thành ngôn ngữ văn học
Bên cạnh việc sử dụng nhuần nhị hiệu quả vốn từ địa phương và lớp từ mang ấn tượng văn hóa sông nước, một điều cũng rất ấn tượng và độc đáo trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cho thấy khả năng vận dụng một cách sáng tạo nhằm biến ngôn ngữ “đời thường” của người bình dân thành ngôn ngữ văn học rất độc đáo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vấn đề này, theo chúng tôi, trước hết cần phải nói rằng, ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (từ ngôn ngữ người trần thuật đến ngôn ngữ của nhân vật) phần nhiều là “ngôn ngữ” của người dân sinh sống ở thôn quê, ruộng vườn chứ không phải là “ngôn ngữ” của người dân sinh sống ở thành thị. Có thể thấy, đa phần đối tượng mà Nguyễn Ngọc Tư phản ánh trong truyện ngắn của mình đều là những người dân sống ở thôn quê. Chính vì thế, khi đi vào tìm hiểu ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy, cách diễn đạt, cách hành văn của chị nhiều khi nôm na, mộc mạc, hóm hỉnh nên cũng rất dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm. Đây cũng là một bằng chứng khẳng định sự ảnh hưởng của môi trường và văn hóa vùng đất Nam Bộ đến nhận thức cũng như tư duy nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư. Dưới đây là một vài trường hợp tiêu biểu mà chúng tôi đã khảo sát:
Để diễn tả nỗi buồn, Nguyễn Ngọc Tư có những cách nói rất “bình dân” như: “buồn ác chiến”; (…Nhờ giữa hai bài hát có mục nhắn tìm con buồn ác chiến - “Cải ơi”);“buồn vô địch cấp huyện” (Mấy chuyện này may mà Xuyến giấu trong lòng, phải kể ra là buồn vô địch cấp huyện chứ sá gì cái mũi So Le nhỏ nhoi này - “Duyên phận So Le”); “buồn như sắp đâm đầu
xuống sông mà chết” (Dưới ghe ngó lên, mặt người phụ nữ buồn so, buồn
như sắp đâm đầu xuống sông mà chết - “Cái nhìn khắc khoải”), buồn chao
chát trong lòng (Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng…-“ Một
mối tình”)…
Để tả cảnh hành động bỏ chạy của ai đó, Nguyễn Ngọc Tư có những cách nói lạ như: “chạy xịt khói”, “chạy xà quần” , “chạy xấc bấc xang bang”, …
- “Thàn bùi ngùi, người ta Quách Phú Thành nổi tiếng Hồng Kông, tui thiếu có chữ h, lẹt đẹt bên hông Chợ Lớn. Nhiều bữa ế ngoi ngóp nằm nghe mưa dầm, nhiều bữa đứng soát vé bị đám du đãng địa phương rượt chạy xịt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một nét độc đáo nữa cho thấy khả năng sáng tạo nhằm biến ngôn ngữ “đời thƣờng” của ngƣời bình dân thành ngôn ngữ văn trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là chị rất hay sử dụng cấu trúc so sánh: “A như
B” trong quá trình hành văn của mình.
Đây là cách nói “vừa quen vừa lạ” rất sinh động và ngộ nghĩnh của nữ nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Điều này cho thấy ở chị một một ý thức lao động nghệ thuật rất nghiêm túc và có trách nhiệm. Không khó để chúng ta bắt
gặp hàng loạt cách nói so sánh này trong truyện của chị như:“chị ốm, mỏng
như cốm dẹp”; “một giọng nói mềm như lá lụa non”; “ý nghĩ ấy đầy như
nước tròm trèm lên mặt đập”; “tuồng thì giễu nhau ong óng như gà kêu
đẻ”; “ngón tay cái bấm trầu đã mòn khuyết như trăng mùng tám”; “tán cây còng bị tỉa nhánh chỏng chơ như bàn tay cụt”; “cái giọng rao chè như hát, từ đôi môi đã héo queo cất lên, cong vút, ngọt ngào mà nghe mịn màng
từng âm từng chữ”; “ai cũng nghe đau đau xót xót như ai lấy cật tre cứa tới
cứa lui trong lòng”; “giọng chú ngày càng khàn, nghe khen khét như nồi
cơm quá lửa”; “chiếc áo người vợ hiền hay vậy mà hát lụm cụm như chiếc
áo bà già”,“tóc đã rụng để lại cái trán rộng như sân bay Trà Nóc”.
