Người nông dân Nam Bộ

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 45 - 53)

Truyện của Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn đi trước như Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh đa phần hướng tới những tình cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận buồn của những con người nhỏ bé, dù họ là nông dân hay nghệ sĩ. Khảo sát bốn tập truyện: “Giao thừa”, “Cánh đồng bất tận”, “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác”, “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, chúng tôi thấy tỉ lệ những truyện trực tiếp nói về cái nghèo là 28/44, những truyện còn lại người đọc cũng dễ dàng cảm nhận được cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu của những người nông dân lam lũ. Các nhân vật chính trong tác phẩm là người nông dân chiếm tỉ lệ 23/44. Nhân vật trong truyện thường là những con người dưới đáy xã hội, cuộc sống tăm tối nghèo nàn, không tương lai. Họ là những con người thấp cổ bé họng, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những vấn đề thời sự xã hội đương thời. Họ phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống: làm ruộng, chăn vịt chạy đồng, gánh nước thuê, chèo đò,...tuy nhiên vẫn không thể thoát khỏi sự nghèo khổ. Họ không có nhà để nương thân, sống trong những căn chòi tạm bợ, lẻ loi cô độc giữa cánh đồng, hay những căn nhà lá ọp ẹp, cũ mèm, những căn nhà ổ chuột nơi góc cùng tăm tối một ngoại ô, hay nằm sát ngay giữa nghĩa địa vắng vẻ, xác xơ. Đó là không gian sống của những người lao động nghèo.

Gắn bó chặt chẽ với nếp sinh hoạt của các nhân vật là những dòng sông, những cánh đồng với nắng và gió. Chăn vịt chạy đồng là một nghề quen thuộc của người dân miền Tây Nam Bộ. Dân gian có câu “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”, chẳng ai “muốn” nghèo, bởi chăn vịt là một nghề cơ cực và đầy rủi ro, đàn vịt hàng trăm con có thể chết vì dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cúm gia cầm bất cứ lúc nào. Biết vậy, họ vẫn phải chăn vịt, và những người làm nghề chăn vịt chạy đồng đều có cuộc sống tạm bợ, phiêu bạt lênh đênh

trên sông nước, nay đây mai đó như ông già chăn vịt trong “Cái nhìn khắc

khoải”. Ông đã từng tham gia chiến tranh, trở về vợ đã chết vì đạn pháo. Ông sống một mình giữa bầy vịt khiến mấy người bạn lang bạt của ông lần nào cũng cằn nhằn: “Cha nội nầy sống thấy rầu quá trời đất, mai mốt con vị xiêm nó chết rồi, để coi ông sống với ai”.

Cuộc mưu sinh và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt cũng như sự dữ dội, bất chắc của nghề chăn vịt trong “Cánh đồng bất tận” khiến người đọc không khỏi rùng mình. Không như những người chăn vịt chạy đồng khác, thường trở về nhà khi hết mùa lúa chín, cha con Nương vẫn phải sống lang thang: “Đàn vịt đưa chúng tôi đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác. Đôi khi không hẳn vì cuộc sống”. Bởi mục đích người cha chọn nghề này vì muốn lìa bỏ quê hương, để mải miết chạy theo hành trình trả thù đàn bà mà không biết rằng ông đang hủy hoại chính cuộc đời mình và những đứa trẻ vô tội. Hình ảnh “Họ rải vôi trên những hố chôn lớn bằng mấy khẩu đìa cộng lại. Họ chọn những con vịt còn sống, còn giãy giụa, còn gào thét vào bao tải, buộc miệng và quăng xuống đó” không có gì xa lạ trong thời điểm diễn ra dịch cúm gia cầm trên cả nước. Góp thêm vào bức tranh điêu tàn đó là một cảnh tượng đầy ám ảnh: “Sáng sau, người ta tìm được một người chăn vịt nằm sát mép hố, mắt chong chong ngó trời không chớp, miệng sủi ra thứ nước bọt, trong vắt như bọt cua nhưng hôi nồng nặc. Chai thuốc trừ sâu lăn lóc cạnh đó đã cạn tới giọt cuối cùng”[58]. Bối cảnh xã hội hiện thời thấp thoáng đan xen trong cốt truyện của chị là rất thật. Có thể nói, cuộc sống của những người chăn vịt chạy đồng lần đầu tiên được Nguyễn Ngọc Tư phơi bày một cách trần trụi như vậy. Đó là cuộc sống của người dân quê còn đậm vẻ hoang sơ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoang dã. Con người ít được học hành, đành tự học cách sống, tự thích nghi với cuộc đời, sống theo bản năng...ngay giữa thời hiện đại.

