Quan niệm về giọng điệu

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 83 - 84)

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên sự khác nhau giữa các nhà văn và sức hấp dẫn của tác phẩm. Giọng điệu là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả. Giọng điệu của tác phẩm ở mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm miêu tả cũng như cách cảm nhận về chúng. Chỉ những nhà văn thực sự có tài năng mới có giọng điệu riêng. “Đó chính là đặc điểm chủ yếu của một tài năng sống độc đáo” (M.B. Khrapchenco)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ sở của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Biểu hiện của giọng điệu rất đa dạng. Ứng với mỗi trạng thái tâm lý của con người là một

sắc thái giọng khác nhau. Trong “Thi pháp truyện Kiều”, Giáo sư Trần Đình

Sử cho rằng: Giọng điệu được thể hiện ở tiếng nói, điểm nhìn của chủ thể, ở quan hệ của chủ thể tác giả với cái được miêu tả…Mỗi giai đoạn văn học có giọng điệu riêng. Văn học Trung đại có giọng “Ngôn chí”, thơ trữ tình điệu ngâm. Văn học Cách mạng lại có giọng điệu khẳng định, tự tin, rưng rưng về cái cao cả, anh hùng. Văn học sau chiến tranh lại là giọng điệu vừa phê phán vừa chua chát, thậm chí cay nghiệt. Còn văn học hiện nay, giọng điệu cơ bản là gì? Có lẽ vẫn là sự tiếp nối giọng điệu sau 1975, nhưng đi sâu vào giọng điệu giễu nhại, hoặc từng trải, triết lí.

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư luôn có cảm hứng suy nghĩ, trăn trở về con người, về tình yêu, mối quan hệ giữa con người với con người. Nó được nhìn bằng một tâm hồn đậm phong cách Nam Bộ “nghĩ sao nói vậy”, không màu mè chau chuốt và đậm chất nữ tính. Giọng điệu của Nguyễn Ngọc Tư là một giọng điệu rất riêng, ám ảnh dễ nhớ, chỉ cần đọc một lần cũng có thể nhớ được giọng văn của chị. Đó là giọng văn thủ thỉ, tưng tửng nhưng đầy ám ảnh. Dường như nhà văn không có ý định gửi thông điệp mà cũng chẳng triết lí gì về cuộc sống. Mọi thứ cứ tự phơi bày, lên tiếng thật phóng khoáng, bộc trực. Giọng văn này không bộc lộ trực tiếp mà đan xen pha tạp với nhiều giọng điệu khác như: Giọng điệu Nam Bộ đặc trưng hay giọng văn trong sáng giàu nhạc điệu.

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 83 - 84)