr.254].

3.4.2 Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tính thẩm mỹ trong văn hóa

Dù không có tôn giáo nào ở Nhật Bản có sức ảnh hưởng đến toàn thể xã hội để chiếm vị trí độc tôn nhưng Phật giáo lại có ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về cái đẹp của người Nhật trong các bộ môn nghệ thuật truyền thống cũng như trong cuộc sống đời thường.

131 Để hiểu được mối quan hệ giữa tôn giáo và tư tưởng thẩm mỹ Nhật Bản, trước hết cần hiểu khuynh hướng thực tế trong tư duy của người Nhật. Những khái niệm trừu tượng, siêu hình của tôn giáo ngoại lai khi du nhập vào Nhật Bản có thể trở thành những khái niệm thực tế, cụ thể để hòa nhập vào cuộc sống, đi vào quá trình sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Chẳng hạn, nếu Phật giáo nguyên thủy đi tìm sự giải thoát viên mãn ở bên ngoài cuộc sống thì Phật giáo Nhật Bản chú trọng đến cuộc sống thực tại và việc thưởng thức những giá trị của nó. Do vậy, rất nhiều tư tưởng Phật giáo trở nên hòa lẫn với quan niệm về giá trị thẩm mỹ của người Nhật.

Trước hết, sự đồng điệu giữa Phật giáo và thẩm mỹ Nhật Bản thể hiện ở tình yêu thiên nhiên. Người Nhật vốn có khuynh hướng yêu thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm thước đo giá trị thẩm mỹ. Họ cho rằng những gì thuộc về thiên nhiên là trong trẻo và thanh khiết. Trong khi đó, quan niệm của Phật giáo Nhật Bản về giải thoát là hướng đến sự tu dưỡng đạo đức bản thân, tức là tôn trọng sự thuần khiết trong tâm hồn con người. Do đó, người Nhật luôn có khuynh hướng gần gũi với thiên nhiên trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống. Nhà ở truyền thống của người Nhật bao giờ cũng có vườn và cây cối xung quanh. Ngay cả khi xã hội Nhật Bản đã bước vào quá trình đô thị hóa và cư dân tập trung ngày càng nhiều ở các thành thị, người Nhật vẫn muốn duy trì không khí của thiên nhiên ở nơi cư trú của mình bằng cách tạo một mảnh sân nhỏ có hòn non bộ hay đặt những chậu bonsai trong phòng khách. Tinh thần này còn thể hiện trong nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản. Thay vì cắm những bình hoa nhiều màu rực rỡ như trong văn hóa phương Tây, người Nhật trong buổi trà đạo chỉ cắm vào bình một bông hoa duy nhất, mà lại là bông hoa dại rất đơn sơ được hái trong vườn nhà. Ngoài tác dụng gợi lên sự đơn sơ thuần khiết của thiên nhiên, sự hiện diện của một bông hoa còn mang ý nghĩa triết lý theo tư tưởng Phật giáo Thiền tông. Đó là sự hiển hiện của cả thế giới thẩm mỹ trong một bông hoa. Khi tâm tưởng con người không bị choáng ngợp bởi quá nhiều chi tiết và màu sắc, người ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp chân thực dễ dàng hơn, tự nhiên hơn.

Sự hòa hợp giữa tôn giáo và tư tưởng thẩm mỹ còn thể hiện ở khuynh hướng giản dị và tĩnh mịch của văn hóa Nhật Bản truyền thống. Từ ngôi nhà truyền thống cho đến những vật dụng nội thất nhỏ bé dùng để trang trí trong nhà đều có vẻ ngoài thô sơ với màu sắc hơi tối và không gian u trầm, tĩnh lặng. Nghệ thuật vườn cảnh của Nhật Bản cũng rất khác biệt so với phương Tây. Họ không chủ trương tạo ra những khu vườn rực

132 rỡ với nhiều hoa lá, nhiều màu sắc mà đặc biệt ưa thích dạng vườn đá được bố trí rất sơ sài chỉ với những hòn đá tảng, sỏi và cát. Những không gian như vậy rất phù hợp với khuynh hướng trầm tư của Thiền. Ở đây, Thiền và thẩm mỹ dường như hợp nhất trong tư tưởng người Nhật.

