CHƯƠNG II : CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
2.2 VĂN HĨA TRÌNH DIỄN
2.2.1. Bunraku (文楽)
Bunraku còn được gọi là Ningyō jōruri (人形浄瑠璃), là một thể loại kịch rối truyền thống Nhật Bản bắt đầu phổ biến từ thế kỷ XVII.
Hình thức biểu diễn múa rối đã xuất hiện từ thời Heian, là sự phát triển từ nghệ thuật kể chuyện bằng cách chuyển từ việc kể chuyện đơn thuần sang hình thức nhạc kịch.
Ningyo là con rối dùng để biểu diễn, Joruri vốn là tên của nhân vật nữ trong truyện kể về
62 XVII dưới hình thức kịch rối. Từ đó múa rối trở thành một loại hình sân khấu phổ biến ở Nhật Bản và tên Joruri được đặt cho thể loại này. Còn tên gọi Bunraku lại xuất phát từ
tên của nhà hát kịch rối được xây dựng ở Osaka, với tên gọi đầu tiên là Bunrakuza, trước khi nhà hát Bunraku quốc gia Nhật Bản được thành lập. Do sự nổi bật của nhà hát trong
văn hóa đại chúng, từ thế kỷ XX người Nhật dùng từ Bunraku để chỉ chung cho mọi loại hình kịch rối ở Nhật Bản.
Những yếu tố cấu thành một vở Bunraku
Ningyōzukai - Người điểu khiển rối
Ningyo – Con rối
Tayū - Người lĩnh xướng Shamisen- Đàn Shamisen
Hình 2.30: Ningyo và Ningyōzukai [73] Hình 2.31: Tayū và Shamisen [73]
Ngồi ra, cịn có trống taiko là một loại nhạc cụ thường dùng trong khi biểu diễn kịch rối.
Con rối Ningyo có chiều cao khoảng từ 0,75 đến 1,2m, tùy theo tuổi tác, giới tính của nhân vật mà con rối thể hiện hoặc do quy định riêng của mỗi đoàn kịch. Trong rất nhiều nhà hát trên khắp Nhật Bản, rối truyền thống Osaka nói chung là nhỏ nhất, trong khi rối truyền thống Awaji, nơi phần lớn các vở kịch ban đầu được diễn ở khơng gian lớn ngồi trời, là lớn nhất.
Đầu và tay của rối truyền thống được các chuyên gia trạm chổ, trong khi thân mình và trang phục thường được người điểu khiển rối thực hiện. Đầu có thể có nhiều máy móc tinh xảo. Trong các vở kịch về đề tài siêu nhiên, một con rối có thể được thiết kế sao
63 cho gương mặt có thể nhanh chóng chuyển thành mặt quỷ. Những chiếc đầu ít phức tạp hơn có thể biết chớp mắt, đảo mắt, nhắm mắt và mũi, mồm, lơng mày có thể di chuyển.
Việc điều khiển mọi chuyển động của các bộ phận trên đầu được đặt trên một tay cầm gắn vào cổ con rối và được nghệ sỹ rối chính điều khiển bằng cách đưa tay trái vào ngực con rối thông qua một cái lỗ ở sau thân.
Nghệ sỹ rối chính, Omozukai, dùng tay phải để điều khiển tay phải con rối. Nghệ sỹ rối bên trái, được gọi là Hidarizukai hay Sashizukai, tùy theo truyền thống của đoàn
kịch, điều khiển tay trái con rối bằng tay phải của mình qua một cây gậy điều khiển gắn vào khuỷu con rối. Nghệ sỹ rối thứ ba, gọi là Ashizukai, điều khiển cẳng chân và bàn
chân.
Ngoại trừ những con rối có vai trị khơng quan trọng trong vở diễn, tất cả các con rối đều cần ba người điều khiển. Những người điều khiển này không cần nấp sau bức màn sân khấu mà đều xuất hiện trước mắt khán giả, thường mặt áo dài đen. Phong tục một số nơi còn yêu cầu tất cả nghệ sỹ rối đội mũ trùm đen, trong khi một số khác, bao gồm nhà hát Bunraku quốc gia, thì nghệ sỹ rối để đầu trần, một phong cách biểu diễn gọi là Dezukai.
