CHƯƠNG II : CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
3.1 VĂN HÓA – XÃ HỘI NHẬT BẢN VÀ TƯ TƯỞNG QUỐC GIA – DÂN TỘC
TỘC
Thiên hồng và huyền thoại về sự hình thành quốc gia dân tộc
Huyền thoại là khái niệm thuộc phạm trù văn hoá, với những câu chuyện kỳ lạ, hoang đường nhằm giải thích giải thích nguồn gốc của vũ trụ, của các quốc gia – dân tộc hoặc diễn đạt những giá trị đạo đức của các nền văn hóa. Huyền thoại tuy khơng phải là sự thật nhưng cũng là một sản phẩm do hoạt động nhận thức của con người tạo ra. Đồng thời, chính bản thân huyền thoại lại tạo ra một ý thức tập thể và ký ức trong những nhóm xã hội lớn, trong đó có các quốc gia, qua đó tạo ra sự đoàn kết nội bộ vượt ra ngồi những ranh giới lãnh thổ và khơng gian.
Cũng giống như các dân tộc khác (“Con rồng cháu tiên” của người Việt, “Mahabharata” của người Ấn Độ,…), dân tộc Nhật Bản cũng có những huyền thoại để giải thích về nguồn gốc quốc gia, dân tộc của mình. Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Kí (Kojiki- 古事記) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Khi ấy, có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Đồng Trời, từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sương mù và nước. Thế rồi một ngày kia, các vị thần linh bàn nhau sáng tạo ra cõi trần để gửi gắm mọi sự che chở và yêu thương, mọi niềm vui và nỗi buồn trong đời sống. Hai vị thần đầu tiên được phái xuống mặt đất là nam thần Izanaghi và nữ thần Izanami. Họ nhận nhiệm vụ “làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở”. Họ bước qua Thiên Phù Kiều, là chiếc cầu nối trời và đất, “quậy sóng” cho kết đọng lại thành đảo Onogoro và xuống đó. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới. Rồi hai vị thần trẻ quên mình là thần linh, sống như con người, kết hôn với nhau sinh “con” đầy đàn… Trong lúc Izanagi đang rửa mặt, thì bỗng nhiên từ mắt trái sinh ra Thiên Chiếu Đại Thần (Amaterasu Omikami -天照大神), nữ thần của nhan sắc và ánh sáng tượng trưng cho phụ nữ Nhật Bản) và từ mắt phải sinh ra Thần Mặt Trăng (Tsukiyom -月読命). Sau đó là Thần Bão (Susanoo- 素戔嗚尊) từ mũi của mình.
Thông qua thần thoại này, người Nhật cho rằng quần đảo mà họ sinh sống do các thần linh tạo ra: “Khi các thần Izanagi và Izanami từ trên trời bước xuống đất bằng cầu
vồng để phân đất liền khỏi biển thì thần Izanagi đã đập ngọn giáo của mình lên mặt biển đang nổi sóng. Và lúc đó từ đầu mũi giáo của thần đã tóe xuống một chuỗi những giọt
119
nước tạo thành một loạt những hòn đảo” [28, Tr.22]. Với cách lý giải như vậy, người
Nhật đã làm sâu sắc thêm ấn tượng về đất nước mình như là một đảo quốc tươi đẹp và thiêng liêng. Điều đó vừa thể hiện lịng tự hào của họ về cội nguồn đất nước vừa thể hiện tình cảm gắn bó và sự trân trọng đối với thiên nhiên. Chính yếu tố này đã biến tín ngưỡng đa thần giáo (một tín ngưỡng chung cho cả lồi người buổi sơ khai) trở thành tín ngưỡng, tơn giáo riêng của con người nơi đây - Thần đạo. Và mỗi người dân Nhật đều tin những ai được thần thánh tin cẩn nhất thì được quyền cai quản đất nước - ở Nhật, đó là quyền lực tối cao của các vị Thiên Hoàng.
