Khái niệm nhân vật văn học

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 38 - 39)

Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là trung tâm mọi sự miêu tả nghệ thuật. Nhân vật trong văn học có thể là con người, con vật, đồ vật. Nhân vật có thể có tên hay không có tên. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản mà qua đó, văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như “thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong Truyện Kiều [41.162]. Cuốn Từ điển Tiếng Việt cho rằng: Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật [69.705].

Còn theo Giáo trình lý luận văn học thì nhân vật văn học được quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thể là những sự vật, loài vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật dế mèn, võ sĩ bọ ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng, là bông hoa hồng trong thơ Hồ Chí Minh,...Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [36.126].

Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật văn học rất phong phú, nó có thể là loài vật, đồ vật…nhưng chủ yếu là con người. Sự thể hiện nhân vật cũng ở những hình thức rất đa dạng. Dù nhân vật là thế giới loài người hay loài vật nó đều có vai trò rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn, nó làm nên linh hồn của tác phẩm.

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)