CHƯƠNG II : CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
3.5 KHUYNH HƯỚNG THỰC TẾ TRONG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI NHẬT
Khuynh hướng chú trọng về thực tế, thực tiễn không chỉ là khuynh hướng tư duy của người Nhật nói chung mà thể hiện rất cụ thể qua nhiều hiện tượng văn hóa – xã hội khác nhau. Người nước ngồi tìm hiểu về Nhật Bản thường có nhận xét là người Nhật “thực dụng”. Tuy nhiên, chữ “thực dụng” ở đây không mang nghĩa tiêu cực là vụ lợi mà chỉ muốn thể hiện tinh thần thực tế của văn hóa Nhật Bản, đối lập với khuynh hướng tư duy trừu tượng siêu hình như cách tư duy của người Ấn Độ.
141 Cũng chính vì khuynh hướng thực tế mà tơn giáo ở Nhật Bản không tồn tại trong tâm thức con người như một phạm trù độc lập chỉ bao gồm những khái niệm trừu tượng. Nếu như tình hình chung ở các nước phương Đơng là tơn giáo gắn liền với triết học thì ở Nhật Bản, tơn giáo gắn liền với chủ nghĩa quốc gia dân tộc, với tư tưởng đạo đức và tư tưởng thẩm mỹ. Nhật Bản khơng có truyền thống xây dựng những hệ thống triết lý cao siêu mà chỉ lưu ý đến những vấn đề có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Thần đạo tuy là một tín ngưỡng thờ thần linh nhưng nó cũng gắn liền với cuộc sống và sự phát triển quốc gia. Thần đạo được áp dụng vào tư tưởng sùng bái Thiên hoàng như là một biểu hiện về nguồn gốc thần thánh của dân tộc. Việc tế tự thần linh cũng hướng đến những mục đích thực tế: “Thần đạo ln lấy quốc gia chủ nghĩa làm căn
bản, lấy tế tự thần linh làm phương tiện và lấy đức tin để giao hòa cảm thông giữa thiên giới và nhân sự” [23, Tr.242].
Phật giáo từ khi được du nhập vào Nhật Bản đã được giới quý tộc ở triều đình lĩnh hội và chủ trương truyền bá rộng rãi trên khắp đất nước. Sự gắn bó của Phật giáo với vương quyền Nhật Bản ở thời kỳ đầu không phải xuất phát từ lịng tin tơn giáo thuần túy mà chủ yếu xuất phát từ chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Triều đình Nhật Bản tin rằng Phật giáo là một hệ thống triết lý có thể hữu ích cho họ trong thời kỳ đầu xây dựng quốc gia.
Do ảnh hưởng của khuynh hướng tư duy thực tế mà tư tưởng Phật giáo ở Nhật Bản rất khác với tư tưởng Phật giáo nguyên thủy ở Ấn Độ. Nếu Phật giáo nguyên thủy hướng đến Niết Bàn là một trạng thái giải thoát viên mãn, khi người tu hành đã hồn tồn thốt khỏi đời sống trần tục thì Phật giáo Nhật Bản hướng đến một cuộc sống thanh thản và tốt đẹp ngay trong thế giới hiện tại. Khái niệm “giải thoát” khơng cịn mang ý nghĩa như trong triết lý của Phật giáo nguyên thủy. Do vậy, nhiều người Nhật tuy có đặt niềm tin vào Phật giáo nhưng họ khơng theo hướng xuất thế mà vẫn sống một cuộc đời thế tục. Trong khi Phật giáo nguyên thủy dạy con người từ bỏ mọi dục vọng thì đối với tín đồ Phật giáo Nhật Bản, mọi dục vọng của con người không hẳn là xấu xa, vì vậy khơng cần phải rũ bỏ tuyệt đối. Xét trên phương diện thực tế, tham vọng chính đáng là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chỉ có những dục vọng trái đạo lý, trái pháp luật mới là điều mà con người cần phải từ bỏ. Nói tóm lại, từ việc tu hành để đạt đến giải thoát viên mãn, Phật giáo Nhật Bản đã chuyển sang việc hướng đến một cuộc sống tốt đẹp dựa trên sự rèn luyện đạo đức bản thân để có một tâm hồn trong sáng và thanh thản.
142 Trường hợp Nho giáo thì tính thực tế đã thể hiện ngay trong nền văn hóa Trung Hoa là nơi đã sản sinh ra học thuyết này. Khi được truyền vào Nhật Bản, Nho giáo được giới cầm quyền sử dụng để phục vụ cho cơng việc lãnh đạo và duy trì trật tự xã hội trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt trong giai đoạn mạc phủ Tokugawa. Những nguyên tắc ứng xử của Nho giáo được chính quyền Tokugawa xem là chuẩn mực ứng xử mà mọi người dân phải tuân thủ để kiến lập một xã hội có trật tự, nền nếp. Trong thời gian này, những nguyên tắc như “Tam cương”, “Ngũ thường” có sự ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi ở Nhật Bản và đặc biệt đối với tầng lớp võ sĩ vốn là giai cấp trung tâm của thời kỳ phong kiến phân quyền.
Một trường hợp đặc biệt của việc tiếp biến tôn giáo ở Nhật Bản là sự du nhập của Thiên Chúa giáo từ phương Tây bắt đầu từ thế kỷ XVI. Thiên Chúa giáo vốn là một tôn giáo độc thần và phản ánh sâu sắc truyền thống văn hóa phương Tây, vì vậy khi du nhập vào Nhật Bản đã xảy ra xung đột quyết liệt trong một thời gian dài với văn hóa bản địa. Cho đến khi Thiên hồng Nhật Bản được khôi phục quyền lực sau công cuộc Minh Trị duy tân và toàn nước Nhật hướng đến việc mở cửa, tiếp thu văn hóa phương Tây thì tơn giáo này mới có chỗ đứng trong đời sống tâm linh người Nhật. Tuy vậy, Thiên Chúa giáo thuyết phục được giới cầm quyền Nhật Bản cũng chính vì người Nhật nhận ra tính thực tế trong lý thuyết về đạo đức cá nhân. Ở thời điểm bắt đầu hiện đại hóa đất nước trên tinh thần học hỏi phương Tây, người Nhật cho rằng tư tưởng về trách nhiệm cá nhân là cần thiết để xây dựng nước Nhật hiện đại. Điều đó là lý do quan trọng ảnh hưởng đến vị trí của Thiên Chúa giáo ở Nhật Bản và cũng phản ánh rõ nét tinh thần thực tế của người Nhật khi tiếp nhận một tôn giáo ngoại lai.