Ngoài ra, trong số các vị thần có cơng tạo dựng nên nước Nhật, người Nhật đặc biệt yêu thích nữ thần Mặt trời (tiếng Nhật là Ameterasu 天照). Về nữ thần này, có câu
chuyện rất thú vị kể rằng khi nữ thần Mặt trời xung đột với em trai là thần Đại dương, nữ thần Mặt trời đã lui vào thiên cung và đóng chặt cửa động làm cho khắp nơi đều chìm trong bóng đêm. Vì vậy các thần phải họp nhau tìm cách đưa nữ thần Mặt trời ra khỏi hang động để mọi nơi đều được mặt trời chiếu sáng [6, Tr.73 - 77]. Không phải ngẫu nhiên lại có sự kiện kể về sự giận dỗi của thần mặt trời (Amaterasu) trong huyền thoại lập quốc của Nhật Bản như trên, thật ra đây là cách người Nhật Bản lý giải về việc đặt tên nước là Nhật Bản (Xứ sở mặt trời mọc) để khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình một cách rõ rệt. Nhật Chiêu trong cuốn: Văn học Nhật Bản từ thời khởi thủy đến năm 1868 đã viết: "Cái đẹp, tư tưởng và sức mạnh là linh hồn của văn hoá. Chúng đã được mã hoá trong huyền thoại mặt trời và đến nay, các yếu tố ấy vẫn còn nguyên lý của đời sống Nhật Bản... [19, Tr.27]. Hơn nữa, niềm tin của người Nhật không chỉ dừng lại ở những giai thoại gắn liền với quá trình dựng nước vào buổi đầu thành lập quốc gia mà tồn tại vững chắc cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Niềm tin bền vững đó được thể hiện qua sự tơn thờ hình ảnh Thiên hồng trong tâm thức người Nhật từ buổi đầu lịch sử cho đến tận ngày nay.
Người Nhật khi tin rằng dân tộc mình là con cháu của nữ thần Mặt trời và đất nước Nhật Bản là do các thần linh tạo nên thì cũng đồng thời tin rằng Thiên hoàng là nhân vật được thần linh cử xuống hạ giới để quản lý trật tự xã hội trên đảo quốc này. Truyện cổ Nhật Bản còn lưu lại huyền thoại về việc nữ thần Mặt Trời phái cháu trai của mình là Ninigi giáng thế, chinh phục vùng Izumo.
120 “Các lão thần trao cho hoàng tử ba thứ bảo bối: một cái gương, một chiếc vòng
ngọc quý và thanh kiếm. Nữ thần Mặt trời trao chiếc gương cho cháu và dặn dò:
Con hãy xem gương này chính là thần linh của ta, và tơn thờ nó như đã tơn thờ ta vậy.
Nữ thần Mặt trời và thần Cao phần (Takaghi no Kami) cùng dặn dị hồng tử nhà trời Ninighi. Hoàng tử rời ghế đá, đưa tay đẩy các khóm mây ra xa mở đường, bay lơ lửng trên cầu vồng và từ trên trời bước xuống đỉnh núi Kushifuru ở Takachiho trong tỉnh Tsukushi. Và tại đây hoàng tử cho xây dựng lâu đài ngự trị”[6, Tr.84].
Theo câu chuyện này, thần Ninighi trong thời gian ngự trị trên quần đảo Nhật Bản đã kết hôn với con gái xinh đẹp của thần Oyamatsumi, sinh ra hai con trai là Hoderi, Hosuseri và Hoori. Hoori sau lấy công chúa Thủy cung Toyotama sinh được một con trai. Người con trai này lấy em gái của Toyotama sinh ra bốn hoàng tử, họ chinh phục xứ Đại Hòa (Yamato -大和). Sau khi các anh chết, hoàng tử út lên ngôi xưng là Thiên Hoàng Thần Vũ (Jinmu- 神武), đó là Thiên Hồng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản - gọi là Hoàng Kỷ (kỷ nguyên Thiên Hoàng), cai trị xứ Yamato từ năm 660 TCN và truyền tới nay là 125 đời [6, Tr.83 - 92].