Vai trò của người lĩnh xướng là thuật lại cốt truyện của vở diễn, dùng cao độ giọng khác nhau để thể hiện các nhân vật. Một vở diễn cũng có thể sử dụng nhiều người lĩnh xướng. Người lĩnh xướng ngồi cạnh người chơi đàn shamisen trên một bệ nổi, và
mỗi khi bệ này xoay, mang theo nhạc cụ thay thế cho cảnh kế tiếp.
Shamisen dùng trong Bunraku có thanh điệu khác với loại đàn shamisen thông
thường, giọng trầm hơn và tiếng cũng đầy hơn.
Bunraku có chung nhiều chủ đề với Kabuki. Thực tế, nhiều vở kịch đều được viết cho cả diễn viên Kabuki lẫn các đoàn kịch rối Bunraku. Bunraku đặc biệt chú ý đến
những vở kịch tự sát của các đơi tình nhân. Câu chuyện 47 Ronin nổi tiếng được dựng
thành vở diễn cho cả hai loại hình Bunraku và Kabuki.
Nhà viết kịch Bunraku nổi tiếng nhất là Chikamatsu Monzaemon. Với sự nghiệp
hơn một trăm vở kịch, đôi khi ông được gọi là Shakespeare của nước Nhật.
Các đoàn kịch, diễn viên, và người làm rối Bunraku đã được đưa vào danh sách
64
Hình 2.32: Một phân cảnh trong vở Yoshitsune và ngàn cây anh đào [74]
Một số đoàn kịch rối tiêu biểu
Cho đến cuối những năm 1800, có hàng trăm đoàn kịch chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và khơng chun trên khắp nước Nhật trình diễn kịch rối truyền thống.
Kể từ sau thế chiến thứ II, số lượng đồn kịch chỉ cịn dưới 30, phần lớn các đoàn chỉ biểu diễn một hay hai lần một năm, thường kết hợp với các lễ hội địa phương. Tuy vậy, một vài đoàn kịch vùng vẫn tiếp tục biểu diễn hăng hái.
Đoàn kịch rối Awaji, nằm ở đảo Awaji phía Tây Kobe, diễn các vở kịch ngắn hàng này và những vở lớn hơn tại nhà hát của mình. Họ đã lưu diễn tại Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác.
Đoàn kịch Bunraku truyền thống Tonda tại tỉnh Shiga, thành lập trong những năm 1830, đã lưu diễn tại Mỹ và Australia 5 lần và rất tích cực tổ chức các chương trình hàn lâm ở Nhật Bản cho các sinh viên Mỹ muốn theo học kịch rối truyền thống Nhật Bản.
Đoàn kịch rối Imada, đã biểu diễn tại Pháp, Đài Loan, Mỹ, cũng như Đoàn kịch rối Kurroda ở thành phố Ida, tỉnh Nagano. Cả hai đoàn này, với lịch sử hơn 300 năm, biểu diễn đều đặn và cũng tích cực chăm lo cho một thế hệ nghệ sĩ mới và khai phá thêm các kiến thức về nghệ thuật rối qua các chương trình đào tạo ở các trường trung học và dạy các sinh viên Mỹ trong các chương trình học thuật mùa hè tại nhà hát của mình.
65 Sự hâm mộ kịch rối Bunraku ngày càng tăng đã góp phần vào việc thành lập đồn kịch rối truyền thống Nhật Bản đầu tiên ở Bắc Mỹ. Từ năm 2003, Đoàn kịch rối Bunraku Bay, đặt trụ sở tại Đại học Missouri, Columbia, Missouri, đã diễn tại các nơi gặp mặt vòng quanh nước Mỹ, bao gồm Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Kennedy và Viện Smithsonian, cũng như ở Nhật.