3.4.3 Thiền và nghệ thuật tạo hình Nhật Bản

Theo dõi tiến trình phát triển của văn hóa Nhật Bản, chúng ta sẽ dễ dàng thấy nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống Nhật Bản gắn bó sâu sắc với yếu tố tôn giáo. Từ khi du nhập vào nước Nhật, Phật giáo vừa là chủ đề thể hiện của nghệ thuật vừa cung cấp những tư tưởng triết lý mang tính định hướng cho nghệ sĩ trong từng thời kỳ lịch sử. Trong số nhiều tông phái Phật giáo phát triển ở Nhật Bản, Thiền tuy không phải là tông phái có số lượng tín đồ đông nhất nhưng lại là tông phái có sức chi phối lớn nhất đến đời sống văn hóa của người Nhật, từ lĩnh vực tôn giáo đến các hoạt động nghệ thuật và những sinh hoạt đời thường. Quá trình phát triển của Thiền tông ở Nhật Bản diễn ra đồng thời với quá trình định hình những giá trị văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc. “Thiền đến Nhật Bản vào thế kỷ XII và suốt tám trăm năm lịch sử, nó đã ảnh hưởng đời sống Nhật Bản trong nhiều phương diện, không chỉ trong đời sống tâm linh của võ sĩ đạo mà còn trong những biểu hiện nghệ thuật của Nhật Bản bởi những tầng lớp có học thức và có văn hóa” [1, Tr.537].Có thể nói để hiểu văn hóa nghệ thuật Nhật Bản cần phải hiểu triết lý Thiền của người Nhật. Nhưng triết lý Thiền được áp dụng cho mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau lại có màu sắc khác nhau. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, ảnh hưởng của triết lý Thiền thể hiện rõ nét qua những phạm trù nghệ thuật chủ yếu như sau.

Sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể

Mục đích quan trọng của tín đồ Phật giáo là giác ngộ, nghĩa là sự thức tỉnh của bản ngã. Trong trạng thái thức tỉnh đó, con người sẽ không còn ý thức về “cái tôi” riêng biệt của bản thân mà cảm giác mình đang hòa hợp với thế giới bên ngoài. Vì vậy có thể xem đây là trạng thái thức tỉnh trọn vẹn cái chân tính vốn có nơi mỗi con người, nó rất gần với sự thăng hoa cảm xúc ở người nghệ sĩ. Thiền là tông phái đặc biệt trong Phật giáo với chủ trương “Bất lập văn tự. Trực chỉ chân tâm. Kiến tánh thành Phật” đề cao yếu tố thực tiễn và cụ thể thông qua học hỏi và cảm nhận trực tiếp. Với tinh thần đó, nghệ thuật Nhật Bản hướng đến sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể, giữa nội tâm và ngoại giới, giữa người sáng tạo và người tiếp nhận giá trị thẩm mỹ. Đặc điểm này thể hiện rõ

133 nhất trong cách người Nhật tạo nên những khu vườn đá, trong nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc và trong những công trình kiến trúc có vẻ ngoài như sự kiến thiết dở dang.

Lý thuyết hội họa Nhật Bản cho rằng, người họa sĩ phải cảm nhận được linh hồn của cuộc sống, hội nhập được với vạn vật xung quanh. “Họa sĩ không sao chép sự vật, mà khắc họa thế giới nội tâm của chính mình, hình ảnh của thực tại và từng phần của nó- thú vật, chim chóc, cây cối, cỏ hoa… mà mình cảm nhận được bằng tâm thức của chính mình” [29, Tr.267]. Vì vậy người họa sĩ Nhật Bản phải hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận mọi sắc thái tinh tế của vạn vật trong từng hơi gió thoảng, bông hoa nở, tiếng chim kêu… và thể hiện thiên nhiên qua nét cọ như thể hiện đời sống nội tâm của bản thân mình. Cũng chính vì điều đó mà thiên nhiên trong hội họa Nhật bản không phải là hình ảnh của sự sao chép, mô phỏng đơn thuần từ thế giới hiện thực mà là thiên nhiên được cảm nhận qua trái tim người họa sĩ. Tranh phong cảnh Nhật Bản có cả thiên nhiên và tâm thức sâu lắng của con người, nên chúng ta thường gặp những bức họa theo phong cách truyền thống Nhật Bản là những bức vẽ không thể hiện phong cảnh rộng lớn với đường nét khắc họa chi tiết như hội họa phương Tây mà chỉ có những nét phác họa mang tính biểu trưng. Đó cũng là chỗ gặp nhau giữa nghệ thuật và tinh thần Phật giáo.

