TINH THẦN DÂN TỘC VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ TIẾP BIẾN CÁC GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa xã hội nhật bản (Trang 130)

CHƯƠNG II : CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

3.3 TINH THẦN DÂN TỘC VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ TIẾP BIẾN CÁC GIÁ TRỊ

GIÁ TRỊ

Bất cứ một dân tộc nào trong quá trình phát triển đều có sự tiếp nhận thành tựu văn minh bên ngồi, và Nhật Bản cũng khơng phải là một trường hợp ngoại lệ. GS. Vĩnh Sính đã từng viết: “Có thể nói rằng khơng có dân tộc nào nhạy bén về văn hóa nước ngồi cho bằng người Nhật. Họ khơng ngừng theo dõi những diễn tiến trên thế giới bên ngoài, đánh giá và cân nhắc ảnh hưởng của những trào lưu và xu hướng chính đối với Nhật Bản. Một điều đáng chú ý khác là khi họ biết trào lưu nào đang thắng thế thì họ có khuynh hướng chấp nhận, học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó, khơng để mất thời cơ” [26, Tr.20] .Theo tiến trình lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng người Nhật ln thể hiện xuất sắc khả năng tiếp biến các giá trị ngoại lai thành các giá trị của quốc gia dân tộc, khẳng định sức mạnh nội tại và nỗ lực phát triển của mình. Tác giả cơng trình “Nếp suy

tưởng của các dân tộc phương Đông” của học giả Mỹ gốc Nhật Najime Nakamura có

nhận xét: “Người Nhật đã tỏ ra khôn ngoan rất mực trong việc lựa chọn những gì là tinh

hoa trong các nền văn hóa khác, tùy thuộc vào nhu cầu của từng giai đoạn phát triển cụ thể trong tiến trình phát triển lịch sử của quốc gia mình” [29, Tr.23].

Vào thời cổ đại, văn minh Nhật Bản lạc hậu hơn nhiều so với Trung Quốc và Triều Tiên. Vì vậy, theo “dịng chảy văn minh”, các nền văn minh cao hơn là Trung Quốc sẽ được truyền bá sang Nhật Bản và Nhật Bản tiếp nhận nền văn minh đó. Lúc đầu, người Nhật tiếp nhận các nền văn minh khác một cách thụ động và gián tiếp thông qua bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, từ khi hình thành quốc gia rộng lớn – Vương quốc Yamato (khoảng thế kỷ IV – VII), đặc biệt là thời Asuka, Thái tử Nhiếp chính Shotoku đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực và chủ động tiếp nhận một cách trực tiếp nền văn minh Trung Quốc, đưa Nhật Bản có bước tiến nhẩy vọt. Thành tựu quan trọng của dân tộc Nhật Bản trước khi hình thành nhà nước là kỹ thuật trồng lúa nước. Cây lúa nước được truyền vào Nhật Bản từ lục địa thơng qua bán đảo Triều Tiên. Chính sự du nhập của loại cây trồng này đã thúc đẩy Nhật Bản tiến nhanh đến thời kỳ hình thành nhà nước cổ đại. Khi chưa có cây lúa nước, những người Nhật cổ sinh sống trên quần đảo này chủ yếu dựa vào những điều kiện có sẵn của thiên nhiên. Trong khi đó, điều kiện tự nhiên Nhật Bản lại không thuận lợi cho cuộc sống con người. Vì vậy quá trình phát triển ở thời kỳ này diễn ra khá chậm. Kinh tế kém phát triển và các thị tộc, bộ lạc chưa có động cơ để liên

127 kết với nhau. Nhờ sự phát triển nông nghiệp mà trung tâm là việc canh tác lúa nước, sản lượng lương thực được tạo ra ngày một nhiều hơn. Trong quá trình phát triển nông nghiệp, các bộ lạc vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Xu hướng chủ đạo là hợp tác do tính cộng đồng của sản xuất nơng nghiệp, nhưng trong một vùng lãnh thổ tồn tại nhiều bộ lạc thì sẽ có nhiều hướng liên minh khác nhau và mối quan hệ cạnh tranh giữa các bộ lạc hay các liên minh bộ lạc với nhau cũng là một vấn đề tất yếu. Chính q trình vừa cạnh tranh vừa hợp tác này đã dẫn đến sự ra đời của hình thức nhà nước sơ khai ở Nhật Bản.