2.2.2. Kabuki ( 歌舞伎)
Kabuki là một loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản, là một hình thức
biểu diễn tổng hợp cả âm nhạc và vũ đạo.
Lịch sử Kabuki bắt đầu từ năm 1603 với sự kiện một cô gái phục vụ trong đền thờ thần đạo ở Izumo Taisha tên là Okuni bắt đầu biểu diễn kịch với một phong cách mới ở Kyoto. Toàn bộ các vai diễn trong vở kịch đều do diễn viên nữ thực hiện. Phong cách này ngay lập tức trở nên nổi tiếng và được nhiều đoàn kịch khác mơ phỏng, từ đó Kabuki
được biết đến như một loại hình sân khấu mới.
Trong ba thập niên đầu thế kỷ XVII, tất cả diễn viên Kabuki đều là nữ giới, và
diễn xuất của họ ít nhiều mang tính nhục thể nên cuốn hút khán giả trong đó có một bộ phận nam giới khơng đứng đắn. Đó chính là lý do dẫn đến việc chính quyền đương thời cấm phụ nữ tham gia biểu diễn nghệ thuật sân khấu từ năm 1629.
Mặc dù bị cấm, hình thức biểu diễn Kabuki vẫn còn tồn tại do nhu cầu thưởng
thức của đông đảo công chúng. Thay cho các nữ diễn viên của thời kỳ trước là các diễn viên nam trẻ tuổi. Tuy có sự thay đổi diễn viên nhưng vẫn tồn tại nhiều tiêu cực liên quan đến vấn đề tính dục, do đó hình thức này tồn tại đến năm 1652 thì cũng bị chính quyền cấm trình diễn.
Từ năm 1653, chỉ có đàn ơng trưởng thành mới được diễn Kabuki. Trong thời gian này Kabuki được gọi là Yarō kabuki (野郎歌舞伎), nghĩa là Kabuki nam giới. Tất cả các vai trong vở kịch Kabuki đều do đàn ông diễn. Các diễn viên nam chuyên đóng các vai
nữ được gọi là Onnagata hay Oyama (đều viết bằng kanji là 女形). Diện mạo bên ngoài của Onnagata rất giống phụ nữ nhờ cách trang điểm đậm. Tuy nhiên, giọng nói của diễn viên mô phỏng phụ nữ khơng phải là giọng nữ thật sự nên rất khó nghe.
Sau hơn 250 năm cấm phụ nữ trình diễn Kabuki, Onnagata đóng vai trị trung tâm trong nhà hát Kabuki. Cho đến trước khi lệnh cấm bị bỏ năm 1879, nghệ thuật Onnagata
66 vẫn rất hấp dẫn cơng chúng. Vì vậy, mặc dù lệnh cấm đã bị bãi bỏ, vai trò của phụ nữ khơng cịn quan trọng nữa vì đàn ơng đã có được các kĩ năng diễn những vai loại này.
Hình 2.33: Tranh khắc gỗ của Utagawa Toyokuni mô tả khung cảnh nhà hát Kabuki [72]
Kabuki đạt đến sự phát triển cực điểm vào thời Genroku (1673 - 1735). Trong thời
kỳ này, Kabuki đi đến hoàn chỉnh về cấu trúc vở kịch, về vai trò của các nhân vật và
nhiều yếu tố khác trong nghệ thuật diễn xuất. Hơn nữa, Kabuki trong thời kỳ này còn trở nên nổi tiếng nhờ những vở kịch xuất sắc của nhà viết kịch Chikamatsu Monzaemon.
Vào giữa thế kỷ XVIII, Kabuki bị Bunraku thế chỗ trên sân khấu dành cho những tầng lớp bình dân cho đến khi được phục hồi sau cải cách Minh Trị 1868. Cùng với quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản và sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, Kabuki thời
cận đại cũng pha trộn phong cách truyền thống với những yếu tố hiện đại và bắt đầu mở rộng tầm ảnh hưởng trong tầng lớp thượng lưu của xã hội.
