Khái niệm cốt truyện

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 78 - 79)

Như ta đã biết, cốt truyện là: “Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch”[39.85]. Trong đó cốt truyện của truyện ngắn “thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người.”[39.304]. Và hiểu một cách đơn giản như kinh nghiệm của Nguyễn Quang Sáng “truyện ngắn phải có “chuyện” tức phải kể cho người khác nghe được”, cái được kể ở đây chính là cốt truyện.

Cốt truyện có hai tính chất cơ bản. Một là tính liên tục hữu hạn trong trật tự thời gian, sự kiện này đặt sau sự kiện trước và cứ thế cho đến kết thúc.

Hai là các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa. Các sự kiện trong đời sống có vô vàn mối quan hệ và không biết đâu là mở đầu, đâu là kết thúc. Hai tính chất nêu trên là thuộc tính nghệ thuật làm cho cốt truyện văn học tách ra khỏi mối quan hệ chằng chịt trong cuộc đời để tập trung thể hiện ý nghĩa nào đó mà nhà văn muốn thể hiện.[38.56].

Cốt truyện thực hiện các chức năng rất quan trọng trong tác phẩm: Một nó gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của một nhân vật; hai là bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người (xã hội, tâm lý, đạo đức,…), ba là tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh. Nắm bắt đúng chuỗi các sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiện là bước khởi đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức tranh đời sống và hiểu ý nghĩa của tác phẩm.

Cốt truyện có chức năng thứ tư, rất quan trọng là gây hấp dẫn. Nhiều tác phẩm thuộc loại phiêu lưu, võ hiệp, tình ái, truyện cười…nhờ cốt truyện có nhiều biến cố ngẫu nhiên, bất ngờ mà có sức hấp dẫn mạnh đối với người đọc [38.57].

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)