Hiện thực trong “Thương quá rau răm” lại phơi bày một hiện thực buồn thảm và nghèo nàn của nông thôn Nam Bộ, đặc biệt là ở những vùng cù lao xa tít “nằm gần cuối sông Dài” như Mút Cà Tha. Ở đây thiếu trầm trọng những dịch vụ chăm sóc y tế tối thiểu, thiếu trầm trọng đội ngũ y bác sĩ, thiếu thuốc men, những người tri thức trẻ về được một thời gian rồi sẽ lại ra đi. Người cù lao rất cần và quý bác sĩ, họ níu kéo bằng tất cả tình thương nhưng vẫn không giữ được chân người. Những đứa trẻ lớn lên, đi học thành tài rồi thì cũng không muốn trở lại cái xứ “khỉ ho cò gáy” này nữa. Họ đã phải trả giá cho sự nghèo khổ, cho nơi sinh sống heo hút của mình bằng chính mạng sống của họ. Tuy nhiên, cuộc sống dù còn tăm tối vì thiếu ánh sáng văn minh nhưng không làm vơi đi tình thương của ông già Tư Mốt với Mút Cà Tha này. Đói nghèo thường song hành cùng nỗi buồn. Nếu thể hiện được cái nghèo đặc sắc nhất thì đó là “Thổ Sầu”. Nhiều khi vì đói nghèo mà người ta khinh rẻ, cười cợt, khiến con người cảm thấy nhục nhã muốn chết như cha thằng Đậu. Ông không hiểu nổi tại sao những người khách du lịch khi đến Thổ Sầu lại háo hức đến mức vui sướng ra mặt khi nhìn thấy những căn nhà tả tơi, những đồ vật cũ kĩ, những lũ trẻ gầy nhom và đen đúa, cuộc sống nghèo đến mức không thể tin nổi: “Những căn nhà cột cặm gió thổi lá mục rơi lả tả, chiếc tivi đen trắng sài bình ắc quy làm thót tim bọn trẻ con khi vở cải lương vẫn còn dài mà khung hình chỉ còn chút xíu vì thiếu điện. Những cái cối xay bột bằng đá xám. Những cái vách buồng được đan bằng sậy giập” hay “một chiếc mùng chi chít những miếng vá nhiều màu, mấy cái đèn cóc lụn tim, chiếc giường ngủ ghép bằng thân tre chẻ hai, mắt tre dù đã chuốt kĩ vẫn gù lên lông chông”[59]. Cái nghèo “đạt” đến mức gần như thời nguyên thủy của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thổ Sầu lại có sức hấp dẫn khách du lịch kinh khủng vậy. Hiện thực cuộc sống chen lẫn hiện thực tâm trạng, một màu sắc tăm tối bao trùm lên những kiếp người nghèo khổ cả đời ngụp lặn trong vũng bùn của đời mình mà không thể thoát ra bởi một lí do hết sức phi lí: chính cái nghèo lại trở thành “cần câu cơm” của họ, để hấp dẫn khách du lịch. Thổ Sầu “không được phép” giàu. Để khách được “thưởng thức” nỗi buồn khổ, sự nghèo khó của đồng loại như một thứ đặc sản quý hiếm không thể tìm thấy ở nơi đô thị. Chung quy của cái buồn và nhục nhã đau đớn ấy cũng chỉ vì nghèo. Điều đáng nói ở đây là những con người đứng đầu một địa phương lại vạch ra một chiến lược kinh doanh kì cục và bất nhẫn đối với thân phận con người, đang tâm dìm Thổ Sầu trở lại nguyên thủy, đày đọa những con người nghèo khổ ngập chìm trong sự thiếu thốn vật chất và sự tổn thương tinh thần. Ngọc Tư đã miêu tả cái tình của con người Nam Bộ thật mặn mà, sâu đậm, đằng sau cái nhìn đó là nỗi đau về một vùng đất tăm tối, nghèo nàn.