Sau chiến tranh thế giới II, Nhật Bản trải qua một thời kỳ khó khăn về mọi mặt. Tình hình đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa nói chung và Kabuki nói riêng. Mặt khác, sự u thích của cơng chúng dành cho Kabuki là động lực quan trọng giúp cho loại hình nghệ thuật này được khơi phục và tồn tại qua thời gian. Sau chiến tranh, những vở Kabuki truyền thống được biểu diễn theo hướng cách tân đã được cơng chúng đón
nhận nồng nhiệt. Cho đến ngày nay, Kabuki vẫn là một loại hình nghệ thuật sân khấu
67
Kabuki đã được UNESCO cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu
của nhân loại vào ngày 24 /11/2005.
Một số đặc trưng của nghệ thuật Kabuki Thiết kế sân khấu
Sân khấu Kabuki có một chỗ nhô ra gọi là hanamichi (花道), một đường đi bộ mở rộng về phía khán giả và cũng là lối ra vào của diễn viên. Okuni đã biểu diễn trên một sân khấu hanamichi cùng với đoàn tùy tùng của mình. Sân khấu này được sử dụng khơng chỉ làm đường đi hay lối lên xuống sân khấu chính, mà các cảnh quan trọng cũng được biểu diễn ở trên sàn này. Theo tiến trình phát triển của Kabuki, kỹ thuật thiết kế sân khấu ngày càng hiện đại và nhiều chức năng hơn, nổi bật nhất là các dạng thiết kế như sau:
Mawari-butai (sân khấu xoay) được phát triển dưới thời Kyōhō. Ban đầu kỹ thuật
này được thực hiện bằng cách đẩy sân khấu theo một vịng trịn nhờ một đường bánh xe ở phía dưới giúp di chuyển thuận tiện hơn. Khi đèn sân khấu mờ đi lúc dịch chuyển, người ta gọi đó kuraten . Thơng thường đèn vẫn được bật sáng gọi là akaten. Đôi khi việc
chuyển cảnh được thực hiện đồng thời với các hiệu ứng sân khấu. Khoảng 300 năm trước, sân khấu này lần đầu tiên được xây dựng ở Nhật Bản, và được thiết kế cho những pha chuyển cảnh nhanh chóng. Sân khấu này rất hữu dụng vì nó giúp chuyển cảnh mà khơng làm đứt quãng vở diễn.
Seri là các cửa sập trên sân khấu được dùng cho Kabuki từ giữa thế kỷ XVIII. Các
cửa sập này có thể mở lên và kéo để hạ diễn viên xuống hoặc dùng cho việc sắp đặt sân khấu. Cửa sập trong trạng thái mở lên trên được gọi là seridashi hay seriage, khi hạ
xuống được gọi là serisage hay serioroshi.
Chūnori (có nghĩa là “bay giữa không trung”) là một kỹ thuật, xuất hiện vào
khoảng giữa thế kỷ XIX. Với kỹ thuật này, trang phục của diễn viên được gắn vào một dây thép cho phép diễn viên có thể “bay lượn” trên sân khấu và/hay một số phần của khu khán giả. Tuy nhiên, ngày nay kỹ thuật này khơng cịn hấp dẫn cơng chúng nữa nên khơng cịn được sử dụng phổ biến.
Hiki dōgu: là loại thiết bị giống như xe đẩy, được dùng để thay đổi khung cảnh vở
diễn khi diễn viên vẫn cịn trên sân khấu và khơng cần khép màn, được sử dụng phổ biến từ thế kỷ XVIII. Thực hiện kỹ thuật này, các nhân viên sân khấu chạy vào thay đổi đạo
68 cụ, phông nền và các bối cảnh khác. Những nhân viên này, được gọi Kuroko (黒子), ln ln mặc tồn đồ đen và theo truyền thống được coi như là vơ hình. Những nhân viên này cũng giúp đỡ cho nhiều pha thay trang phục nhanh gọi là hayagawari (速換わり).
