Đặc trưng hệ thống từ vựng địa phương

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 101 - 103)

Có thể nói ấn tượng đầu tiên và dễ thấy nhất trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là khả năng khai thác và vận dụng nhuần

nhị và có hiệu quả vốn hệ thống từ địa phương Nam bộ để phản ánh và làm

bật nổi những nét văn hóa về vùng đất và con người vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Vấn đề này cũng có khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu

và bạn đọc xa gần đã đề cập. Trần Hữu Dũng trong bài viết “Nguyễn Ngọc

Tư, đặc sản miền Nam”, cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình… Cái đầu tiên làm người đọc

choáng váng (một cách thích thú) là phƣơng ngữ miền Nam trong truyện của

Nguyễn Ngọc Tư” [12,1]. Hay Nguyễn Văn trong “Giao thừa của Nguyễn Ngọc Tư”, cũng cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư có một lối viết văn tự nhiên, không màu mè, không gượng ép, không làm dáng như những người hay quen thói khoe chữ theo khuynh hướng gọi là “hiện đại” để tỏ ra mình “tinh tế”.

Văn của Nguyễn Ngọc Tư dùng phƣơng ngữ Nam Bộ tối đa”. Những nhận

xét trên là không sai nhưng phần nhiều vẫn còn rất chung chung, vì thế chúng tôi thấy cần phải nói cho rõ hơn như sau:

Trước hết, người đọc không khó để bắt gặp trong truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư một hệ thống từ địa phương thể hiện cách xưng hô khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có những lớp từ riêng biệt.

Dễ thấy nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là lớp từ chỉ cách gọi tên người trong quá trình giao tiếp rất đặc trưng của người miền Tây Nam Bộ theo kiểu gọi tên theo thứ tự sinh ra trong gia đình như: “Anh Hai”, “Anh Năm”, “Ông Tư”, “Thiếm Sáu”… Hoặc không thì gọi kèm tên thật với thứ tự

sinh như: Hai Nhớ, Tư Bụng, Tư Đờ, Chín Vũ, Út Vũ, Út Thà,…

Trong xưng hô với người trong gia đình, Nguyễn Ngọc Tư rất thường hay sử dụng lớp từ: “má”, “tía”, “chế”,“má sắp nhỏ”, “má con tao”,“má nó”, “ba thằng …”, “ba nó”, “bà nó”, “mầy”, “tao”,“bây”, “tụi bây”, “tụi nó” “mấy đứa nhỏ”, “sắp nhỏ”,…

- Tao thương Thầy quá. Nhớ Thầy quá. Tao thèm gặp Thầy, gặp anh em.” (Ngọn đèn không tắt)

- “Thằng Tứ Hải, đem mấy đứa nhỏ qua ngủ với má con tao nì. Để không ngói rớt trúng đầu, tội nghiệp tụi nó lắm nghen.” (Nhà cổ)

Nói về việc sử dụng từ địa phương trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc

Tư không thể không đề cập đến hệ thống từ thể sắc thái biểu cảm của người

nói đặt ở cuối những câu cảm hay câu nghi vấn. Đây cũng là lớp từ rất đặc

trưng trong ngôn ngữ giao tiếp của người miền Tây Nam bộ như: “á”, “à”,

“hen”, “hôn”, “phải hôn”, “vậy”, “nghe”, “nghen”, “vậy nghen”,“chớ”, “chớ bộ, “mà”, “lận”, “quá chừng”, “quá trời”, “vậy à”, “vậy cà”, „bộ”, “hả”, “ha”…

- “Con Cải tui về đây nè, bà con coi, nó lớn quá chừng hen (Cải ơi)

- “Cho bỏ tội mê cờ, nghen (Hiu hiu gió bấc)

- “Con Huệ nó dứt tình lẹ quá ha, dứt cái “rụp” (Huệ lấy chồng)

- “Tối nay lại chỗ tao nghe cải lương, nghe bây” (Cuối mùa nhan sắc)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - “Tôi tháo vách thiệt à, cô Hậu” (Một trái tim khô)

- “Mấy đứa con nít khen dì giống cô Tấm trong truyện cổ tích quá

trời”! (Chiều vắng)

Ngoài ra, đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc dễ dàng

nhận ra một hệ thống từ biến âm thể hiện rõ đặc trưng ngôn ngữ của người

dân vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long so với người dân ở các vùng miền khác như: ổng (ông ấy), bả (bà ấy), ảnh (anh ấy), chỉ (chị ấy), biểu (bảo), bịnh (bệnh), sanh (sinh), gởi (gửi), kinh (kênh), ác nhơn (ác nhân),…

Bước đầu chúng tôi cũng thống kê được khoảng trên dưới 40 biến âm trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như thế. Hệ thống từ biến âm này được lặp lại khá thường xuyên trong ý thức sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư góp phần làm cho ngôn ngữ truyện ngắn của chị “thuần chất Nam Bộ”.

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)