Khi bắt đầu xây dựng nhà nước, Nhật Bản đã hướng đến việc học hỏi Trung Quốc, nơi đã phát triển trong một thời gian dài hình thức nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Trong thời gian đảm nhận vai trị nhiếp chính, Thái tử Shotoku đã nhiều lần cử Sứ đoàn sang Trung Quốc với mục đích thiết lập quan hệ ngoại giao và học hỏi văn minh Trung Hoa, trong đó đặc biệt chú ý đến cách thức tổ chức nhà nước cùng với các thể chế, các quy định cần thiết để xây dựng một quốc gia thống nhất [23, Tr.40]. Kết quả của quá trình học hỏi này là hàng loạt các thể chế, quy định về sở hữu đất đai, về mơ hình tổ chức triều đình và đạo đức, phẩm phục của các quan lại được áp dụng, tạo nên một bộ mặt mới cho triều đình Nhật Bản. Đồng thời, trong quá trình xây dựng nhà nước người Nhật cũng tiếp thu một giá trị văn hóa rất quan trọng là Phật giáo. Giá trị này trước hết được cơng nhận bởi hồng gia Nhật Bản và dần dần được phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân.

Điểm độc đáo của Nhật Bản trong việc tiếp biến các giá trị ở thời kỳ này là người Nhật vừa học hỏi, tiếp thu vừa biến đổi các giá trị theo khuynh hướng phù hợp với đặc trưng của quốc gia dân tộc mình. Chẳng hạn như quy định về chế độ sở hữu ruộng đất, trong thời gian cải cách Taika, triều đình Nhật Bản muốn thực hiện quốc hữu hóa ruộng đất theo mơ hình Trung Quốc nhưng sau đó chính sách này đã thay đổi theo tình hình thực tế ở Nhật Bản. Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh làm giảm năng suất lao động và làm chậm tiến trình phát triển của xã hội, những nhà cầm quyền ở Nhật Bản đã khuyến khích việc khai khẩn đất hoang và có chính sách cơng nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai để người dân tích cực tham gia sản xuất. Điều đó cho thấy trong việc học hỏi các giá trị từ thế giới bên ngồi, người Nhật ý thức rõ mục đích tối thượng của việc học hỏi đó là nhằm phục vụ cho cơng cuộc xây dựng đất nước, vì vậy họ khơng rập khn theo nước ngồi

128 mà linh hoạt trong việc áp dụng sao cho mục tiêu quan trọng nhất của mình có thể đạt được.

Một ví dụ khác trong việc xử lý các giá trị ngoại lai ở Nhật Bản là sự tiếp nhận Phật giáo và đưa tơn giáo này hịa nhập vào đời sống tinh thần của toàn dân tộc. Trước khi tiếp nhận Phật giáo, Nhật Bản đã có Thần đạo (Shinto- 神道) là tín ngưỡng dân gian truyền thống. Do đó khi Phật giáo truyền vào Nhật Bản thì khơng thể tránh được những vấn đề xung đột tư tưởng giữa hai truyền thống tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, triều đình phong kiến Nhật Bản đã giải quyến ổn thỏa vấn đề này bằng cách gắn Phật giáo với việc xây dựng đất nước và dung hợp Phật giáo với Thần đạo. Vốn là một tôn giáo nặng về triết lý và tư duy siêu hình của văn hóa Ấn Độ, Phật giáo khi được du nhập vào Trung Hoa rồi cuối cùng truyền sang Nhật Bản đã biến đổi rất nhiều theo khuynh hướng thế tục hóa. Nhưng chỉ khi biến đổi như vậy thì Phật giáo mới hịa nhập được với khuynh hướng chú trọng thực tế của người Nhật.

Truyền thống tiếp biến các giá trị này vẫn được duy trì liên tục trong tiến trình phát triển của Nhật Bản qua các thời kỳ. Trong thời kỳ trung đại, khi sự phát triển của khoa học kỹ thuật và chủ nghĩa tư bản đưa người phương Tây đến với các nước phương Đông, Nhật Bản cũng đã thể hiện truyền thống này qua việc tích cực học hỏi các thành tựu của nền văn minh phương Tây. Mặc dù mạc phủ Tokugawa có một thời kỳ dài thực hiện chính sách đóng cửa (sakoku – 鎖国) từ năm 1939 đến 1953 nhưng trong thời gian này Nhật Bản vẫn không ngừng học hỏi phương Tây. Phong trào Hà Lan học (rangaku- 蘭学) đã phát triển rộng rãi ở Nhật. Nội dung của trào lưu này là giới thanh niên thuộc đẳng cấp võ sĩ do có nhiều thời gian rỗi trong lúc nền chính trị ổn định đã chú tâm vào việc học các ngôn ngữ phương Tây như tiếng Hà Lan, tiếng Anh và nghiên cứu khoa học kỹ thuật qua nguồn tư liệu viết bằng các thứ tiếng này. Nhờ có q trình chuẩn bị từ bên trong như vậy nên ở thời điểm Minh Trị duy tân, Nhật Bản đã có đầy đủ điều kiện để đổi mới đất nước một cách toàn diện và trở thành quốc gia tiên phong ở Đông Á trên con đường hiện đại hóa và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Tóm lại, Nhật Bản ln thể hiện tinh thần chủ động trong việc tiếp nhận các giá trị văn hóa ngoại lai và có khả năng chuyển hóa nó thành các yếu tố để xây dựng nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc của mình. Nhờ tinh thần này mà đất nước Nhật Bản dù khơng được thiên nhiên ưu đãi và có lịch sử hình thành nhà nước tương đối muộn nhưng