Hình 3.1: Bức tranh “Vùng núi Amanohashidate” [90]

Giống như nghệ thuật thư pháp, tranh thủy mặc Nhật Bản chỉ được vẽ một lần, không có phác thảo, bản nháp và cũng không tẩy xóa. Nét cọ được vẽ trong một lần duy nhất đó thể hiện tất cả về họa sĩ, từ sự phong phú trong tâm hồn, sự quan sát và cảm nhận cuộc sống đến sự thuần thục trong nghệ thuật. Để có thể vẽ được những nét cọ tài tình, họa sĩ phải hòa nhập vào chính đối tượng mà mình muốn thể hiện. Hình ảnh được vẽ ra

134 phải là hình ảnh đã thâm nhập sâu sắc vào trong tâm thức họa sĩ. Nói cách khác, khi chủ thể và khách thể của bức tranh trở nên đồng nhất thì người nghệ sĩ đạt đến thành công cao nhất của nghệ thuật này. “Nghệ sĩ mặc hội vạch xuống một đường thẳng, thế là xong, không có thứ gì có thể vượt ra ngoài nó, hay kéo lui nó lại, cũng y như một làn chớp. Chính nghệ sĩ cũng không cản nó được; từ đó nảy ra vẻ đẹp của đường thẳng. Những sự thể đẹp ở nơi chúng nhất định phải thế, nghĩa là khi chúng tự do trình diện một tinh thần nào đó. Ở đây, không có cưỡng bức, không có giết hại, không vặn vẹo, không sao nguyên, chỉ có dòng vận động phơi bày tự do không gò ép, nhưng tự chủ- đó là yếu tố của nguyên tắc thẩm mỹ” [1, Tr.541].

Hình 3.2: Bức tranh “Xa giá” [90]

Nghệ thuật vườn cảnh Nhật Bản, đặc biệt là loại vườn đá, cũng hướng đến sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể. Nếu như vườn hoa phương Tây thường bài trí nhiều hoa kiểng với sắc màu rực rỡ nổi bật lên trong mắt người xem thì người Nhật thiết kế khu vườn đơn giản, tiết giảm những dấu ấn can thiệp có chủ trương của con người và thể hiện những nét thô mộc tự nhiên để khi đứng trong khu vườn, người ta có cảm giác đang hòa mình vào thiên nhiên, đang hít thở cùng cỏ cây và cảm nhận chu trình thay đổi trong tự nhiên từ khi nảy nở đến lúc úa tàn.

Đáng chú ý nhất trong nghệ thuật vườn cảnh Nhật Bản là những khu vườn đá trong các ngôi chùa. Loại vườn này được tạo bằng cách bố trí những cụm đá to nhỏ nằm

135 rải rác trên nền đất rải sỏi. Đây không phải là loại vườn cảnh thông thường, nơi người ta đến để thưởng thức vẻ đẹp của hoa lá bốn mùa mà là một bối cảnh để suy tư, chiêm nghiệm. Vườn đá Nhật Bản là một điển hình của sự hợp nhất giữa triết lý Thiền và nghệ thuật, nên còn được gọi là vườn Thiền. Thay vì tạo nên những phong cảnh đẹp để thu hút người thưởng thức, vườn đá hiển lộ một không gian trống trải với những tảng đá thô sơ, trầm mặc. Đứng trong không gian đó, người ta không còn ý thức phân biệt chủ thể và khách thể mà bị cuốn hút vào một dòng suy tưởng bất tận, để cuối cùng chìm vào trạng thái trầm tư. Khi đó, ngoại cảnh là khu vườn trở nên đồng nhất với những cảnh tượng, hình ảnh trong nội tâm của con người, và đó chính là mục tiêu cao nhất của người thiết kế thạch viên Nhật Bản.

Khi phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn cảnh khu vườn, sức chú ý của khách thoạt đầu bị cụm đá này thu hút, kế đó sẽ là cụm kia. Ánh mắt phải lần lượt lướt qua từng tảng một trong cụm, và nếu hình dáng tảng đá gợi lên những liên tưởng nào đó, thì ánh mắt tức khắc phải dừng lại lâu hơn. Trong lòng khách tất sẽ diễn ra một sự tập trung cả sức chú ý lẫn tâm thức. Và vì quanh mỗi cụm chẳng còn bị một thứ gì ngoại lai chiếm đoạt cả, nên sức chú ý tất sẽ mạnh dần lên, và làm nảy nở thêm những chuỗi liên tưởng mới lạ hơn (…) Dần dà, khách bất giác thấy mình xa dần cõi thế tục, để dồn hết tâm trí vào việc tự chiêm nghiệm trong lòng. Khi đã lắng mình vào cõi tịch lặng mà chẳng cần gắng sức

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa xã hội nhật bản (Trang 133 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)