Viết về đề tài nông thôn nhưng Nguyễn Ngọc Tư không chỉ đặt người nông dân trong “địa bàn” đồng ruộng, khi đất bị thu hẹp dần, chị còn đặt người nông dân vào những môi trường rộng lớn hơn, xa lạ hơn: đó có thể là ở thành phố, ở tỉnh, ở chợ,...để làm nổi bật sự lam lũ, sự thua thiệt, rủi ro của

người nhà quê so với những người thành phố. Truyện ngắn “Giao thừa”

mở cho chúng ta thấy cuộc sống khó khăn, nhọc nhằn của những con người từ ruộng ra phố bán dưa Tết, bán bông Tết. Công việc cực nhọc đầy may rủi, mà nguy cơ lỗ vốn luôn chực chờ. Họ đều phải bươn chải nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh, họ luôn phấp phỏng với nỗi lo âu “dưa trúng mùa cả núi vầy ăn gì cho hết”, “năm nay chắc thua rồi”[56]. Cảnh những quầy hàng bán dưa, bán bông trên bãi đất xác xơ trống trải đối lập với những tòa nhà cao tầng lộng lẫy, ngất ngưởng khiến người nông dân lam lũ ấy vẫn lạc quan trong tình yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với cuộc đời. Niềm vui của Đậm khi có Quý ở bên giúp đỡ trong khung cảnh sắp giao thừa gợi cho người đọc bao cảm xúc. Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư dù trong đói nghèo lam lũ nhưng biết vươn lên, khao khát hạnh phúc và tình yêu. Họ biết tìm cho mình một lối sống, một cách để yêu thương, để tự tin trước cuộc đời.

Truyện ngắn “Lỡ mùa” lại phản ánh một thực trạng đáng báo động ở

miền Tây Nam Bộ: do thái độ dửng dưng, vô trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo trước những vấn đề bức xúc của nông dân: vấn đề ruộng đất cho dân cày. Người dân nghèo ở Trảng Cò khổ vì không có đất canh tác do những quy hoạch “treo”. Có ai quan tâm tới họ không? Lãnh đạo có nghe tâm tư nguyện vọng của người dân trước khi quyết định một vấn đề liên quan đến đời sống của họ không? Rồi đây họ sẽ sống bằng cách nào? Tuyệt nhiên không ai đề cập đến. “Lỡ mùa” day dứt người được cũng vì lẽ đó.

Một trong những vấn đề bức xúc nhất của vùng đồng bằng sông nước

đó chính là vấn đề “dòng sông và những cây cầu” . “Qua cầu nhớ người”

câu chuyện nóng bỏng, bức xúc khi xã Đội Đỏ - một xã anh hùng mà không có lấy một cây cầu bắc qua sông Dài. Cái khát vọng chính đáng và hết sức bình dị ấy của người dân chỉ được thực hiện khi Hai Nhỏ cầm cố hết đất vườn để tự nguyện xây một cây cầu. Tại sao chỉ có một cây cầu bắc qua một khúc sông nhỏ chưa đầy năm chục sải tay mà lại trở thành ước mơ xa vời đối với chừng ấy con người ngay giữa thời hiện đại? Tại sao chính quyền địa phương không giải quyết mà phải đợi chờ những người dân dám nghĩ dám làm, không toan tính thiệt hơn như Hai Nhỏ, Năm Hiệp ra tay thì đôi bờ thương nhớ mới được xích lại gần nhau hơn. “Qua cầu nhớ người” chính là nhớ cái ơn, cái tình của những người nông dân nghèo mà hào hiệp, không toan tính, giàu lòng yêu quê hương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lớn lên từ đồng ruộng quê hương, là một người con của Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đồng cảm sâu sắc về thân phận người nông dân. Chị luôn bộc lộ tình cảm yêu mến đối với những con người hai sương một nắng gần gũi và thân thương với mình. Hiện thực cuộc sống nông thôn Nam Bộ được phơi bày trong sáng tác của chị khiến người đọc không khỏi giật mình. Đôi khi cảnh nghèo khó vẫn hiện lên qua những chi tiết rất “vô tình” khiến người đọc dễ dàng hình dung một cuộc sống thiếu thốn về vật chất: Đó là những “ngôi nhà lá cũ mèm” mà mỗi mùa gió chướng đều là nỗi lo vì không biết nó sẽ sập lúc nào, “cái lồng bàn bằng tre đậy mâm cơm được lợp thêm một lớp vải, nếu không mọt trên trần nhà rắc xuống như người ta rắc tiêu xay, mấy bộ ván mọt gặm lởm chởm, đi trong nhà luôn phải đề phòng nước rớt, mấy cây cột bị mối gặm lam nham, búng ngón tay nghe kêu bộp bộp...”[59]. Cái nghèo hiện lên qua những vật dụng cũ kĩ, lạc hậu hoàn toàn xa lạ với xã hội hiện đại: cái bình trà sứt vòi, cái lu đựng nước mưa, cái nhà tắm làm bằng lá dừa,