129 đã phát triển rất nhanh, thậm chí vượt cả nước Trung Hoa trong thời kỳ cận đại và đến thời hiện đại vượt nhiều nước Tây Âu về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Vì xuất phát từ tinh thần dân tộc nên những giá trị du nhập từ bên ngoài đều được người Nhật biến đổi cho phù hợp với văn hóa truyền thống và được sử dụng một cách hiệu quả cho sự phát triển đất nước trên mọi phương diện. Nhiều giá trị ngoại lai đã được “Nhật Bản hóa”và trở thành những thành tố quan trọng của nền văn hóa Nhật Bản như Thiền, trà đạo..v..v. là kết quả của q trình tiếp biến này.

3.4 YẾU TỐ TƠN GIÁO TRONG VĂN HÓA – XÃ HỘI NHẬT BẢN 3.4.1 Sự hịa lẫn giữa phạm trù tơn giáo với phạm trù đạo đức

Đây là một thực tế khơng chỉ được nhìn nhận trong nền văn hóa Nhật Bản mà là tình trạng phổ biến ở rất nhiều nền văn hóa phương Đơng, từ Ấn Độ, Trung Hoa đến những quốc gia chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa này.

Trường hợp điển hình cho sự gắn bó giữa tơn giáo và đạo đức là Khổng giáo, vốn là một sản phẩm của nền văn hóa Trung Hoa và được truyền vào Nhật Bản. Thật ra, Khổng Tử là một nhà tư tưởng và học thuyết của ông là học thuyết về đạo đức và chính trị. Tuy nhiên, khi học thuyết này được các nhà cầm quyền ở Trung Hoa sử dụng thì nó được nâng lên thành hệ thống tơn giáo – triết học. Nhật Bản biết đến Khổng giáo từ thế kỷ VI với “Hiến pháp mười bảy điều” của Thái tử Shotoku nhưng ảnh hưởng lớn nhất của Khổng giáo đến xã hội Nhật Bản là vào thời mạc phủ Tokugawa. Nhà cầm quyền ở Nhật Bản thời bấy giờ chủ trương lấy những chuẩn tắc ứng xử của Nho giáo làm hình mẫu cho việc rèn luyện đạo đức cá nhân cũng như việc đối nhân xử thế trong toàn xã hội. Đặc biệt, Nho giáo có ảnh hưởng rõ nét đến việc hình thành quy tắc đạo đức của tầng lớp võ sĩ. Những quy tắc này được hệ thống lại thành bộ luật đạo đức dành cho võ sĩ, được gọi là “Võ sĩ đạo” (武士道).

“Khổng giáo đã củng cố cho bộ luật đạo đức của bushido trước hết đức “tận

trung với bổn phận”(…). Bổn phận được các Nho gia gắn chặt với thanh danh; mà thanh danh ở đây bao giờ cũng được hiểu là bổn phận đạo đức bắt mọi người phải kính nể mình và thừa nhận rằng mình hành xử đúng đắn.

Bộ luật đạo đức của bushido đòi hỏi người võ sĩ phải trung chính, dũng mới giữ trịn được bổn phận và thanh danh mình cần. Ảnh hưởng của Luận ngữ để lại dấu ấn sâu

130

đậm ở đây: “Thấy điều bổn phận bắt phải làm mà không làm là vô dũng”. Về điểm này, Khổng giáo và đạo đức của Thần đạo rõ rang đã đồng nhất với nhau hoàn toàn” [29,

Tr.198].

Tuy những quan niệm đạo đức của Nho giáo có sức ảnh hưởng rất lớn trong thời mạc phủ Tokugawa, những chuẩn tắc đạo đức quan trọng trong tư tưởng người Nhật không đơn thuần là sự rập khn theo Nho giáo mà cịn thể hiện tinh thần đạo đức của các tôn giáo khác như Phật giáo, Thần đạo.