Do được gắn với huyền thoại về sự hình thành quốc gia dân tộc, Thiên hồng Nhật Bản không đơn giản là nhân vật đứng đầu của triều đình phong kiến mà là đại diện về tinh thần của người Nhật. “Do là dòng dõi của các thần linh, nên trong ý thức của người
Nhật, hoàng đế cũng cùng huyết thống với toàn thể nhân dân. Hồng đế, do đó, là người đứng đầu đại gia đình dân tộc Nhật Bản” [29, Tr.76]. Những báu vật trong thần thoại,
gồm có thanh kiếm, chiếc gương và vịng ngọc đối với người Nhật ln là biểu tượng của quyền lực và sự thiêng liêng gắn với Hoàng gia, là gia huy của các triều vua được giữ gìn và lưu truyền từ thời cổ đại đến ngày nay.
Người Nhật ngưỡng mộ vẻ đẹp của hoa anh đào và xem loại hoa này là quốc hoa nhưng bên cạnh đó, họ lại lấy hình ảnh hoa cúc làm biểu tượng của Hoàng gia. Lý do mà các nhà nghiên cứu giải thích cho việc này là hoa cúc 16 cánh xịe ra có hình dạng giống với mặt trời đang tỏa nắng. Vì người Nhật cho rằng Thiên hoàng là hậu duệ của nữ thần Mặt trời nên biểu tượng hoa cúc là hình ảnh phù hợp. Hình ảnh này vừa là biểu tượng của Hồng gia vừa là quốc huy của Nhật Bản hiện nay.
121 Vị trí của Thiên hồng trong tâm thức người Nhật khác với vị trí của người đứng đầu bộ máy quyền lực chính trị trong một quốc gia. Điều đó được thể hiện khá rõ nét trong tiến trình lịch sử Nhật Bản. Trải qua nhiều biến động về chính trị và nhiều thay đổi về bộ máy nhà nước, Thiên hồng vẫn là hình ảnh được người Nhật tơn thờ. “Hoàng gia
Nhật Bản là sự tiếp nối từ một dòng dõi liên tục gần 2000 năm nay. Khơng một hồng gia nào trong lịch sử nhân loại giữ được địa vị trong một thời gian dài như vậy” [24, Tr.39].
Ngay cả trong thời kỳ quyền lực chính trị thực sự đã chuyển về Mạc phủ do các Tướng quân đứng đầu, những vị Tướng quân này vẫn thần phục Thiên hồng về danh nghĩa, và triều đình của Thiên hoàng vẫn tồn tại bên cạnh Mạc phủ là đầu não chính trị thực tế của đất nước. Trong thời kỳ hiện đại, khi nước Nhật cải cách theo phương Tây và xây dựng hệ thống nhà nước theo mơ hình qn chủ lập hiến có quốc hội và thủ tướng đứng đầu chính phủ, Thiên hồng và hồng gia vẫn tồn tại như một biểu tượng tinh thần của dân tộc và hàng năm người Nhật vẫn kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng long trọng như một cách bày tỏ lịng tơn kính đối với nguồn cội quốc gia.
Sự gắn bó giữa các thành tựu văn hóa với tưởng quốc gia - dân tộc (phân tích lĩnh vực tơn giáo)
Tư tưởng quốc gia - dân tộc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến tồn thể văn hóa xã hội Nhật Bản, thể hiện tập trung qua sự gắn bó chặt chẽ giữa nhiều thành tựu văn hóa, trong đó có tơn giáo với hệ thống quyền lực chính trị.