Có thể nói, chính thói quen sử dụng từ ngữ như trên làm cho ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gần với ngôn ngữ hàng ngày của người dân nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, điều này góp phần tạo nên một văn phong trong sáng, giản dị, không cầu kì và có phần nào đó nôm na, mộc mạc, chân chất nhưng vẫn tạo được một hiệu quả cảm xúc và thẩm mỹ rất cao; giúp người đọc dễ dàng nhận ra Nguyễn Ngọc Tư với những cây bút đương thời với chị. Chúng ta cùng đọc một vài đoạn dưới đây của Nguyễn Ngọc Tư để thấy rõ hơn vấn đề này:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Con Ái tệ quá, nó bỏ chồng, nó theo người ta rồi. Biết nó hư thân vậy, má thà sanh cái hột gà, hột vịt còn hơn. Thôi, hết rồi, coi như đời này má không coi nó là con má nữa. Rồi má hỉ mũi cái rột: “con coi kỹ, có phải cái nhà thằng Trọng chỉ có đàn ông là sống được”. (Một mối tình )
Hay: “Ông dừng lại chỗ mấy cây tra, lấy tay rờ rẫm, săm soi từng cái
lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu năm mới gặp. Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng mắm già ngày xưa ông trồng để giữ đất khỏi lở, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu xuống cái đầu húi cua, bạc trắng của mình”. (Dòng nhớ)
Tóm lại, qua tìm hiểu ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề như sau:
Thứ nhất, điểm nổi bật và gây ấn tượng trước hết trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là ý thức khai thác và sử dụng hiệu quả vốn
từ địa phương Nam Bộ cũng như lớp từ ngữ gợi ấn tượng về “văn hóa sông
nước” mang đậm chất Nam Bộ.
Thứ hai, bên cạnh việc khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả vốn từ địa phương Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư còn cho thấy khả năng vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói hàng ngày (giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm) của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long một cách rất độc đáo. Có thể nói, tất cả những điều trên góp phần tạo nên giọng văn bình dị, chân chất, mộc mạc; một lối diễn đạt và hành văn trong sáng, không cầu kì nhưng duyên dáng, đậm đà và thật đáng yêu. Nói như nhà văn Nguyễn Quang Sáng khi ông nhận xét về
ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, là: “Thoại trong văn Tư không
hề bị lai, rặt Nam Bộ mà người ta đọc vẫn hiểu và cảm thấu trọn vẹn. Cái lớn nhất mà Tư làm được ở chỗ cổ có công nâng ngôn ngữ bình dân của người miền Tây thành ngôn ngữ văn học”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cuối cùng, nếu nói ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu tư duy của con người thì ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện rõ tư
duy nghệ thuật của chị về cách tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn
hóa. Nói một cách cụ thể hơn, qua cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ truyện ngắn của chị thể
hiện rất rõ những phẩm chất về văn hóa, xã hội và con người vùng Đồng
bằng sông Cửu Long một cách cụ thể và sinh động. Đặc điểm này ở góc độ
nào đó cũng có thể xem như “cảm hứng về nguồn” rất mãnh liệt trong cái
nhìn và tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa - một phong cách
riêng độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
1.Phong cách tác giả là một phạm trù cơ bản có ý nghĩa đặc biệt của
văn học. Với các tác giả có những đóng góp không nhỏ cho sự lớn mạnh của một nền văn học, nghiên cứu phong cách là một việc làm cần thiết và khoa học để khám phá quy luật văn chương đương thời, tôn vinh vẻ đẹp văn chương của họ. Khi tìm hiểu phong cách cần chú ý đến cái nhất quán, tạo nên bản sắc sáng tạo độc đáo riêng mà người đọc không thể nhầm lẫn với bất kì một nhà văn nào khác. Qua khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp một số phương diện đặc sắc văn chương Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi đã chỉ ra rằng
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có phong cách khá độc đáo. Một phong cách mà tác giả đã lặng lẽ, bền bỉ, thủy chung, nhiều lúc âm thầm để kiến tạo nên qua những tìm tòi nghệ thuật của mình trên vùng đất mà mình sống và sáng tạo.
2. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư thể hiện trên một hệ thống gồm nhiều yếu tố thống nhất nằm trong một chỉnh thể hữu cơ. Yếu tố chi phối cả hệ thống trở thành hạt nhân phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư là
bản sắc vùng văn hóa Nam Bộ với những nét đặc sắc. Trước hết, đó là những
nét đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất, cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác. Văn hóa sông nước cùng với tính cách cũng như cách đối nhân xử thế của con người Nam Bộ là hiện thực riêng của sáng tác Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn cùng thế hệ. Nguyễn Ngọc Tư cảm nhận con người trong dạng thức nhân bản đời thường. Trong quá trình sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư không lý tưởng hóa con người. Nguyễn Ngọc Tư cảm nhận rằng trong mỗi con người, ai cũng có những phẩm chất, những thói tật, những cái tốt, những cái xấu và đương nhiên phẩm chất phải là cơ bản làm nền tảng đạo đức bền vững. Theo Nguyễn Ngọc Tư, con người bao giờ cũng gắn với một gia đình, một quê hương, một nghề nghiệp. Ở đó, họ có những mối quan hệ, có niềm vui và nỗi buồn, có niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau. Xuất phát từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cảm quan nhân bản đời thường về con người, Nguyễn Ngọc Tư ít tìm đến những triết lý nhân sinh sâu sắc, mà từ cảm quan ấy, chị gửi niềm tin vào phẩm chất, vào sức sống bền bỉ dẻo dai của con người trong mọi hoàn cảnh. Nhà văn cảm nhận hiện thực cuộc sống tính đời thường phức tạp của nó. Cuộc sống “đời thường phức tạp ấy” có cả hạnh phúc lẫn bi kịch, thương mến lẫn khổ đau, ngọt ngào lẫn chua xót…Đó là nét khác biệt của văn chương Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn Nam Bộ khác.
3. Phù hợp với cảm quan về con người, thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có những đặc điểm riêng: Đó là chủ nghĩa đời thường trong xây dựng nhân vật văn học của Nguyễn Ngọc Tư với những người nghệ sĩ miệt vườn. Nam Bộ là vùng đất nổi tiếng với những gánh hát, những đêm nghe đàn ca bất tận vùng “miệt vườn”, bên những quán nhỏ vùng sông Tiền, sông Hậu. Ở đó có những người nghệ sĩ bình dân mà điêu luyện ngón nghề, những công chúng nghệ thuật lúc nào cũng sẵn sàng tham dự “cuộc chơi” nghệ thuật. Số phận những nghệ sĩ bình dân là một đề tài được nhiều nhà văn Nam Bộ quan tâm, xây dựng thành hình tượng nghệ thuật. Cùng với đó là hình tượng người nông dân Nam Bộ lam lũ, vất vả, “hai sương một nắng” chăm chỉ, cần cù, chất phác; xoay đủ nghề để kiếm sống và vẫn không thoát khỏi chữ “nghèo”. Nguyễn Ngọc Tư đã làm cho bức tranh đời sống hiện thực của Đồng bằng sông Cửu Long thêm phần sinh động. Chất thơ trong vẻ đẹp tâm hồn là nét riêng không thể trộn lẫn của Nguyễn Ngọc Tư. Chi phối thế giới nhân vật là quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn nhân ái.