“Thần đạo răn mọi người hãy ln giữ trịn ba bổn phận vốn gắn chặt với nhau:

thảo kính cha mẹ, thờ phụng tổ tiên và tơn kính Thiên hồng” [29, Tr.199]. Đó cũng là

nguồn gốc của tinh thần võ sĩ đạo chủ trương võ sĩ phải biết chăm sóc và quý trọng thân thể mình vì điều đó thể hiện lịng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Phật giáo, với chủ trương đạt đến từ bi và trí huệ và khuynh hướng thực tiễn, khi du nhập vào Nhật Bản cũng có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng đạo đức của người Nhật. Quan niệm về tính khơng và sự vô thường trong cuộc sống của Phật giáo hướng người Nhật đến lối sống giản dị và tinh thần trân trọng mọi giá trị cuộc sống trong từng khoảnh khắc thời gian. Đối với tầng lớp võ sĩ, tinh thần Phật giáo giúp họ có thái độ điềm tĩnh và tâm trạng thanh thản khi đối diện với cái chết.

Ngồi những tơn giáo phương Đơng, Thiên Chúa giáo khi du nhập vào Nhật Bản cũng được người Nhật chú trọng ở khía cạnh giáo dục đạo đức của nó. Thiên Chúa giáo với truyền thống văn hóa phương Tây coi trọng việc rèn luyện tư cách đạo đức cá nhân được nhiều người xem là con đường để khắc phục hiện trạng băng hoại về đạo đức trong xã hội Nhật Bản ở giai đoạn cuối của thời mạc phủ Tokugawa: “Vấn đề chính là làm sao

cải tạo được nhân cách đang băng hoại của con người, làm cách nào để hoàn thiện nhân cách này, làm thế nào để cải thiện xã hội và thoát ra khỏi xã hội đang băng hoại này. Thiên Chúa giáo cung cấp phương pháp duy nhất để thực hiện điều này” [4, Tr.254].

3.4.2 Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tính thẩm mỹ trong văn hóa

Dù khơng có tơn giáo nào ở Nhật Bản có sức ảnh hưởng đến toàn thể xã hội để chiếm vị trí độc tơn nhưng Phật giáo lại có ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về cái đẹp của người Nhật trong các bộ môn nghệ thuật truyền thống cũng như trong cuộc sống đời thường.

131 Để hiểu được mối quan hệ giữa tôn giáo và tư tưởng thẩm mỹ Nhật Bản, trước hết cần hiểu khuynh hướng thực tế trong tư duy của người Nhật. Những khái niệm trừu tượng, siêu hình của tơn giáo ngoại lai khi du nhập vào Nhật Bản có thể trở thành những khái niệm thực tế, cụ thể để hòa nhập vào cuộc sống, đi vào quá trình sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Chẳng hạn, nếu Phật giáo nguyên thủy đi tìm sự giải thốt viên mãn ở bên ngồi cuộc sống thì Phật giáo Nhật Bản chú trọng đến cuộc sống thực tại và việc thưởng thức những giá trị của nó. Do vậy, rất nhiều tư tưởng Phật giáo trở nên hòa lẫn với quan niệm về giá trị thẩm mỹ của người Nhật.

Trước hết, sự đồng điệu giữa Phật giáo và thẩm mỹ Nhật Bản thể hiện ở tình yêu thiên nhiên. Người Nhật vốn có khuynh hướng yêu thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm thước đo giá trị thẩm mỹ. Họ cho rằng những gì thuộc về thiên nhiên là trong trẻo và thanh khiết. Trong khi đó, quan niệm của Phật giáo Nhật Bản về giải thoát là hướng đến sự tu dưỡng đạo đức bản thân, tức là tôn trọng sự thuần khiết trong tâm hồn con người. Do đó, người Nhật ln có khuynh hướng gần gũi với thiên nhiên trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống. Nhà ở truyền thống của người Nhật bao giờ cũng có vườn và cây cối xung quanh. Ngay cả khi xã hội Nhật Bản đã bước vào q trình đơ thị hóa và cư dân tập trung ngày càng nhiều ở các thành thị, người Nhật vẫn muốn duy trì khơng khí của thiên nhiên ở nơi cư trú của mình bằng cách tạo một mảnh sân nhỏ có hịn non bộ hay đặt những chậu bonsai trong phòng khách. Tinh thần này còn thể hiện trong nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản. Thay vì cắm những bình hoa nhiều màu rực rỡ như trong văn hóa phương Tây, người Nhật trong buổi trà đạo chỉ cắm vào bình một bơng hoa duy nhất, mà lại là bông hoa dại rất đơn sơ được hái trong vườn nhà. Ngoài tác dụng gợi lên sự đơn sơ thuần khiết của thiên nhiên, sự hiện diện của một bơng hoa cịn mang ý

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa xã hội nhật bản (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)