Trong các vở kịch, khi bản chất của một diễn viên đột ngột được phát lộ, các kỹ thuật như hikinuki (引き抜き) hay bukkaeri (物返り) thường được sử dụng. Hikinuki hay
bukkaeri được thực hiện bằng cách mặc chồng một phục trang này lên một phục trang
khác và nhờ nhân viên sân khấu cởi áo ngoài ra trước mặt khán giả.
Hình 2.34: Tranh vẽ của Masanobu Okumura (1686–1764) miêu tả lại sân khấu Ichimura-za vào thời Edo trong những năm đầu thập niên 1740 [75]
Các thể loại kabuki chủ yếu
Có ba thể loại kịch Kabuki chính: jidai-mono (時代物), sewa-mono (世話物) và
shosagoto (所作事).
Jidaimono có thể hiểu là loại kịch lịch sử, thường được lấy bối cảnh từ những sự
kiện trong lịch sử Nhật Bản. Trong thời Edo, luật kiểm duyệt tác phẩm nghệ thuật cấm nói đến các sự kiện đương thời và đặc biệt cấm phê phán Mạc phủ hay thể hiện Mạc phủ trong các vai phản diện. Tuy nhiên, cùng với thời gian, việc cấm đốn nghiêm ngặt này có nhiều thay đổi. Phần lớn các jidaimono, lấy bối cảnh là Chiến tranh Gempei vào
những năm 1180, những cuộc chiến Nanboku-chō vào những năm 1330, hay các sự kiện lịch sử khác. Thực ra, việc sử dụng những bối cảnh lịch sử, sự kiện lịch sử hay nhân vật lịch sử trong đó là để kín đáo ám chỉ các sự kiện đương thời.
69 Khơng giống như jidaimono nói chung là đề cập đến tầng lớp võ sĩ, sewamono chủ yếu lấy cuộc sống của tầng lớp bình dân làm đề tài phản ánh. Sewamono thường có chủ đề là những câu chuyện lãng mạn, trong đó có nhiều tác phẩm đề cập đến chủ đề tự sát vì tình. Tuy nhiên, các vở kịch sewamono thể hiện chủ đề này bị hạn chế và chịu nhiều sức ép từ dư luận xã hội.
Việc cảm thụ Kabuki được thể hiện qua thuật ngữ mie (見得), có nghĩa là diễn viên gây ấn tượng với khán giả bằng hành động diễn xuất. Nói cách khác, mie được hiểu là giá trị của vở diễn được khán giả cảm thụ qua điệu bộ, cử chỉ của diễn viên biểu lộ tính cách nhân vật.
Một đặc trưng quan trọng và rất nổi bật của Kabuki là nghệ thuật hóa trang (化粧). Để thực hiện việc hóa trang, các diễn viên dùng bột tạo nền trắng oshiroi, và kumadori
hay các đường nét phóng đại của khn mặt để tạo ra hình ảnh của thú vật hay các mặt nạ siêu nhiên. Màu của kumadori thể hiện tính cách của nhân vật: màu đỏ dùng để thể hiện sự giận dữ, lòng đam mê, anh hùng chủ nghĩa, sự chính trực, và các tính cách chính diện khác; màu xanh hoặc đen dùng để chỉ kẻ ác, sự ghen ghét, và các tính cách phản diện; màu xanh da trời dùng cho các thế lực siêu nhiên; và màu tím dành cho sự cao quý.
Cấu trúc vở kịch
Khác với kịch phương Tây chỉ được trình diễn trong vịng 2- 5 giờ, một vở diễn
Kabuki có khi kéo dài suốt cả ngày. Tuy nhiên, người ta cũng có thể chia vở diễn ra làm
nhiều phần để diễn trong những khoảng thời gian ngắn.
Cấu trúc của một chương trình biểu diễn kéo dài suốt ngày, giống như cấu trúc của