“chiếc ti vi đen trắng mỗi lần mở phải đập thùm thùm; vài xâu cốm gạo treo trên vách, mấy hũ kẹo, bánh ngọt, tiêu tỏi để bên nầy, trái cây như khóm, bí rợ, khoai lang thì chất thành hàng bên kia; qua lối sinh hoạt kiểu ăn đong hàng ngày: mỗi chiều về mua một ngàn mỡ nước, năm trăm bột ngọt, năm trăm tỏi, năm trăm tiêu; qua những “gia tài” chỉ là gánh chè rong, chiếc xe kẹo kéo, đàn vịt, chiếc ghe nhỏ...”[58]. Sự chân thực hiện lên qua những chi tiết miêu tả cảnh sinh hoạt hàng ngày của người dân vùng Nam Bộ. Đó là cảnh những người đàn bà ngồi giặt giũ dưới bến sông, hình ảnh họ mang xoong chảo ra bực sông chùi lọ nghẹ, săn đón ghe hàng bông, mua rau, và bán lại những quày chuối chín trong vườn. Rồi những cảnh đi xem biểu diễn cải lương trên những sân khấu tự dựng, hình ảnh chàng trai nằm trên ghe ca vọng cổ...Hay cảnh nằm đu đưa, thò tay có thể hái xoài ăn, nghe chim hót trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vườn, nghe cá quẫy dưới mương, ngắm vườn kiểng rồi ngủ thiếp lúc nào không hay. Tỉnh dậy thì ăn cá lóc nướng trui với nước mắm me, rượu đế nếp than, chơi đàn kìm...Đó là những chi tiết bình dị, gần gũi với lối sinh hoạt của người dân miền Tây sông nước, góp phần hình thành nên tính cách con người Nam Bộ nói chung.

Với một tấm lòng nhân hậu, yêu thương và đồng cảm sâu sắc, với sự quan sát tinh tế, Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện bức tranh đời sống của những người lao động nghèo khó trên quê hương miền Tây của chị. Họ không chỉ nghèo khổ mà còn gặp nhiều éo le ngang trái, khiến cho cuộc sống vốn đã vất vả lại càng thêm túng quẫn. Trong những tình cảnh éo le, ngang trái, Nguyễn Ngọc Tư muốn để họ tự bộc lộ những tâm tư, suy nghĩ, họ tự có những cách ứng xử...từ đó làm nổi bật tinh thần lạc quan và nghị lực vượt lên trên số phận. Vì vậy những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư đậm màu sắc hiện thực, nóng hổi chất đời thường như những trang kí sự chân thực, của một tấm lòng đôn hậu, một tài năng sắc bén và một bản lĩnh cứng cỏi của người cầm bút.

“Nếu ở hình tượng người nghệ sĩ, Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào tìm hiểu số phận của cuộc đời nghệ sĩ của họ thì ở hình tượng người nông dân Nam Bộ, tác giả lại nghiêng về khắc họa tính cách nhiều hơn. Đó là những con người hiền lành, chất phác, thật thà, nhưng tình yêu và tình người thì dạt dào như biển nước Cà Mau”[10.1]. Hình tượng người nông dân chiếm một số lượng khá lớn trong các tác phẩm của chị: 21/32 tác phẩm, tức là khoảng 66%

số lượng tác phẩm. Trong những năm 80, “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn

Giỏi đã dựng lên hình tượng người nông dân Nam Bộ khỏe mạnh, chất phác mà rất trọng tình nghĩa. Bây giờ, Nguyễn Ngọc Tư lại mang đến cho ta hình tượng người nông dân Nam Bộ cũng lam lũ, mộc mạc, tình nghĩa nhưng nín nhịn, giỏi chịu đựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng giống như người nông dân ở khắp mọi nơi, người nông dân Nam Bộ trong truyện Nguyễn Ngọc Tư là những người chăm chỉ, chất phác, hai sương một nắng làm lụng kiếm sống. Họ làm đủ nghề: Nghề chèo đò (Lương

-“Bến đò xóm Miễu”); nghề chăn vịt (Ông Tư Mốt - “Cái nhìn khắc khoải”); nghề gánh nước thuê (Tiên - “Nửa mùa”); nghề làm ruộng (Ông Ba Già -

“Lỡ Mùa”); nghề bán dưa (Đậm -“Giao Thừa”); nghề hát rong (Chú Đời -

“Đời như ý”); nghề ghe thuyền (Ông Chín - “Nhớ sông”)...

Xoay đủ cách, kiếm đủ nghề để sống, nghề nào cũng thấy vất vả, cực

Một phần của tài liệu phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)