4. Nguyễn Ngọc Tư bày tỏ lòng mình trước cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ bằng một phương tiện thẩm mĩ đặc thù - lối kể chuyện riêng, giọng điệu nghệ thuật và ngôn ngữ văn xuôi đặc sắc. Giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Nguyễn Ngọc Tư là giọng buồn nhưng không chán chường,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giọng điềm nhiên trầm tĩnh, giọng điệu tâm tình, tưng tửng, hóm hỉnh nhưng thấm thía và giọng điệu Nam Bộ đặc trưng. Giọng điệu chủ đạo này góp phần quan trọng nhận diện “gương mặt” văn chương Nguyễn Ngọc Tư. Ngôn ngữ văn chương Nguyễn Ngọc Tư mang một vẻ đẹp giản dị mộc mạc. Qua khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp chúng tôi thấy hệ thống ngôn ngữ Nguyễn Ngọc Tư rất dung dị, tự nhiên, đậm tính địa phương Nam Bộ. Biểu hiện rõ nhất trên ba phương diện: hệ thống từ địa phương Nam Bộ, lớp từ ấn tượng về “văn hóa sông nước”, sáng tạo và biến ngôn ngữ “đời thường” của người bình dân thành ngôn ngữ văn học.
5. Cũng như nhiều nhà văn khác, bên cạnh những thành công thì Nguyễn Ngọc Tư vẫn còn một số có thể gọi là “nhược điểm” trong nghệ thuật viết truyện: người đọc bắt đầu cảm thấy “nhàn nhạt” và ít nhiều lặp lại trong hệ thống đề tài mà chị chọn lựa. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Tư từ khi xuất hiện cho đến nay, vẫn được đánh giá là nhà văn trẻ đương đại, có sức viết khỏe và có khả năng sáng tạo dồi dào, mạnh mẽ, một nhà văn luôn làm chủ ngòi bút của mình. Cùng với khả năng tự học, tự tìm tòi, sáng tạo, chúng ta hoàn toàn tin tưởng chị sẽ tiến xa trên con đường nghệ thuật và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Vàng Anh. Khi người ta trẻ, NXB Hội nhà văn 1993.
2. Bakhtin. Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hóa Thông tin và Thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 1992.
3. Y Ban. Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, NXB Thanh Niên 2005.
4. Nguyễn Trọng Bình. Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, www.viet-studies.info ngày 13/09/2010.
5. Nguyễn Trọng Bình. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, www.viet-studies.info.
6. Nguyễn Trọng Bình. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa,
www.viet-studies.info.
7. Nguyễn Trọng Bình. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung tự sự, www.viet-studies.info ngày 26/09/2010.
8. Nguyễn Trọng Bình. Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
www.viet-studies.info ngày 23/09/2010.
9. Nguyễn Minh Châu. Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Trần Phỏng Diều. Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
Tạp chí VNQĐ ra ngày 14/06/2006.
11. Trần Thị Dung. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư qua
tập truyện Cánh đồng bất tận, www.viet-studies.info ngày 25/05/2010. 12. Trần Hữu Dũng. Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản miền Nam, Báo Diễn đàn,
tháng 02/2005.
13. Nguyễn Đăng Điệp. Văn trẻ có gì mới, Báo Văn Nghệ, số 41, ngày 08/10/2006.
14. Nguyễn Thị Hoa. Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện “Cánh đồng bất tận”, trên trang cogaiviet.blogs, ngày 06/03/2011.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15. Nguyễn Thị Thu Huệ. 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, NXB Hội nhà
văn, 2004.
16. Lê Thanh Huyền. Phong cách nghệ thuật R. Tagore trong truyện ngắn, Luận án tiến sĩ 20/03/2012.
17. Nguyễn Thị Thu Huyền. Phong cách văn xuôi Đỗ Chu, Luận văn thạc sĩ, 2010. 18. Trần Ngọc Hiếu. Hiện tượng tác giả “best-seller” trong văn học Việt
Nam: trường hợp Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí nghiên cứu văn học.
http://www.hieu.edu.vn.
19. Lê Thị Hường. Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay,
Tạp chí văn học, số 2 năm 1994.
20. Ngô Thị Diễm Hồng. Đặc điểm truyện ngắn hai cây bút nữ Phan Thị