Như đã phân tích ở trên, hình ảnh Thiên hồng trong tâm thức người Nhật có liên quan mật thiết đến truyền thống tự tôn của dân tộc Nhật Bản, với quan niệm truyền thống về nguồn gốc thần linh của dân tộc. Một hình thức tín ngưỡng bản địa là Thần đạo, vốn được người Nhật xem là tôn giáo dân tộc cũng thể hiện niềm tin truyền thống này. Quan niệm của Thần đạo về nguồn gốc thần thánh của đất nước Nhật Bản được thể hiện trong sách “Thần hồng chính thống ký” như sau:
“Đại Nhật Bản là một Thần quốc. Thần quốc này trước hết là do Thiên tổ sang tạo,
rồi đến Nhật thần kế tiếp truyền thừa. Trong thế giới này chỉ có nước Nhật Bản ta mới có những việc thiêng liêng thần thánh như thế. Sự truyền thừa kế vị ngôi vua cũng được kế truyền trong dịng máu của Thiên hồng Thần tổ, vì thế nước ta được gọi là Thần quốc”
122 Quan niệm trên lý giải sự sùng bái Thiên hồng cũng như lịng tự tơn dân tộc của người Nhật đối với nguồn gốc của quốc gia, dân tộc mình. Do sự gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa quốc gia và truyền thống dân tộc như vậy nên mặc dù khơng có những đặc trưng cơ bản của một tơn giáo với đầy đủ ý nghĩa của nó, và mặc dù trong tiến trình phát triển của đất nước Nhật Bản đã du nhập và tiếp biến nhiều giá trị khác của những tôn giáo ngoại lai, Thần đạo vẫn không mất đi vai trị của nó trong đời sống tâm linh người Nhật, cũng giống như sự trường tồn của hoàng gia và Thiên hoàng Nhật Bản.
Đối với trường hợp là tơn giáo của nước ngồi du nhập vào Nhật Bản, việc gắn bó với tư tưởng quốc gia dân tộc chính là chìa khóa để tơn giáo đó được chấp nhận và phổ biến ở đất nước này. Đối tượng đầu tiên tiếp nhận và chủ trương phát triển Phật giáo ở Nhật Bản là triều đình của nhà nước phong kiến sơ khai và tầng lớp quý tộc. Trong thời gian mới du nhập vào Nhật Bản, Phật giáo chưa tiếp xúc với tầng lớp bình dân. Triều đình Nhật Bản sử dụng Phật giáo như một công cụ tinh thần để tổ chức nhà nước trong lúc bắt đầu mơ phỏng theo mơ hình triều đình Trung Hoa nhà Đường. Trong Hiến pháp mười bảy điều, Thái tử Shotoku đưa ra quy định người dân phải “tín kính Tam bảo là
Phật, Pháp và Tăng” [23, Tr.42] với khuynh hướng sử dụng Phật giáo làm điểm tựa tinh
thần để phát triển đất nước. Ngoài ra, nỗ lực áp dụng tư tưởng triết học Phật giáo vào việc xây dựng xã hội còn thể hiện qua việc tổ chức những nghi lễ tôn giáo cầu mong sự thịnh vượng cho quốc gia [31, Tr.12 - 13]. Những cơng trình kiến trúc Phật giáo đầu tiên ở Nhật Bản đều được xây dựng theo sự chỉ đạo của triều đình, chẳng hạn như chùa Todaiji ở Nara được xây dựng năm 728 theo lệnh của Thiên hoàng Shomu, hiện nay vẫn là một địa chỉ thu hút đông đảo khách du lịch hằng năm đến chiêm bái bức tượng Phật nổi tiếng. Ngôi chùa này được xem như trung tâm của hệ thống tổ chức Phật giáo ở Nhật Bản thời kỳ này, có vai trị bảo vệ Thiên hồng và quốc gia. Thiên hồng Shomu cịn cho xây chùa ở từng địa phương để các tăng ni tụng kinh cầu nguyện cho sự an toàn và phồn thịnh của đất nước.
Lịch sử phát triển và những đặc điểm của Phật giáo ở Nhật Bản cho thấy với chủ nghĩa quốc gia dân tộc và tinh thần tiếp biến các giá trị văn hóa ngoại lai, người Nhật đã biến một tơn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ với hệ thống kinh điển nhiều triết lý trừu tượng thành một tôn giáo nhập thế gắn liền với công cuộc xây dựng quốc gia. Sự tiếp thu Phật giáo, Nho giáo và ứng dụng triết lý của các tôn giáo này để phát triển đất nước cũng như
123 sự bài trừ Thiên chúa giáo trong thời kỳ mạc phủ Tokugawa đều có liên quan đến chủ nghĩa quốc gia dân tộc.